[Funland] Trải nghiệm nhiều việc làm và những chuyến đi lang thang

aquatichung

Xe buýt
Biển số
OF-99917
Ngày cấp bằng
13/6/11
Số km
500
Động cơ
401,357 Mã lực
Cụ chủ rất chịu khó, miệt mài nâng đỡ các đôi, các em gặp trên hành trình trải nghiệm. Mỗi cuộc gặp là duyên định, là hình ảnh đẹp như giấc mơ trưa.. Chợt nhớ câu thơ này, tặng cụ chủ.
” Khi em khỏa thân.
Em có nhớ đến một người”.
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Đúng là đến lộ không xa bao nhiêu và không khó khăn . Con lộ tráng nhựa nhỏ đủ cho 2 làn xe . Tôi đạp xe cẩn thận vì trời chiều . Thấy trống là đạp thả luôn 2 tay để ăn bánh mì . Tôi đoán khoảng 30-35km và cần ít nhất 3 giờ mới đến trung tâm Cần Thơ, tức là trời đã tối . Không sao, dù gì tôi cũng phải nghỉ ngơi tại Cần Thơ rồi mới đi tiếp được .

Đường khá vắng vẻ . Thỉnh thoảng có xe đò chạy qua và tôi cũng làm biếng đón vì thích thoáng đãng và thưởng thức không gian Miền Tây . Không có gấp và không thời gian biểu thì cứ thong thả nếu sức khoẻ và ăn uống không đáng lo ngại . Đôi lúc nhìn những quán cóc nhỏ mái lá . Rồi những quán bia ôm bít bùng .

Lúc này nghe nhiều về gái Miền Tây làm việc cho quán bia ôm cũng hơi buồn . Các nhà máy đầu tư vào VN chưa nhiều thì lao động quá dư thừa . Tỉ lệ sinh con của Miền Tây hơn 3 con một gia đình trong lúc này là nỗi ám ảnh của Miền Tây khi dư thừa lao động .

Có thể gia đình tôi đi xa cũng là góp phần giảm gánh nặng, rồi rộ lên dân Đài Loan đến cưới vợ nữa . Xóm cũ tôi luôn lai rai có người xuất ngoại . Trong vòng 1-2 năm nữa thì xóm tôi đến nơi mới của tôi ở cũng 6-7 người vì hôn nhân và bảo lãnh . Mặt nào đó thì đi bớt khỏi Miền Tây là tốt vì giảm sức ép nhân mãn 1 phần tí xíu .

Tôi miên man đạp xe và nhập lại quốc lộ 1 . Đi một chút thì công nhân úa ra buổi chiều tối tan ca . Chắc là họ làm thêm ca vì giờ này đã chiều rồi . Áo xanh da trời nhạt cũng làm sáng lên một chút . Thấy đông quá tôi dừng lại xem . 99% họ là nữ . Không thấy xe công nhân mà cũng ít thấy xe đạp hay xe gắn máy nhiều . Có lẽ họ dân địa phương là chủ yếu . Nhà máy kiểu này cũng giải quyết được việc làm cho nữ quanh vùng .

Họ tan dần và men theo lề hai bên đường và khuất vào trong từ từ . Mùi cá tôm thoang thoảng họ mang ra vì đó là nhà máy chế biến thủy hải sản khá lớn . Từ đây trở đi thì dọc đường đông người ở . Nhà có cổng kín mít khá nhiều chứng tỏ an ninh không tốt cho mấy .

Đến cầu Cái Răng thì trời vàng và chuẩn bị tối trong ít phút . Tôi lại dừng sát lang cang giữa cầu nhìn xuống khu chợ nổi . Nơi đây sáng mai sẽ đông ... khách du lịch . Và tôi sẽ không bao giờ đi vì ... tôi là gốc dân quê Miền Tây và chẳng thấy hứng thú . Nếu làm "tua gai" thì đi vì đó là kiếm sống .

Tôi xuôi về ĐH CT và tìm đến chỗ trọ tối kia . Họ nhận ra và nói tôi hên còn dư 1 phòng . Tôi tăm rửa nằm nghỉ 10 phút rồi đạp xe đi dạo trong phố . Hồi xưa còn nhỏ tôi đến đây chỉ 1 đèn xanh đỏ . Đi khắp nơi không thấy . Giờ này đếm ít nhất 6 đèn xanh đỏ và xe gắn máy chảy thành từng dòng . Đúng là người đâu mà đông quá .

Ghé quán phở hôm kia để ăn 2 tô cho đã rồi lang thang cho đến gần khuya .

----


Một số địa phương "cái" sưu tầm được:

Cái Răng
Cái Tắc
Cái Nhơn
Cái Nhum
Cái Vồn
Cái Mơn
Cái Cạy
Cái Lớn
Cái Bé
Cái Bè
Cái Trầu
Cái Muối
Cái Sách
Cái Sắn
Cái Bát
Cái Bèo
Cái Huệ
Cái Vò
Cái Long
Cái Dầu
Cái Cắm

Theo nhiều nghiên cứu thì tên địa phương "cái" do người Khơ Me đặt .
 
Chỉnh sửa cuối:

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Cụ chủ đúng là luôn lãnh trọng trách của số phận là tác thành đôi lứa. Hic, e đọc thấy hay mà sao cứ man mác buồn :-?
Cụ chủ rất chịu khó, miệt mài nâng đỡ các đôi, các em gặp trên hành trình trải nghiệm. Mỗi cuộc gặp là duyên định, là hình ảnh đẹp như giấc mơ trưa.. Chợt nhớ câu thơ này, tặng cụ chủ.
” Khi em khỏa thân.
Em có nhớ đến một người”.
Cứ nghĩ là … cua gái không được nhưng cố viết cho ra vẻ :) :) :)

Mưu cầu hạnh phúc khó khăn và duyên chưa đến thì đành chịu .
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,678
Động cơ
325,512 Mã lực
Truyện hay thế này mà không biết mặt nhân vật nam chính thấy tò mò quá đi các cụ ạ ! :)
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Sáng sớm dậy thì tôi đi rảo chợ Rạch Ngỗng . Khu vực này xưa kia như giữa quê và phố, giờ này phố thật sự . Hy vọng quy hoặc lại đường sẽ rộng hơn và phố ngăn nắp hơn . Thấy quán hủ tiếu có người ăn mặc đàng hoàng ăn nhiều nên tôi ghé ăn . Hủ tiếu khá ngon . Xong rồi tôi đi mua xôi và ghé quán cà phê bắt chước kiểu Trung Nguyên .

Ngồi ăn xôi, uống cà phê, ăn thêm miếng bánh tây (để quán vui lòng) và xem phố phường sáng sớm cũng vui vì giờ này người đi làm đi học nhiều nên đủ dạng người trên đường phố . Nhớ lại thầy Hoàng Lôi thì tôi sẽ ghé khoa sư phạm xem thử cô con gái của thầy ra sao và nhắn lời thăm thầy .

Ăn uống và xem người qua lại xong thì tôi quay lại ĐH Cần Thơ tìm khoa sư phạm . Không khó tôi tìm đến mấy lớp Vật Lý năm thứ 1 thứ 2 và nhờ 1 sinh viên nhắn gặp (vì không thể vào gần lớp học). Khác với ĐH nơi tôi là khách có thể đi ngang lớp học .

Đến giờ giữa các lớp thì con gái thầy Hoàng Lôi gặp tôi . Cả hai thấy mắc cười . Cô ấy nói:

- Em có nghe ba em kể về anh . Ba em bị cảm nhẹ 2 hôm sau chuyến đi đó . Bây giờ ba em đã khoẻ và chạy xe rồi .

Có lẽ đi khuya và cảm lạnh nên thầy bị bịnh . Tôi mở lời mời:

- Anh muốn mời em ăn trưa nay và em có thể dẫn thêm 2-3 bạn . Anh sắp về quê và trở lại nơi sống hiện nay ít ngày sau . Chuyện của ba em rất hay và anh lấy làm cảm kích thật sự .

Cô gái có vẻ rất tự tin và đồng ý và cho tôi biết quán ở gần đây để tiện cho mọi người . Thời gian chờ thì tôi qua trường trung học cổ CVL (PTG cũ) đi vòng ngoài (chứ khó mà vào được). Từ cầu Cái Khế phóng tầm mắt trên con rạch về phía Tây thì thấy 2 bên đường khá đẹp . Nếu thiết kế lại hai bên bờ có đường chạy bộ thì hay . Bến Ninh Kiều thì nhiều cò cho tour du lịch trên sông làm phiền tôi quá chừng cho dù tôi nói đến đây chỉ để đi dạo .

Đến 11 giờ thì tôi chờ ở gần quán . 11:45 thì 3 cô gái đến và chúng tôi vào quán . Quán kiểu quán cho người làm văn phòng duy nhất ở đây vì cửa kính và máy lạnh . Cả 4 chọn thức ăn thức uống nhanh vì thời gian không cho phép rề rà . Thấy cũng vui vui khi được ăn chung với những sinh viên sư phạm .

