- Biển số
- OF-341013
- Ngày cấp bằng
- 1/11/14
- Số km
- 1,410
- Động cơ
- 288,407 Mã lực
Đường dọc theo kinh bằng đất, những mương nhỏ nối với kinh xáng Xà No thì có mấy thân cây gòn bắt qua hoặc những tấm doanh (xi măng đúc) gá trên 2 cây xi măng song song . Do đó chúng tôi phải dừng xe đạp thường xuyên mà dắt qua mương . Vài chỗ có cầu . Nhà cửa thưa thớt .
Khoảng 2km thì có 1 cái nhà lồng chợ nhỏ xíu mà tang hoác vì chợ chỉ họp buổi sáng sớm khuya . Nhà lồng chỉ là vài cây cột chống 2 mái ngói và 1 nền gạch đã bể nát . Không có vách . Xem ra đã cũ lắm rồi, ít nhất 50 năm tuổi .
Phía bên bờ kia của kinh xáng Xà No (bờ Tây) thì nhà cửa thưa hơn và cầu khỉ . Cầu gòn thì có thể dẫn xe đạp chứ cầu khỉ là phải vác xe đạp . Nước lững lờ hơi trong . Chừng ít tháng nữa nước lũ đầy phù sa tràn về thì nước sẽ là màu nâu nhạt mang phù sa cho đất đai .
Nhiều mương người ta bịt lại miệng và nước chảy ra theo 1 ống dừa .
Nhà dọc đường đi đều có rào bằng cây như cây dâm bụt chứ không có rào kiểu sắt thép và xi măng . Nhìn vào thì thấy nhiều nhà mở cửa (ở phố phải đóng cửa) . Những người đi mua ve chai vẫn còn . Họ gánh 2 cần xé và có lẽ đi rất xa .
Người Miền Tây trong xa thì họ có thời gian cho nên ai siêng thì làm bánh cam bánh còng, bánh chuối, bánh bò, bánh ích, bánh lá dừa, xôi, v.v. đội hoặc gánh đi bán dạo . Tôi đếm có khoảng 15 người đi bán dạo đã qua hoặc vượt . Xem ra người dọc theo kinh này có thể kha khá và nhiều hơn (thêm lớp nhà phía sau nữa) cho nên nhiều người đi bán dạo .
Tôi ăn khá nhiều và nói với Tuyết:
- Anh rất chịu khó ăn để đánh giá và để xem xét . Vì mỗi vùng mỗi cách gói xôi riêng và trình bày riêng . Thậm chí cái bánh ú hay bánh lá dừa cũng có 1 chút khác nhau trong cách gói .
Tuyết cười:
- Không phải miệng anh thích ăn hàng à .
Nói vậy chứ Tuyết lấy sổ ra ghi ngay . Tuyết cũng công nhận là điều này (ít ai để ý vì quen thuộc). Tôi nhấn mạnh khách rất thích thú nhiều điểm nhỏ mà kết lên bức tranh hơn là cho cho khách vào các "khu du lịch sinh thái" (mới mọc lên khoảng 2 năm nay) để xem toàn bức tranh (nhưng chỉ trình diễn hơn là cuộc sống thật). Khách du lịch bụi thích ngồi bệt bên đường ăn gói xôi rồi ... tự do thả rác .
Tôi nhấn mạnh là rác hữu cơ tự nhiên thì phân hủy 100% không sao . Nhưng những thứ gì có nhựa thì cẩn thận với khách vì nhiều khách có thể giữ cho đến khi có chỗ bỏ (ví dụu nơi đốt rác). Suýt nữa tôi nói bên Mỹ miền quê không có xe rác, mỗi nhà có 1 khoảng để rác riêng để đốt . Vì quê thưa vắng nên đốt rác không có ảnh hưởng . Chứ ở phố thì phải chôn rác ở bãi hoặc có lò đốt đặc biệt để tránh ô nhiễm .
Tôi nghe và đọc sơ sơ về Một Ngàn . Chúng tôi cũng đến nơi thị tứ Một Ngàn . Nơi đây có chút gọi là chợ . Cái nhà lồng chợ mang dáng dấp kiểu chợ Bến Thành . Là có 1 chỏm tháp cao phía trước nhà lồng trên mái với vết tích có cái đồng hồ . Trong nhà lồng đìu hiu còn lại ít sạp bán . Các sạp khác họ đã dẹp từ khi Mặt Trời tràn đầy .