Có vẻ cô con gái của thầy lanh nhưng thật thà . 2 cố kia thì khá nhạy bén về thời cuộc hơn . Họ hỏi về cuộc sống bà con ở Mỹ nhưng thiên về giới cao . Tôi chỉ mô tả gọn là người ở VN như thế nào thì qua Mỹ 90% sẽ như thế đó . Ví dụ từng học ở VN thì đa số nếu học lại sẽ được hoăc. dùng kiến thức đó mà từ từ áp dụng rồi cũng đi lên hoặc ra làm business riêng . Nhưng điều tiên quyết vẫn là English . Người kém học hoặc chưa làm quen với hiện đại ở VN thì khả năng bắt nhịp bị giới hạn . May mắn thì theo dòng cộng đồng để nương lên . Không thì chỉ là người bình thường như ở VN . Tôi ví dụ luôn ba mẹ tôi chỉ bình thường khi ở Mỹ vì ở VN cũng chỉ chừng đó .

Cả ba cô gái nghe tôi diễn giải và cười nói tôi khá thật thà và thầy cũng nói tôi thật thà qua cô con gái . Họ hỏi tôi là sau khi xong cử nhân xin việc khó sao không về VN làm kỹ sư CNTT. Tôi nói là chương trình dạy chỉ dạy lý thuyết, thực tế có khác phải áp dụng và học hỏi thêm . Tôi về VN thì chỉ bình thường như sinh viên trung bình của VN thôi chứ không hơn được . Do đó chuyện học và chuyện có kinh nghiệm làm được rất khác nhau . Sinh viên học giỏi thì có thể có cơ hội để có thể học trong việc làm và nắm bắt nhanh . Sinh viên học trung bình thì đa số làm bình thường và làm khác ngành .

Nói chung tôi giúp cho 3 cô gái không có mặc cảm về cái học ở VN . Thật sự là khi ai giỏi thì ở đâu cũng giỏi và khả năng nắm bắt sau khi ra trường rất nhanh . Còn sức học trung bình như tôi thì ra trường phụ thuộc rất nhiều vào may mắn .

Sau khi uống nước thì tôi đề nghị với cô con gái của thầy Hoàng Lôi:

- Nếu em muốn thì anh giúp em chuyển điểm học ở đây sang Mỹ học tiếp và có thể học đến cao học . Dĩ nhiên du học thì rất cao giá và chí phí rất cao . Anh giúp thì có thể học phí được hổ trở bởi chính sách riêng cho quốc tịch Mỹ như anh . Chuyện khác thì sự tự nhiên sẽ đến . Nếu không xảy ra thì em về lại VN với chi phí đi học xa cực rẻ và không ảnh hưởng gì đến cuộc sống riêng .

Thấy cô gái không hiểu thì 2 đứa bạn nói nhỏ cho hiểu . Cô gái đỏ mặt và từ chối:

- Em biết anh nói thật nhưng em thì chỉ muốn học cho xong và đi dạy ở quê thôi .

Thế là chúng tôi chia tay và tôi nhắn lời thăm thầy . 1 trong 2 cô bạn quay lại xin tôi e-mail và số phone nhà để hòng ... khi đổi ý . Nhưng tôi dám chắc là không bao giờ gặp lại và nói chuyện qua e-mail .

Bây giờ tôi đạp xe lững thững về quê . Có thể đến tối mới tới được .

 

dzungtq

Xe tải
Biển số
OF-86821
Ngày cấp bằng
27/2/11
Số km
225
Động cơ
410,995 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.muitenvang.vn
Sáng sớm dậy thì tôi đi rảo chợ Rạch Ngỗng . Khu vực này xưa kia như giữa quê và phố, giờ này phố thật sự . Hy vọng quy hoặc lại đường sẽ rộng hơn và phố ngăn nắp hơn . Thấy quán hủ tiếu có người ăn mặc đàng hoàng ăn nhiều nên tôi ghé ăn . Hủ tiếu khá ngon . Xong rồi tôi đi mua xôi và ghé quán cà phê bắt chước kiểu Trung Nguyên .

Ngồi ăn xôi, uống cà phê, ăn thêm miếng bánh tây (để quán vui lòng) và xem phố phường sáng sớm cũng vui vì giờ này người đi làm đi học nhiều nên đủ dạng người trên đường phố . Nhớ lại thầy Hoàng Lôi thì tôi sẽ ghé khoa sư phạm xem thử cô con gái của thầy ra sao và nhắn lời thăm thầy .

Ăn uống và xem người qua lại xong thì tôi quay lại ĐH Cần Thơ tìm khoa sư phạm . Không khó tôi tìm đến mấy lớp Vật Lý năm thứ 1 thứ 2 và nhờ 1 sinh viên nhắn gặp (vì không thể vào gần lớp học). Khác với ĐH nơi tôi là khách có thể đi ngang lớp học .

Đến giờ giữa các lớp thì con gái thầy Hoàng Lôi gặp tôi . Cả hai thấy mắc cười . Cô ấy nói:

- Em có nghe ba em kể về anh . Ba em bị cảm nhẹ 2 hôm sau chuyến đi đó . Bây giờ ba em đã khoẻ và chạy xe rồi .

Có lẽ đi khuya và cảm lạnh nên thầy bị bịnh . Tôi mở lời mời:

- Anh muốn mời em ăn trưa nay và em có thể dẫn thêm 2-3 bạn . Anh sắp về quê và trở lại nơi sống hiện nay ít ngày sau . Chuyện của ba em rất hay và anh lấy làm cảm kích thật sự .

Cô gái có vẻ rất tự tin và đồng ý và cho tôi biết quán ở gần đây để tiện cho mọi người . Thời gian chờ thì tôi qua trường trung học cổ CVL (PTG cũ) đi vòng ngoài (chứ khó mà vào được). Từ cầu Cái Khế phóng tầm mắt trên con rạch về phía Tây thì thấy 2 bên đường khá đẹp . Nếu thiết kế lại hai bên bờ có đường chạy bộ thì hay . Bến Ninh Kiều thì nhiều cò cho tour du lịch trên sông làm phiền tôi quá chừng cho dù tôi nói đến đây chỉ để đi dạo .

Đến 11 giờ thì tôi chờ ở gần quán . 11:45 thì 3 cô gái đến và chúng tôi vào quán . Quán kiểu quán cho người làm văn phòng duy nhất ở đây vì cửa kính và máy lạnh . Cả 4 chọn thức ăn thức uống nhanh vì thời gian không cho phép rề rà . Thấy cũng vui vui khi được ăn chung với những sinh viên sư phạm .

Có vẻ cô con gái của thầy lanh nhưng thật thà . 2 cố kia thì khá nhạy bén về thời cuộc hơn . Họ hỏi về cuộc sống bà con ở Mỹ nhưng thiên về giới cao . Tôi chỉ mô tả gọn là người ở VN như thế nào thì qua Mỹ 90% sẽ như thế đó . Ví dụ từng học ở VN thì đa số nếu học lại sẽ được hoăc. dùng kiến thức đó mà từ từ áp dụng rồi cũng đi lên hoặc ra làm business riêng . Nhưng điều tiên quyết vẫn là English . Người kém học hoặc chưa làm quen với hiện đại ở VN thì khả năng bắt nhịp bị giới hạn . May mắn thì theo dòng cộng đồng để nương lên . Không thì chỉ là người bình thường như ở VN . Tôi ví dụ luôn ba mẹ tôi chỉ bình thường khi ở Mỹ vì ở VN cũng chỉ chừng đó .

Cả ba cô gái nghe tôi diễn giải và cười nói tôi khá thật thà và thầy cũng nói tôi thật thà qua cô con gái . Họ hỏi tôi là sau khi xong cử nhân xin việc khó sao không về VN làm kỹ sư CNTT. Tôi nói là chương trình dạy chỉ dạy lý thuyết, thực tế có khác phải áp dụng và học hỏi thêm . Tôi về VN thì chỉ bình thường như sinh viên trung bình của VN thôi chứ không hơn được . Do đó chuyện học và chuyện có kinh nghiệm làm được rất khác nhau . Sinh viên học giỏi thì có thể có cơ hội để có thể học trong việc làm và nắm bắt nhanh . Sinh viên học trung bình thì đa số làm bình thường và làm khác ngành .

Nói chung tôi giúp cho 3 cô gái không có mặc cảm về cái học ở VN . Thật sự là khi ai giỏi thì ở đâu cũng giỏi và khả năng nắm bắt sau khi ra trường rất nhanh . Còn sức học trung bình như tôi thì ra trường phụ thuộc rất nhiều vào may mắn .

Sau khi uống nước thì tôi đề nghị với cô con gái của thầy Hoàng Lôi:

- Nếu em muốn thì anh giúp em chuyển điểm học ở đây sang Mỹ học tiếp và có thể học đến cao học . Dĩ nhiên du học thì rất cao giá và chí phí rất cao . Anh giúp thì có thể học phí được hổ trở bởi chính sách riêng cho quốc tịch Mỹ như anh . Chuyện khác thì sự tự nhiên sẽ đến . Nếu không xảy ra thì em về lại VN với chi phí đi học xa cực rẻ và không ảnh hưởng gì đến cuộc sống riêng .

Thấy cô gái không hiểu thì 2 đứa bạn nói nhỏ cho hiểu . Cô gái đỏ mặt và từ chối:

- Em biết anh nói thật nhưng em thì chỉ muốn học cho xong và đi dạy ở quê thôi .

Thế là chúng tôi chia tay và tôi nhắn lời thăm thầy . 1 trong 2 cô bạn quay lại xin tôi e-mail và số phone nhà để hòng ... khi đổi ý . Nhưng tôi dám chắc là không bao giờ gặp lại và nói chuyện qua e-mail .

Bây giờ tôi đạp xe lững thững về quê . Có thể đến tối mới tới được .
Uầy, đoạn này cụ Su tính xúc tép nuôi cò luôn đó phỏng :) :) :)
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Đường về quê tôi cứ thong thả, tôi đón được 2 chuyến xe đò cho nên tiết kiệm được 1 giờ tổng cộng .

Vào quê tôi thì tôi băng qua chiếc cầu sắt cũ kỹ đủ cho 1 xe đi qua . Dân số 2 bên đường đông gấp 3 . Cảm giác có cái gì đó dâng dâng trong lòng trộn lẫn vừa quá xa lạ và cũng cảm thấy có chút gì đó thân quen . Tôi cứ mong ai đó nhận ra trong trời chiều gần tối .

Cây cầu sắt cũ kỹ thời Mỹ . Xe hai bánh đông quá nên người ta làm cầu ván phụ thêm sát bên để xe 4 bánh có thể qua lại . Chiếc nào qua cầu thì phía bên kia phải có chiếc chờ . Tôi dừng gần cầu quan sát vì đây cũng là cây cầu kỷ niệm . Lúc "xưa" quanh cầu là vườn . Có 1 cái lô cốt xưa vẫn còn thì nay đã đập phá để làm chỗ dẫn cho cầu ván phụ . Lúc xưa lô cốt vẫn còn vì ... không ai có thể đập nó dễ dàng bằng búa . Giờ này có máy móc nhiều thì 1 giờ thôi người ta có thể dọn sạch không còn miếng xà bần nào . Thế là 1 "chứng tích chiến tranh" đau buồn được xóa đi .

Hồi xưa con nít hay tụ tập nơi đây để ... bắn ống thụt nhau vì nấp bắn sau những thanh sắt của lang cang rất vui . Nghĩ lại khá nguy hiểm nhưng con nít hồi xưa chúng tôi chẳng ai trông (canh chừng).

Bây giờ quanh ngã tư có mấy nhà trên 2 tầng và hơn 20 nhà . Đúng là khá tiện cho nhà gần cầu vì có kênh nhỏ và giao thông qua cầu chậm lại .

Qua cầu nhìn xung quanh tôi chẳng thấy ai quen cả . khoảng 1km thì đến cái chợ . Cái chợ hồi xưa có cái nhà lồng nhỏ . Quanh đó phát triển lên 3 dãy nhà xếp thành chữ U bao quanh nhà lồng có khoảng 25 căn . Giờ chữ U này lên 3-4 tầng và có thêm 1 nhà lồng đối diện sát bờ kênh dọc theo con đường để chuyên bán cá thịt để nhà lồng cũ không bị dơ và phố chữ U chuyên bán những hàng hoá cần sạch như vải, mỹ phẫm, v.v.

Nghĩa là chợ ở quê tôi phát triển cao và mở rộng nên thể tích cho lượng người ở chợ tăng lên 4-6 lần . Con đường qua chợ thì trước và sau khi qua chợ lên phố san sát cũng 50 căn nữa và lầu 3-4 . Do đó con đường trở nên đông .

Tuy chợ quê nhưng có đến 6 tiệm vàng lớn nhỏ . Đó là đặc điểm phố trong lòng quê . Người Miền Tây họ chỉ biết dành tiền khi cần qua mua vàng . Những người bán dạo với mặt hàng giá trị lớn họ sẵn lòng nhận những khoen vàng thay vì tiền . Do đó tiệm vàng hơi bị nhiều là vậy . Bán lúa và huê lợi thì người ta mua vàng nhẫn để dành . Sau đó bán lại để mua các thứ cho vụ mùa . Do đó ai làm tiệm vàng thường rất giàu .

Tiếc là con đường còn nhỏ quá và không mở rộng cho 2 xe hơi tránh nhau dễ dàng . Có lẽ hiếm có xe hơi nên lòng đường chỉ đủ 2 xe lôi tránh nhau vì bà con lấn chiếm bán dạo 1 tí . Xe honda hơi nhiều, đi chậm và len nhau . Ngạc nhiên xe đạp rất ít .

Tôi đi bộ dắt xe để mong muống chậm rãi thấy chợ quê nhà phát triển quá nhanh . Không biết lần về sau như thế nào . Nhưng vẫn chưa thấy có quán Internet nào vì dân quê chưa có nhu cầu về Internet . Rồi cũng có người nhận ra tôi .

Đó là Th bạn học hồi cấp 2 . Th đang bán mấy thứ trong cái mẹt trên lề . Th hỏi:

- Mới về chơi lần đầu hả . Nhìn sau thấy không già gì mấy .

Tôi chỉ hỏi thăm toàn lớp cũ . Hơn phân nửa qua Th nói thì đã tứ tán nơi xa . Con gái thì đứa nào cũng lấy chồng hết . Đứa lấy chồng chậm nhất cũng mới năm rồi . Bản thân Th có 2 đứa con rồi . Th hỏi tiếp:

- Lần này về cưới vợ hả ?

Tôi cười:

- Mới hụt 3 mối dọc đường nên phải về đây thăm mấy dì .

Th nói nghe nói tôi cũng giới thiệu cho mấy đứa em gái họ của tôi nhiều mối qua bên đó và sao thấy chưa đứa nào đi . Tôi nói cũng tùy . Làm quen phải cả năm, thăm rồi cưới và bảo lãnh cũng cần thời gian . Hy vọng sau Hè này thì qua bển vài đứa và lai rai sau đó . Đúng là dân quê truyền miệng biết hết . Th cười:

- D nó có đứa em gái . Nhớ không ? G(r)ảnh ghé qua xem mặt .

Tôi lại cười:

- Lại thêm một mối nữa .

Thấy có khách đến mua thì tôi tạm biệt Th đi tiếp . Xóm cũ của tôi còn 3km trong xa nữa mới đến .


 

Ben AV

Xe đạp
Biển số
OF-592424
Ngày cấp bằng
28/9/18
Số km
13
Động cơ
131,630 Mã lực
Tuổi
39
Đường về quê tôi cứ thong thả, tôi đón được 2 chuyến xe đò cho nên tiết kiệm được 1 giờ tổng cộng .

Vào quê tôi thì tôi băng qua chiếc cầu sắt cũ kỹ đủ cho 1 xe đi qua . Dân số 2 bên đường đông gấp 3 . Cảm giác có cái gì đó dâng dâng trong lòng trộn lẫn vừa quá xa lạ và cũng cảm thấy có chút gì đó thân quen . Tôi cứ mong ai đó nhận ra trong trời chiều gần tối .

Cây cầu sắt cũ kỹ thời Mỹ . Xe hai bánh đông quá nên người ta làm cầu ván phụ thêm sát bên để xe 4 bánh có thể qua lại . Chiếc nào qua cầu thì phía bên kia phải có chiếc chờ . Tôi dừng gần cầu quan sát vì đây cũng là cây cầu kỷ niệm . Lúc "xưa" quanh cầu là vườn . Có 1 cái lô cốt xưa vẫn còn thì nay đã đập phá để làm chỗ dẫn cho cầu ván phụ . Lúc xưa lô cốt vẫn còn vì ... không ai có thể đập nó dễ dàng bằng búa . Giờ này có máy móc nhiều thì 1 giờ thôi người ta có thể dọn sạch không còn miếng xà bần nào . Thế là 1 "chứng tích chiến tranh" đau buồn được xóa đi .

Hồi xưa con nít hay tụ tập nơi đây để ... bắn ống thụt nhau vì nấp bắn sau những thanh sắt của lang cang rất vui . Nghĩ lại khá nguy hiểm nhưng con nít hồi xưa chúng tôi chẳng ai trông (canh chừng).

Bây giờ quanh ngã tư có mấy nhà trên 2 tầng và hơn 20 nhà . Đúng là khá tiện cho nhà gần cầu vì có kênh nhỏ và giao thông qua cầu chậm lại .

Qua cầu nhìn xung quanh tôi chẳng thấy ai quen cả . khoảng 1km thì đến cái chợ . Cái chợ hồi xưa có cái nhà lồng nhỏ . Quanh đó phát triển lên 3 dãy nhà xếp thành chữ U bao quanh nhà lồng có khoảng 25 căn . Giờ chữ U này lên 3-4 tầng và có thêm 1 nhà lồng đối diện sát bờ kênh dọc theo con đường để chuyên bán cá thịt để nhà lồng cũ không bị dơ và phố chữ U chuyên bán những hàng hoá cần sạch như vải, mỹ phẫm, v.v.