Con đường bằng xi măng mà đá lởm chởm ít được tu sửa . Nhà hay tiệm sát kinh khoảng 20 cái và có dấu hiệu lấn kinh . Có 1 bến đò khách chỉ còn ít chiếc tác ráng và 1 đò nhỏ có mái . Có đò đưa khách sang bờ bên kia kinh (để bên kia đi chợ) . Lúc này tôi mới thấy có xe gắn máy chạy và không biết họ chạy đi đâu xa hơn không (ví dụ chạy đến con lộ đi Vị Thanh ở phía Đông).
Có 1 quán hủ tiếu còn mở nên Tuyết cùng tôi ngồi ăn . Phải nói là dở . Ở quê mà . Cũng chỉ còn 1 bàn nhỏ bán bánh mì thịt . Tôi cũng mua lấy 1 ổ ăn thêm trong lúc Tuyết từ chối ăn thêm . Chúng tôi lại đi nhanh qua cái thị tứ nhỏ Một Ngàn đậm chất quê và cả chiều dài lịch sử khi mà kênh xáng Xà No làm xong . Nơi đây có con mương (rạch đúng hơn) to vuông góc với kinh xáng để đâm vào trong xa đưa nước vào ruộng hai bên bờ . Vào trong đó gọi là "Thứ", rồi từ "Thứ" sẽ đến "Xẻo" .
Trước 1975 thì vùng quanh Một Ngàn cũng là trận địa của các phe dai dẳng đến 1974 là chấm dứt .
Qua khỏi Một Ngàn thì bắt đầu lại con đường đất với những cây cầu gòn khó lái xe 2 bánh (phải dắt qua). Dù sao con đường đất duới nhiều cây bóng mát cũng dễ chịu .
(note: các bạn google earth thì thấy giờ mọi thứ không như lời kể vì dọc theo kinh xáng Xà No cư dân phát triển cực nhanh, bê tông hoá, cầu nhiều, nhiều xưởng và nhà máy, v.v.)
2018: Kênh Xáng Xà No, đoạn qua thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A là 1 trong 9 điểm có chất lượng nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng
Khoảng 2km thì có 1 cái nhà lồng chợ nhỏ xíu mà tang hoác vì chợ chỉ họp buổi sáng sớm khuya . Nhà lồng chỉ là vài cây cột chống 2 mái ngói và 1 nền gạch đã bể nát . Không có vách . Xem ra đã cũ lắm rồi, ít nhất 50 năm tuổi .
Phía bên bờ kia của kinh xáng Xà No (bờ Tây) thì nhà cửa thưa hơn và cầu khỉ . Cầu gòn thì có thể dẫn xe đạp chứ cầu khỉ là phải vác xe đạp . Nước lững lờ hơi trong . Chừng ít tháng nữa nước lũ đầy phù sa tràn về thì nước sẽ là màu nâu nhạt mang phù sa cho đất đai .
Nhiều mương người ta bịt lại miệng và nước chảy ra theo 1 ống dừa .
Nhà dọc đường đi đều có rào bằng cây như cây dâm bụt chứ không có rào kiểu sắt thép và xi măng . Nhìn vào thì thấy nhiều nhà mở cửa (ở phố phải đóng cửa) . Những người đi mua ve chai vẫn còn . Họ gánh 2 cần xé và có lẽ đi rất xa .
Người Miền Tây trong xa thì họ có thời gian cho nên ai siêng thì làm bánh cam bánh còng, bánh chuối, bánh bò, bánh ích, bánh lá dừa, xôi, v.v. đội hoặc gánh đi bán dạo . Tôi đếm có khoảng 15 người đi bán dạo đã qua hoặc vượt . Xem ra người dọc theo kinh này có thể kha khá và nhiều hơn (thêm lớp nhà phía sau nữa) cho nên nhiều người đi bán dạo .