Nghĩa là chợ ở quê tôi phát triển cao và mở rộng nên thể tích cho lượng người ở chợ tăng lên 4-6 lần . Con đường qua chợ thì trước và sau khi qua chợ lên phố san sát cũng 50 căn nữa và lầu 3-4 . Do đó con đường trở nên đông .

Tuy chợ quê nhưng có đến 6 tiệm vàng lớn nhỏ . Đó là đặc điểm phố trong lòng quê . Người Miền Tây họ chỉ biết dành tiền khi cần qua mua vàng . Những người bán dạo với mặt hàng giá trị lớn họ sẵn lòng nhận những khoen vàng thay vì tiền . Do đó tiệm vàng hơi bị nhiều là vậy . Bán lúa và huê lợi thì người ta mua vàng nhẫn để dành . Sau đó bán lại để mua các thứ cho vụ mùa . Do đó ai làm tiệm vàng thường rất giàu .

Tiếc là con đường còn nhỏ quá và không mở rộng cho 2 xe hơi tránh nhau dễ dàng . Có lẽ hiếm có xe hơi nên lòng đường chỉ đủ 2 xe lôi tránh nhau vì bà con lấn chiếm bán dạo 1 tí . Xe honda hơi nhiều, đi chậm và len nhau . Ngạc nhiên xe đạp rất ít .

Tôi đi bộ dắt xe để mong muống chậm rãi thấy chợ quê nhà phát triển quá nhanh . Không biết lần về sau như thế nào . Nhưng vẫn chưa thấy có quán Internet nào vì dân quê chưa có nhu cầu về Internet . Rồi cũng có người nhận ra tôi .

Đó là Th bạn học hồi cấp 2 . Th đang bán mấy thứ trong cái mẹt trên lề . Th hỏi:

- Mới về chơi lần đầu hả . Nhìn sau thấy không già gì mấy .

Tôi chỉ hỏi thăm toàn lớp cũ . Hơn phân nửa qua Th nói thì đã tứ tán nơi xa . Con gái thì đứa nào cũng lấy chồng hết . Đứa lấy chồng chậm nhất cũng mới năm rồi . Bản thân Th có 2 đứa con rồi . Th hỏi tiếp:

- Lần này về cưới vợ hả ?

Tôi cười:

- Mới hụt 3 mối dọc đường nên phải về đây thăm mấy dì .

Th nói nghe nói tôi cũng giới thiệu cho mấy đứa em gái họ của tôi nhiều mối qua bên đó và sao thấy chưa đứa nào đi . Tôi nói cũng tùy . Làm quen phải cả năm, thăm rồi cưới và bảo lãnh cũng cần thời gian . Hy vọng sau Hè này thì qua bển vài đứa và lai rai sau đó . Đúng là dân quê truyền miệng biết hết . Th cười:

- D nó có đứa em gái . Nhớ không ? G(r)ảnh ghé qua xem mặt .

Tôi lại cười:

- Lại thêm một mối nữa .

Thấy có khách đến mua thì tôi tạm biệt Th đi tiếp . Xóm cũ của tôi còn 3km trong xa nữa mới đến .
Truyện của bác hay quá, em đợi hàng ngày truyện của bác!
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Sếu đầu đỏ không về Tràm Chim

ĐỒNG THÁP - Đàn sếu đầu đỏ quý hiếm hàng nghìn con sau 30 năm gắn bó với Vườn quốc gia Tràm Chim, năm nay chúng không còn bay về kiếm ăn.

"Muốn ngắm chim thường phải đi trước 7h sáng, là lúc chúng rời tổ", nữ hướng dẫn viên Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) cho hay. Cô cũng nói, năm nay nước lũ thấp nên tour vào khu chim đẻ đã bị tạm đóng, du khách muốn ngắm sếu đầu đỏ thì càng khó hơn, vì phải đi vào mùa khô. Nhưng mùa khô năm nay, những người yêu sếu đã thất vọng não nề, khi chúng không còn về Tràm Chim kiếm ăn.

Một góc Vườn quốc gia Tràm Chim giữa tháng 11, năm nay đàn sếu chính thức không về nơi này kiếm ăn. Ảnh: Hoàng Nam

Một góc Vườn quốc gia Tràm Chim giữa tháng 11, năm nay đàn sếu không về nơi này kiếm ăn. Ảnh: Hoàng Nam

Vườn quốc gia Tràm Chim rộng 7.500 ha với 230 loài chim, 130 loài cá, 130 loài thực vật, được chia làm 5 tiểu khu. Trong đó, A1 và A5 được cho hoạt động du lịch. Các phân khu còn lại bao gồm A2 là bãi đẻ của chim, A3 bảo tồn các loài cá, A4 là bãi kiếm ăn chính của sếu đầu đỏ. 8 năm trước, nơi này được công nhận là khu Ramsar (khu bảo tồn ngập nước) thứ 2.000 của thế giới và thứ 4 của Việt Nam.

Cách vườn quốc gia hơn 2 km, buổi trưa ông Hai Niểu, 70 tuổi, cựu binh đã sống trọn một đời người ở Tràm Chim đang ngồi uống trà trước hiên nhà. Khi được hỏi về sự thưa dần của đàn sếu, già Hai không khỏi nuối tiếc. Ông bảo, dân gian thường gọi con sếu là xéo, hạc. Hơn 40 năm trước, sếu ở xứ bưng biền này nhiều vô kể, tầm 4h sáng là đã nghe chúng gáy vang cả một vạt đồng. Những hôm bộ đội hành quân, gặp buổi sáng sớm sương mờ, nhìn đàn sếu từ xa kiếm ăn đông nghịt hàng nghìn con, họ tá hỏa tưởng là quân địch.

"Có bận địch đi càn, xả súng từ máy bay, đàn xéo bay không kịp nằm chết như rạ, tụi lính đã bắt về làm thịt bớt. Nhưng khi máy bay rút đi, tụi tui mò đến xem, dưới đất vẫn còn xác cả trăm con", già Hai nhớ lại.

Ông Nguyễn Văn Niểu kể lại đàn sếu hàng nghìn con hơn 40 năm trước. Ảnh: Hoàng Nam

Ông Nguyễn Văn Niểu kể lại đàn sếu hàng nghìn con hơn 40 năm trước. Ảnh: Hoàng Nam

Cùng chung sự tiếc nuối, ông Nguyễn Hoàng Minh Hải - Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Vườn quốc gia Tràm Chim cho hay, không rõ sếu sống ở Tràm Chim từ khi nào, nhưng khoảng 34 năm trước, đàn sếu tại đây đã trên 1.000 con.

Sau năm 1986, đoàn chuyên gia do Tiến sĩ Lê Diên Dực (hiện là Giáo sư), giảng viên Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội đến khảo sát. Nhận thấy đây là nơi bảo tồn được đàn sếu với số lượng lớn, trước nguy cơ loài chim quý này đang sắp tuyệt chủng toàn cầu, một hội nghị giữa các tổ chức môi trường trong và ngoài nước với tỉnh Đồng Tháp được tổ chức sau đó để bàn giải pháp bảo tồn dài hạn.

Sếu đầu đỏ có đặc điểm nổi bật, phần đầu, cổ của chúng trụi lông và có màu đỏ. Vằn trên cánh và đuôi một màu xám. Mỏ và trước đỉnh đầu của sếu màu xanh sừng, chân đỏ; chim non lông màu sẫm hơn. Con trưởng thành cao 1,5-1,8 m; sải cánh 2,2 - 2,5 m và có trọng lượng 8-10 kg.

Theo ông Hải, sếu sinh sản tại Campuchia từ tháng 9 đến tháng 11, 12. Tại Tràm Chim, chúng xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4, tháng 5, khi có mưa nhiều, sếu bắt đầu bay đi. Sếu sống theo gia đình 3-4 con, thường từ một đến 1,5 tuổi, chim con bắt đầu tách bầy và vòng đời có thể lên đến 40 năm.

21 năm trước, các chuyên gia đã gắn thiết bị theo dõi đường bay một số cá thể sếu làm dữ liệu nghiên cứu. Trước nhiều nỗ lực bảo tồn, nhưng theo từng năm, sếu bắt đầu về Tràm Chim giảm dần, năm 2015: 21 con, 2016: 14 con, 2017: 9 con , 2018: 11 con, 2019: 11 con.

Ông Hải cho biết, mỗi năm từ tháng 1 đến tháng 4, mùa khô nhưng nền đất vẫn đủ độ ẩm cho củ năng phát triển, là món khoái khẩu của sếu, ngoài ốc, cua, cá, chuột. Nếu có mưa trái mùa, bãi năn sẽ bị ngập úng, hoặc nắng gắt kéo dài, đất cứng năn cũng không phát triển. Trước đây, Tràm Chim ít kênh rạch, phèn còn nhiều nên năn phát triển tốt, bãi năn khi đó ít nhất phải vài nghìn ha. Những năm gần đây, người dân khai phá đất trồng lúa, diện tích năn giảm, hiện chỉ còn khoảng 300 ha. Ngoài ra, nước lũ về ít, không rửa trôi được các bả thực bì, đồng thời giảm lượng thủy sản là thức ăn chính của chim.

Trả lời VnExpress, ông Nguyễn Hoài Bảo, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu đất ngập nước, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM cho biết, số lượng sếu đầu đỏ ở khu vực hạ lưu sông Mekong (Việt Nam và Campuchia) giảm rất nhanh trong những năm gần đây.
Hội Sếu quốc tế (ICF) ước tính có khoảng 1.100 cá thể năm 1990 và được duy trì trên dưới 900 cá thể đến năm 2002. Sau đó loài này suy giảm khoảng 1% mỗi năm cho đến 2013, còn khoảng 850 cá thể. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến 2019, sếu đầu đỏ suy giảm đến 72%, còn 234 cá thể. Năm 2020 ước tính chỉ có 179 cá thể.

Tại Việt Nam, năm nay không thấy cá thể sếu nào bay về, chỉ ghi nhận 7 cá thể bay ngang khu vực Phú Mỹ (Kiên Giang), nhưng chúng cũng không đậu lại.

Ông Bảo nhận định, sự suy giảm quần thể sếu có rất nhiều lý do, trong đó chủ yếu là do mất sinh cảnh sống. Sinh cảnh rừng khộp (rừng khô cây họ dầu) là nơi lý tưởng cho sếu sinh sản vào mùa mưa (tháng 6 - 9) đã bị phá hủy gần như hoàn toàn ở vùng Đông Bắc Campuchia và Tây Nguyên Việt Nam.

Trong khi đó, các sinh cảnh đất ngập nước tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long và xung quanh Biển Hồ (Campuchia) đã chuyển đổi thành đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trồng lúa nhiều vụ, thay đổi thủy chế và sử dụng quá mức hóa chất nông nghiệp đã làm phá vỡ cân bằng hệ sinh thái dẫn đến sếu gần như không còn cơ hội để tồn tại. Ngoài ra, việc quản lý và bảo vệ tại các khu bảo tồn, việc "trồng rừng" không phù hợp cũng dẫn đến sự biến mất của loài sếu.

Tại các quốc gia khác như Myanmar, do dân thưa, việc phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng Ayeyarwady chưa ở mức cao, chỉ trồng lúa một đến hai vụ mỗi năm. Sếu ở đó sống thân thiện với con người, làm tổ sinh sản ngay trên ruộng lúa do vậy việc bảo vệ tương đối dễ dàng hơn.

Ở Thái Lan, sếu đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên từ những năm 1980. Từ năm 2011, quốc gia này đã khởi động chương trình tái thả sếu. Đến nay, có khoảng 100 cá thể sinh sống và có khả năng sinh sản ngoài tự nhiên. Việc nhân nuôi và tái thả sếu nói riêng và bất cứ loài động vật hoang dã nào nói chung là rất tốn kém, phải qua nhiều quy trình và công đoạn.

Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu đất ngập nước khẳng định, công tác bảo tồn trong nước đang trong giai đoạn mong manh, nhưng các trung tâm bảo tồn có thể thay đổi cách tiếp cận để quản lý hệ sinh thái phù hợp, từ đó có thể hy vọng đàn sếu được phục hồi trở lại. "Trong trường hợp sếu tuyệt chủng ngoài tự nhiên ở Việt Nam, việc học hỏi kinh nghiệm tái tạo môi trường sống và tái thả như ở Thái Lan cũng là điều cần được lưu ý", ông Bảo nói.
Sếu đầu đỏ tại khu bảo tồn Anlung Pring, Kampong Trach, Kampot (Campuchia), cách Hà Tiên (Kiên Giang) 30 km, năm 2015. Ảnh: Nguyễn Công Toại.

Sếu đầu đỏ tại khu bảo tồn Anlung Pring, Kampong Trach, Kampot (Campuchia), cách Hà Tiên (Kiên Giang) 30 km, năm 2015. Ảnh: Nguyễn Công Toại.

Hai năm trước, sự kiện con sếu già trống "chung thủy" suốt 20 năm ròng đều bay trở lại, sau đó chết ở Tràm Chim được nhiều người dân tin tưởng là một tín hiệu lạc quan. Ban đầu, nhân viên trung tâm dự định chôn cất nó ở tiểu khu A4, bãi kiếm ăn chính của sếu như là một sự trở về. Sau đó, nó được xử lý làm tiêu bản, trưng bày tại sảnh chính của Trung tâm xúc tiến du lịch Tràm Chim, để người dân có thêm cơ hội tìm hiểu.

Khi được hỏi về tương lai của đàn sếu ở Tràm Chim, già Hai Niểu bảo mình không phải là nhà khoa học nên cũng không rõ, nhưng ông chắc chắn một điều là mọi thứ đang thay đổi theo chiều hướng xấu đi, các loài bản địa ngày càng bị tuyệt diệt.

"Hy vọng, năm, mười năm nữa, mấy đứa con cháu sẽ lại được nhìn thấy đàn sếu quay về bên những đồng năn, chứ không phải bổ túc kiến thức từ mấy con sếu này", ông Hai vừa nói, vừa chỉ tay về phía bức tường bên trong căn nhà cũ kỹ. Đó là nơi treo bức tranh được vợ ông kỳ công thêu tay, cảnh một gia đình sếu đang vỗ cánh bay lên.

Hoàng Nam
 
Chỉnh sửa cuối:

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Qua khỏi khu vực chợ thì tôi khó lòng nhận ra vị trí nhà ít người quen . Chỉ 6 năm không thấy thì mọi thứ thay đổi hoàn toàn . Ngày xưa đi trên con đường này thì thấy bờ kênh . Nhưng giờ nhà cửa mọc lên nhiều không còn thấy nữa . Có nơi có những hẻm ngắn đi xuống bờ kinh và có bến nước . Hai bên hẻm có hơn 10 cái nhà . Nhà gì mọc lẹ quá .

Tôi thử vào cái hẻm và xuống bến nước . Nước quá dơ . Không như lúc xưa là tắm thoải mái . À ... đâu có thấy ai gánh nước đâu vì nghe nói có nhà máy nước nhỏ để dẫn nước cung cấp . Do đâu người ta ở hai bên con đường này nhiều quá cho dù khu vực xung quanh chưa thấy 1 nhà máy lớn nào mọc lên .

Thấy ghe xuồng tới lui lai rai mà toàn là có máy đuôi tôm . Chứng tỏ nông dân khấm khá lên và cần đi nhanh hơn và chuyên chở hiệu quả hơn . Thấy bờ bên kia nhà của cũng có vẻ bắt đầu san sát và con đường bên kia cũng sẽ tốt hơn (trước kia chỉ đường đất và nhà cửa rất thưa (chủ yếu là vườn tược).

Đi một chút tôi có nhớ mang máng là có 1 nhà địa chủ nhỏ kiểu cổ đâu đây nhưng mất dấu rồi . Đi tới đi lui thì tôi hỏi đại ai đó . Họ không biết . Hỏi qua nhà khác thì có người nhận ra tôi . Họ nói là người ta đập bỏ và xây lên 4 căn kiểu phố liền nhau rộng rãi hơn cho con cháu sau khi ông nội mất . 4 căn đó chỉ cách tôi mấy chục bước chân thôi . 4 căn lọt thỏm vì chung 1 sân và 1 cổng . Nếu có mở lộ giới thì chẳng ảnh hưởng . Đúng là mấy người này khôn . Đúng rồi bề ngang mảnh đất lúc xưa thì dư xây 4 căn rộng . Thấy 1 căn có xe hơi mà thấy dư .

Tôi tính hỏi thăm thằng bạn ở căn nào nhưng thôi . Hồi đó không thân lắm . Thậm chí còn muốn đánh lộn nhau với nó . Tôi chỉ nhắn người khác có ghé thăm nhưng không tiện ra mặt .

Đi thêm 200 mét là nhà của KL, nhà này không thay đổi gì cả vì khi tôi đi là xây xong . KL học xong lớp 9 là đi lao động ở Tiệp . Viết thư về thăm cả lớp ít lần mà lần nào chữ khoẻ thành khẻo . Tính ra KL là đàn chị vì học trễ đến 3 năm . Khi tôi đi thì KL về và lấy chồng ngay . Do con một nên 2vc ở đó luôn . Chẳng có lý do gì để tôi hỏi thăm .

Đến lúc này tôi có cảm giác tôi quá nhỏ bé và cả vùng quá nhiều người mới cho nên sự thân quen xưa chắc còn 1/4 (loãng ra và đi đâu đó bớt). Cho dù mấy cousin có viết ít thư nói là sự thay đổi rất lớn nhưng khó lòng mà tưởng tượng như thế này .

Tôi đạp xe nhanh đến 2 nhà dì trước khi trời tối đen . Nhà 2 dì sát nhau trên 1 miếng đất bề ngang 20 mét thì nay có đến 4 nhà sát nhau . Nhà bà con xa lắc xa lơ kế bên (ngày xưa phải cách khoảng) thì nhà cũ không con mà có nhà mới cao to xây và khoảng đất còn lại dành cho bán buôn VLXD . Tôi muốn ghé thăm nhưng lại thôi vì nghĩ rằng xa quá và có dịp mới ghé cho dù ngày xưa hai nhà khá thân . Giờ ưu tiên đến nhà dì ruột trước và bà con xa + bạn bè thì từ từ .

4 căn trên đất nhà 2 dì là nhà cho thuê . 2 di và các cousin không còn ở cái xóm nhỏ cũ nữa mà dời đi vào trong cách đó khoảng 2km nữa . Sao tôi không nghe chuyện này từ ba mẹ hay mấy dì cũng chẳng buồn kể qua mẹ tôi ? Hơi lạ .

Chủ đất cho gia đình tôi ở nhờ (lúc xưa không có lấy tiền thuê gì cả). Nhà chủ đất và khu vườn xung quanh không thay đổi gì . Họ qua đời nhưng con cháu ở đó . Hồi còn nhỏ thì khu vườn của chủ đất quá quen thuộc với tôi vì tôi hay xin vào đó dạo chơi và xin thêm trái này trái kia rau nọ mà hái về ăn . Lúc xưa phải nói thoải mái và con nít như tôi vô tư và chủ đất cũng vô tư cho tôi chơi mà không sợ bị phá .

Con đường chỉ được 2 xe lôi tránh nhau . Nếu 2 xe hơi tránh thì cả 2 xe phải cán lề đất đát hay sát hàng rào người khác và các xe khác cũng phải nhường để 2 xe hơi tránh nhau xong rồi mới đi tiếp . Như vậy con đường này sẽ như hẻm xe hơi nếu không mở rộng thêm 1 chút .

Xóm cũ tôi như thế đã "toang". Không biết các cousin có quay lại sống nếu khu vực này phát triển hơn vì các nhà đều đang cho thuê nên dễ lấy lại . Cũng có thể nơi này mọc nhiều nhà mới và cảm thấy chật chội hơn . Ba còn xa hơn 1 tí (thì còn 5 gia đình và tôi ghé qua chào hết). Họ nói là phía trong đó chuẩn bị phát triển nên nhiều người vào đó mua đất để ở và đón . Thì ra là như vậy .

Tôi đạp xe 1 mạch và không khó tìm được 2 dì .

Mấy cousin có gia đình gần đó đến nói cười rổn rảng vui . Họ nói có con lộ lớn liên tỉnh sắp phóng xong . Mua đất và ở đây để đón làm ăn . Do đó tại sao con lộ nhỏ qua xóm tôi nhộn nhịp hơn và người ta kéo đến ở đông hơn . Có mấy vị trí nhà máy dọc theo con lộ lớn sắp làm đã khởi công và sẽ cần nhiều công nhân . Như vậy các xóm trên con đường qua xóm cũ tôi nằm giữa 2 con lộ, và do có đường nhỏ sẵn nên phát triển thêm . Hơn nữa lứa tôi dù đi bớt (lao động và phương xa) thì số còn lại cũng cần nhà riêng khi lập gia đình và thế là mọc nhà lên thêm 1 số .

Tôi đi tắm rửa và xuống nói chuyện tiếp . Do cơm chiều đã xong nên có gì ăn đó . Trong lúc đó tôi đề nghị viết địa chỉ mới của mọi người để tôi đem về cho ba mẹ tôi . Như vậy đại gia đình 2 dì đã ra đây và làm thành xóm "bà con" mới .

Chẳng ai đề cập gì đến tôi quá lâu mới về quê được cho dù thấy chiếc xe đạp của tôi . Có lẽ họ biết tính của tôi . Chuyện bạn bè tôi cũng được kể ra luôn . Tôi ước gì có máy ghi âm nhiều giờ để ghi lại . Nhưng nghĩ lại tôi cần gì biết quá nhiều . Có 2 đứa cousin gái nói là hy vọng qua Mỹ ít tháng nữa ngay nơi tôi . 2 dì có 8 người con cho nên dựng hay gả được ai là mừng . 1 cậu duy nhất ở nơi khác thì cũng đã xong yên bề gia thất cho 2 đứa con .

Nghe vậy cũng mừng vì có thêm bà con thì cũng đỡ chán hơn . Ít cousin con dì đ ang ởMỹ trước thì họ đi làm xa hết . Gia đình tôi bên Mỹ cũng thường thăm dì đó vì dì đó bảo lãnh cho cả gia đình tôi (ưu tiên nghèo nhất). Sau này 2 dì ở VN quyết định không đi vì dù sao cũng kha khá hơn . Cousin xa hơn 1 tí thì nghe đồn có 1 người mới đi Mỹ rồi nhưng không ai biết ở đâu . Tóm lại sự giới thiệu của tôi ở Mỹ đến các cousin xa gần thì ít ra cũng có nên duyên . Đi bớt thì Miền Tây bớ một ít dân số để tránh quá tải trong tương lai gần .

Họ an ủi tôi là lo gì thất nghiệp . Vận may sẽ đến thôi . Tôi không giải thích về tình hình sinh viên chỉ học trung bình ở trường trung bình . Thực tế là sau khi WWII thì đại học ở Mỹ nở rộ thêm nhưng phần nở rộ thêm là dưới chuẩn để hòng vét được những gì cần vét vì chiến tranh đã làm mất đi nhiều người có khả năng học . Từ đó đến nay thì số ĐH trung bình vẫn đưa ra những cử nhân xoàng xoàng như tôi khá nhiều và phải vùng vẫy rất mệt trong sự tìm kiếm việc làm .

Tôi kể vắn tắt gia đình tôi 4 người đã và đang làm gì . Nói chung khá ổn nếu không nhìn lên cao .
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Tuyệt nhiên tôi không kể gì về những ngày qua lang thang cho bà con nghe vì không cần thiết . Xoay quanh chỉ cuộc sống gia đình tôi đã và đang xảy ra và những dự tính làm sao duy trì như thế . Tôi chẳng ca ngợi và cũng không chê vì từ nào đến giờ có ai sướng như tiên đâu . Ngay cả Bill Gates còn phải nặng đầu đấu đá với thương trường .

Giờ đến lượt tôi hỏi mấy đứa bạn cấp 3 ai còn ở gần trên con đường này hay đã đi xa chỗ khác . Bạn cấp 3 thì có khoảng hơn 40 đứa nhưng chắc chắn chỉ còn 20 là cùng vì dân nông thôn 1/2 phải ra thị sinh sống hoặc phải lập gia đình xa . Nghe sơ qua thì chỉ có ít đứa bạn còn nghèo như xưa, ngoài ra ai cũng khấm khá hơn vì ít ra có xe gắn máy để chạy .

Những người chòm xóm cũ khá thân với bà con thì cũng có ít người đã qua đời vì nhiều nguyên nhân không đáng . Nghe cũng buồn và hơi sợ sợ . Có gia đình kia qua Cali sau gia đình tôi 1 năm . 2 chị trong gia đình không chịu lấy chồng và mấy cousin kể lại qua đó cũng không kiếm được ông nào và mới thăm về Tết rồi ít bửa rồi đi . Tôi nhớ gia đình đó . 2 chị rất dễ thương và hiền . Nhà có cái vườn lớn và tôi còn con nít cũng thường xin vào hái ít thứ ăn . Tự dưng tôi thoáng nghĩ phải chi cùng trang lứa với 2 chị thì vui biết mấy .

Trước khi đi ngủ vì khuya thì ai cũng hỏi ngay mai tôi dự tính ra sao . Tôi nói để tôi lang thang gặp ai chào đó chứ không muốn rườm ra như Việt Kiều 10 năm trước . Ai cũng cười ha hả vì bây giờ hầu như mọi người bình thường hơn và không còn rình rang khi có Việt Kiều nữa . Qua chuyến đi lang thang tôi cũng có cảm giác "bình thường" và mọi chuyện "tự nhiên" khiến tôi thoải mái vô cùng . Cuộc sống của dân mình thì phần lớn đi lên và người ta đã cho con đi du học rồi, thậm chí đi du lịch nước ngoài .

Tối ngủ thì sáng dậy có 1 anh họ xa đến rủ đi uống cà phê . Ăn uống sáng vui vì mấy món bình dân ngày nào tôi thưởng thức lại để nhớ xưa . Anh họ xa này hỏ tôi tương lai mở quán vi tính mạng được không . Tôi thú thật là tôi không thể biết vì khu vự này chưa có điện và Internet . Ảnh nói mấy tháng nữa có điện và Internet vì cộ điện đã chở về và dây từng cuộn lớn chưa bắt . Qua anh ta thì tôi cảm nhận cuộc sống vùng này "hồ hởi" trong sự phát triển về giao thông, nhà máy, điện, công nghệ mạng, v.v. Sự hồ hởi như thế này sẽ là nguồn cảm hứng cho nhiều "dự án" gia đình như quán vi tính mạng .

Vùng này thì tôi nhớ ra là ngày xưa có đoàn nhạc sĩ LNV & LG đến để sưu tầm dân ca Miền Tây trước khi lứa người già trên 70 tuổi (lúc đó) qua đời . Nhờ đi sưu tầm như vậy thời đó có nhiều bài dân ca "top hit" cho tuổi trẻ thành thị . Ví dụ bài hát "Ra Giêng Anh Cưới Em", "Giăng Câu",... và tạo ra nguồn cảm hứng cho những bài trữ tình miền quê khác được sáng tác như "Ngẫu Hứng Lý Qua Cầu". Tôi là dân Miền Tây nên trong lòng lúc nào cũng cảm ơn 2 nhạc sĩ tài hoa trên . Họ đã góp phần giúp Miền Tây sống lại trong thời đại mở cửa .

Ăn sáng xong tôi đạp xe đi lang thang trên những con đường quê khác . Đúng là con đường qua xóm tôi phát triển nhất nhưng các con đường quê còn lại vẫn như xưa . Tuy khác hơn là các cây cầu khỉ thay thế bằng những cầu xi măng dốc cao có thể dẫn xe (không thể chạy được vì quá dốc) tránh nhau được . Những cây cầu thân cây gòn thì thay bằng những tấm đúc xi măng .

Trong Miền Tây có nhiều xóm Hến . Tức là khu vực đó hến đến mùa rất nhiều trên bãi sình . Người ta "khai thác" để bán lân cận và đến các quán xá . Gần tôi cũng có cái xóm đó . Vỏ hến nhiều rải trên đường đi . Dân vùng đó dân đi chân trần ít mà phải mang dép nhiều vì vỏ hết vỡ thì dễ cắt chân . Huế thì có món cơm hến khá nổi tiếng . Miền Tây thì có món cháo hến hoặc hến xào hẹ là phổ biến . Hến xào bông so đủa hay bông điên điển thì hiếm hơn .

Nói đến bông so đũ thì vui . Miền Tây có nuôi dê lấy sữa, tuy không nhiều nhưng cũng lác đác . Dê thích ăn lá bông so đũa nhất . Người ta trồng cây này để làm cột nhà vì nó mọc thẳng và ít nhánh . Khi đủ kích thướng thì người ta đốn ngâm nước cả mấy năm để bán cho những người làm nhà lá . Nếu không ngâm rất dễ bị mối mọt .
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Trường học cấp 2&3 của tôi thời đó chỉ có 2 dãy . 1 dãy cho học sinh và dãy ngắn hơn cho văn phòng . 2 dãy đều bằng gỗ mái tole thời xưa cho đến lúc tôi học xong, tức là 40 năm tuổi của công trình . Nhưng tôi về thì trường này trở thành trường bán công . Trường mới nằm xa hơn 1km thì to và xây cất lớn gấp 3 lần .

Dạo này nhiều trường bán công mọc lên như nấm . Chưa kể các thị xã lớn có nhiều trường tư tạm bợ (không có cơ sở riêng, chỉ thuê và có rất ít lớp). Trường Quốc Tế ở 2 thành phố lớn có chiều hướng phát triển . Thấy vui vui khi đất nước chuyển mình và thấy hơi buồn khi tôi đã nằm ngoài dòng chuyển động đó . Lịch sử mà, có nhiều người tình cơ văng ra khỏi dòng .

Tôi đến trường mới xem thì đúng lúc học sinh ra về và vào học lúc trưa . Trường vẫn còn 2 giờ học (sáng và trưa). Trường mới xây cất với chất lượng hoàn thiện bên ngoài tôi không ưng lắm . Nhưng ít ra có trường mới thì mới bảo đảm nhu cầu học hành cho dân số tăng nhanh (trong khu vực trên con đường nhỏ qua xóm tôi . Hơn nữa tỉ lệ bỏ học cấp 2 & 3 giảm dần thì số học sinh tăng rất nhanh .

Như thường lệ, khu vực trước cổng trường có vài hàng quán . Nhờ lúc học sinh tan và vào nên tôi vào trường . Sau trường vẫn là đồng lúa . con mương là biên giới giữa ruộng và trường thì ... dơ và rác . Nhìn rác thì tôi nản vì rác bây giờ khác xa thời tôi là khó phân hủy . Rác thời tôi thì ít thứ phân hủy và cũng bỏ sau trường năm này qua tháng nọ .

Rác vùng quê ở Mỹ thì các gia đình tự đốt lấy vì xe rác không thể đi quảng quá xa để gom rác (như nhà Gr và Ce). Nếu trường chịu khó xây 1 nền nhỏ có 3 bức tường để đốt rác thì cũng đở hơn là để rác hôi thối (thức ăn bị phân hủy sinh hôi thối).

Những tà áo dài trắng trông đẹp thật nhưng báo chí bắt đầu ủng hộ xu hướng là giảm bớt vì áo dài trắng không thích hợp với XH năng động và nhà nghèo (vải và công may khá đắt).

Tôi muốn tìm thầy cô cũ để chào nhưng không có dịp . Tôi thấy quá ngại khi vào phòng giáo viên . Nhìn quanh thì thấy có ít giáo viên nhưng tôi không nhận ra ai vì thầy cô chỉ lớn hơn tôi có ít tuổi . Có lẽ họ mới dạy nên còn thích tham gia nhiều hoạt động với trường và học trò trước giờ vào học .

Tôi lại đi lang thang vô định để tìm 1 cái gì đó không hình dung . Xóm cũ thì tôi không còn gì nữa . Xóm mới của 2 đại gia đình của 2 dì thì tôi không quen . Đành quanh lại chợ . Tôi xuống bến thuyền thấy ai có xuồng máy đang chờ thì thuê nhờ họ chở đi 2km rồi về để nhìn hai bên con rạch nhỏ .

Rạch nhỏ này hồi xư vui . Chúng tôi kết bè chuối, bơi dần ra gần đầu vàm (cửa rạch nối với kinh lớn hơn) rồi chờ nước lên chảy vào trong mà ra giữa dòng thả trôi . Thỉnh thoảng có móc bùn chọi nhau giữa các bè . Những trò trơi như vậy khá nguy hiểm nhưng rèn tính chịu đựng và khả năng đối chọi với thiên nhiên trên sông nước .

Giờ con rạch này ô nhiễm quá . Dân tình nhiều thải ra và con rạch không thể tiêu hủy hết . Ví dụ giờ người ta dùng xà bông nhiều hơn, thải rác nhiều hơn, tắm và vệ sinh nhiều hơn, ... Ví dụ ngày xưa ăn ít cá thịt hơn . Giờ cá thịt ăn nhiều thì bỏ nhiều thứ ra rạch . Ở chợ thì có xe đẩy gom rác đổ ở 1 bãi nào đó . Nhưng xa chợ thì rạch là nơi xả .

5 giờ tôi quay lại trường để ngắm áo dài tan trường . Có thể tôi không bao giờ gặp cảnh này nữa vì lịch sử sẽ thay đổi thôi . Lịch sử áo dài trắng cho học sinh cũng hay và cả nước theo gần hết . Nhưng rồi cũng sẽ tàn vì nhiều cha mẹ và cả nhà trường than phiền .

Ngồi bên lề đường nhâm nhi ổ bánh mì và chờ . Trong lúc chờ thì có ông già làm nghề vá ruột xe đạp bắt chuyện làm quen:

- Cậu ở bển mới về hả .

Tôi cười:

- Con ở Sài Gòn xuống chơi .

Ông ta cười:

- Những người ở bển có chút máu nghệ sĩ thường giống nhau .

Tôi giật mình nhìn kỹ ông già . Có thể ngày xưa ông ta có học, học xong cấp 2, ví dụ vậy . Ngày xưa học xong cấp 2 là khá lắm rồi . Cấp 3 phải đến những thị xã mà học và chi phí rất cao cho dù thi tuyển vào được . Phong trào vượt biên, bảo lãnh, HO, v.v. thì huyện này có dư đủ người đi Mỹ rồi quay về để ông già mục kích và có nhận xét .

Tôi cười:

- Con về cũng hơn 10 hôm, nhưng về quê này chỉ 1 ngày và ít ngày sẽ đi về Mỹ lại .

Ông già rít 1 hơi thuốc rồi nói:

- Có lẽ cậu là người sống khá đơn giản . Bà con mình ở bên đó chắc ổn hết hay có nhiều phong trào .

Tôi nghe và hiểu . Tôi nói ngày xưa tụi Mỹ mong muốn người đến Mỹ hòa nhập nhanh . Do đó phân tán những người vượt biên và HO khắp các tiểu bang . Nhưng thời gian thì người Việt tụ lại những thành phố lớn và những nơi dễ sống hơn . Số còn lại vẫn còn rơi rớt ở những vùng hẻo lánh . Do đó các "phong trào" chỉ diễn ra ở vài cụm nhỏ và không đại diện cho một mảng trải rộng khắp nước Mỹ và không bao giờ ảnh hưởng gì nhiều đến người Việt dù ở đâu.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,399
Động cơ
321,496 Mã lực
Tuổi
58
Trường học cấp 2&3 của tôi thời đó chỉ có 2 dãy . 1 dãy cho học sinh và dãy ngắn hơn cho văn phòng . 2 dãy đều bằng gỗ mái tole thời xưa cho đến lúc tôi học xong, tức là 40 năm tuổi của công trình . Nhưng tôi về thì trường này trở thành trường bán công . Trường mới nằm xa hơn 1km thì to và xây cất lớn gấp 3 lần .

Dạo này nhiều trường bán công mọc lên như nấm . Chưa kể các thị xã lớn có nhiều trường tư tạm bợ (không có cơ sở riêng, chỉ thuê và có rất ít lớp). Trường Quốc Tế ở 2 thành phố lớn có chiều hướng phát triển . Thấy vui vui khi đất nước chuyển mình và thấy hơi buồn khi tôi đã nằm ngoài dòng chuyển động đó . Lịch sử mà, có nhiều người tình cơ văng ra khỏi dòng .

Tôi đến trường mới xem thì đúng lúc học sinh ra về và vào học lúc trưa . Trường vẫn còn 2 giờ học (sáng và trưa). Trường mới xây cất với chất lượng hoàn thiện bên ngoài tôi không ưng lắm . Nhưng ít ra có trường mới thì mới bảo đảm nhu cầu học hành cho dân số tăng nhanh (trong khu vực trên con đường nhỏ qua xóm tôi . Hơn nữa tỉ lệ bỏ học cấp 2 & 3 giảm dần thì số học sinh tăng rất nhanh .

Như thường lệ, khu vực trước cổng trường có vài hàng quán . Nhờ lúc học sinh tan và vào nên tôi vào trường . Sau trường vẫn là đồng lúa . con mương là biên giới giữa ruộng và trường thì ... dơ và rác . Nhìn rác thì tôi nản vì rác bây giờ khác xa thời tôi là khó phân hủy . Rác thời tôi thì ít thứ phân hủy và cũng bỏ sau trường năm này qua tháng nọ .

Rác vùng quê ở Mỹ thì các gia đình tự đốt lấy vì xe rác không thể đi quảng quá xa để gom rác (như nhà Gr và Ce). Nếu trường chịu khó xây 1 nền nhỏ có 3 bức tường để đốt rác thì cũng đở hơn là để rác hôi thối (thức ăn bị phân hủy sinh hôi thối).

Những tà áo dài trắng trông đẹp thật nhưng báo chí bắt đầu ủng hộ xu hướng là giảm bớt vì áo dài trắng không thích hợp với XH năng động và nhà nghèo (vải và công may khá đắt).

Tôi muốn tìm thầy cô cũ để chào nhưng không có dịp . Tôi thấy quá ngại khi vào phòng giáo viên . Nhìn quanh thì thấy có ít giáo viên nhưng tôi không nhận ra ai vì thầy cô chỉ lớn hơn tôi có ít tuổi . Có lẽ họ mới dạy nên còn thích tham gia nhiều hoạt động với trường và học trò trước giờ vào học .

Tôi lại đi lang thang vô định để tìm 1 cái gì đó không hình dung . Xóm cũ thì tôi không còn gì nữa . Xóm mới của 2 đại gia đình của 2 dì thì tôi không quen . Đành quanh lại chợ . Tôi xuống bến thuyền thấy ai có xuồng máy đang chờ thì thuê nhờ họ chở đi 2km rồi về để nhìn hai bên con rạch nhỏ .

Rạch nhỏ này hồi xư vui . Chúng tôi kết bè chuối, bơi dần ra gần đầu vàm (cửa rạch nối với kinh lớn hơn) rồi chờ nước lên chảy vào trong mà ra giữa dòng thả trôi . Thỉnh thoảng có móc bùn chọi nhau giữa các bè . Những trò trơi như vậy khá nguy hiểm nhưng rèn tính chịu đựng và khả năng đối chọi với thiên nhiên trên sông nước .

Giờ con rạch này ô nhiễm quá . Dân tình nhiều thải ra và con rạch không thể tiêu hủy hết . Ví dụ giờ người ta dùng xà bông nhiều hơn, thải rác nhiều hơn, tắm và vệ sinh nhiều hơn, ... Ví dụ ngày xưa ăn ít cá thịt hơn . Giờ cá thịt ăn nhiều thì bỏ nhiều thứ ra rạch . Ở chợ thì có xe đẩy gom rác đổ ở 1 bãi nào đó . Nhưng xa chợ thì rạch là nơi xả .

5 giờ tôi quay lại trường để ngắm áo dài tan trường . Có thể tôi không bao giờ gặp cảnh này nữa vì lịch sử sẽ thay đổi thôi . Lịch sử áo dài trắng cho học sinh cũng hay và cả nước theo gần hết . Nhưng rồi cũng sẽ tàn vì nhiều cha mẹ và cả nhà trường than phiền .

Ngồi bên lề đường nhâm nhi ổ bánh mì và chờ . Trong lúc chờ thì có ông già làm nghề vá ruột xe đạp bắt chuyện làm quen:

- Cậu ở bển mới về hả .

Tôi cười:

- Con ở Sài Gòn xuống chơi .

Ông ta cười:

- Những người ở bển có chút máu nghệ sĩ thường giống nhau .

Tôi giật mình nhìn kỹ ông già . Có thể ngày xưa ông ta có học, học xong cấp 2, ví dụ vậy . Ngày xưa học xong cấp 2 là khá lắm rồi . Cấp 3 phải đến những thị xã mà học và chi phí rất cao cho dù thi tuyển vào được . Phong trào vượt biên, bảo lãnh, HO, v.v. thì huyện này có dư đủ người đi Mỹ rồi quay về để ông già mục kích và có nhận xét .

Tôi cười:

- Con về cũng hơn 10 hôm, nhưng về quê này chỉ 1 ngày và ít ngày sẽ đi về Mỹ lại .

Ông già rít 1 hơi thuốc rồi nói:

- Có lẽ cậu là người sống khá đơn giản . Bà con mình ở bên đó chắc ổn hết hay có nhiều phong trào .

Tôi nghe và hiểu . Tôi nói ngày xưa tụi Mỹ mong muốn người đến Mỹ hòa nhập nhanh . Do đó phân tán những người vượt biên và HO khắp các tiểu bang . Nhưng thời gian thì người Việt tụ lại những thành phố lớn và những nơi dễ sống hơn . Số còn lại vẫn còn rơi rớt ở những vùng hẻo lánh . Do đó các "phong trào" chỉ diễn ra ở vài cụm nhỏ và không đại diện cho một mảng trải rộng khắp nước Mỹ và không bao giờ ảnh hưởng gì nhiều đến người Việt dù ở đâu.
Đoạn cuối về người Việt thích sống gần nhau hay cụ nhở :D . Ăn vào máu rồi, phải nhìn thấy nhau, để an lòng và còn để cãi nhau chém gió nữa chứ.
Trong các tộc trên thế giới, em trộm nghĩ tộc Việt có tính bầy đàn cao, khi tiếng Việt mất đi (ở bển) chắc sẽ hội nhập hẳn vào xứ nạ. :D
 

pikapika1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744672
Ngày cấp bằng
30/9/20
Số km
389
Động cơ
62,770 Mã lực
Tuổi
44
Đoạn cuối về người Việt thích sống gần nhau hay cụ nhở :D . Ăn vào máu rồi, phải nhìn thấy nhau, để an lòng và còn để cãi nhau chém gió nữa chứ.
Trong các tộc trên thế giới, em trộm nghĩ tộc Việt có tính bầy đàn cao, khi tiếng Việt mất đi (ở bển) chắc sẽ hội nhập hẳn vào xứ nạ. :D
người Việt hội nhập kém có lẽ tại vốn không phải dân tộc thích phiêu lưu.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,399
Động cơ
321,496 Mã lực
Tuổi
58
người Việt hội nhập kém có lẽ tại vốn không phải dân tộc thích phiêu lưu.
Thực ra dân Á cũng vậy. Không có máu phiêu lưu nên cũng không có máu dẫn dắt đầu đàn.
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Đoạn cuối về người Việt thích sống gần nhau hay cụ nhở :D . Ăn vào máu rồi, phải nhìn thấy nhau, để an lòng và còn để cãi nhau chém gió nữa chứ.
Trong các tộc trên thế giới, em trộm nghĩ tộc Việt có tính bầy đàn cao, khi tiếng Việt mất đi (ở bển) chắc sẽ hội nhập hẳn vào xứ nạ. :D
người Việt hội nhập kém có lẽ tại vốn không phải dân tộc thích phiêu lưu.
Thật ra hội nhập rất khó vì … màu da rất khác cho dù cả 10 thế hệ sau .

Ngày xưa thì bọn Mỹ quan niệm là phân tán những di cư theo chính sách (lấy từ vượt biên, từ HO, …) để cho nhừ như cháo và thế hệ tiếp thì được 50% như người Mỹ .

Nhưng họ đã lầm . Không thể được và dẫn đến nhiều khó khănn cho cuộc sôngg của những di cư đó .

Giờ chính sách không nấu nhừ như cháo, mà là kiểu vườn hoa, hoa nào sắc đó và cây đó, không tháp ghép lung tung . Tức là phải tôn trọng sự khác biệt và đề cao đóng góp chung cho XH .

Tinh thần là vậy nhưng con người vẫn là con người, không thể như sản phẩm sinh học .

Để tránh di cư lớn trong lòng nước Mỹ thì họ đưa ra luật người làm trong công ty lớn phải phản ánh gần đúng số % các nhóm gốc gác chính . Ví dụ XH trong vùng có 5% Asian thì trong công ty ráng tuyển sao cũng 5% hoặc hơn Asian . Nếu thấp