Tôi ăn khá nhiều và nói với Tuyết:
- Anh rất chịu khó ăn để đánh giá và để xem xét . Vì mỗi vùng mỗi cách gói xôi riêng và trình bày riêng . Thậm chí cái bánh ú hay bánh lá dừa cũng có 1 chút khác nhau trong cách gói .
Tuyết cười:
- Không phải miệng anh thích ăn hàng à .
Nói vậy chứ Tuyết lấy sổ ra ghi ngay . Tuyết cũng công nhận là điều này (ít ai để ý vì quen thuộc). Tôi nhấn mạnh khách rất thích thú nhiều điểm nhỏ mà kết lên bức tranh hơn là cho cho khách vào các "khu du lịch sinh thái" (mới mọc lên khoảng 2 năm nay) để xem toàn bức tranh (nhưng chỉ trình diễn hơn là cuộc sống thật). Khách du lịch bụi thích ngồi bệt bên đường ăn gói xôi rồi ... tự do thả rác .
Tôi nhấn mạnh là rác hữu cơ tự nhiên thì phân hủy 100% không sao . Nhưng những thứ gì có nhựa thì cẩn thận với khách vì nhiều khách có thể giữ cho đến khi có chỗ bỏ (ví dụu nơi đốt rác). Suýt nữa tôi nói bên Mỹ miền quê không có xe rác, mỗi nhà có 1 khoảng để rác riêng để đốt . Vì quê thưa vắng nên đốt rác không có ảnh hưởng . Chứ ở phố thì phải chôn rác ở bãi hoặc có lò đốt đặc biệt để tránh ô nhiễm .
Tôi nghe và đọc sơ sơ về Một Ngàn . Chúng tôi cũng đến nơi thị tứ Một Ngàn . Nơi đây có chút gọi là chợ . Cái nhà lồng chợ mang dáng dấp kiểu chợ Bến Thành . Là có 1 chỏm tháp cao phía trước nhà lồng trên mái với vết tích có cái đồng hồ . Trong nhà lồng đìu hiu còn lại ít sạp bán . Các sạp khác họ đã dẹp từ khi Mặt Trời tràn đầy .
Con đường bằng xi măng mà đá lởm chởm ít được tu sửa . Nhà hay tiệm sát kinh khoảng 20 cái và có dấu hiệu lấn kinh . Có 1 bến đò khách chỉ còn ít chiếc tác ráng và 1 đò nhỏ có mái . Có đò đưa khách sang bờ bên kia kinh (để bên kia đi chợ) . Lúc này tôi mới thấy có xe gắn máy chạy và không biết họ chạy đi đâu xa hơn không (ví dụ chạy đến con lộ đi Vị Thanh ở phía Đông).
Có 1 quán hủ tiếu còn mở nên Tuyết cùng tôi ngồi ăn . Phải nói là dở . Ở quê mà . Cũng chỉ còn 1 bàn nhỏ bán bánh mì thịt . Tôi cũng mua lấy 1 ổ ăn thêm trong lúc Tuyết từ chối ăn thêm . Chúng tôi lại đi nhanh qua cái thị tứ nhỏ Một Ngàn đậm chất quê và cả chiều dài lịch sử khi mà kênh xáng Xà No làm xong . Nơi đây có con mương (rạch đúng hơn) to vuông góc với kinh xáng để đâm vào trong xa đưa nước vào ruộng hai bên bờ . Vào trong đó gọi là "Thứ", rồi từ "Thứ" sẽ đến "Xẻo" .
Trước 1975 thì vùng quanh Một Ngàn cũng là trận địa của các phe dai dẳng đến 1974 là chấm dứt .
Qua khỏi Một Ngàn thì bắt đầu lại con đường đất với những cây cầu gòn khó lái xe 2 bánh (phải dắt qua). Dù sao con đường đất duới nhiều cây bóng mát cũng dễ chịu .
(note: các bạn google earth thì thấy giờ mọi thứ không như lời kể vì dọc theo kinh xáng Xà No cư dân phát triển cực nhanh, bê tông hoá, cầu nhiều, nhiều xưởng và nhà máy, v.v.)
2018: Kênh Xáng Xà No, đoạn qua thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A là 1 trong 9 điểm có chất lượng nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng
Chỉnh sửa cuối: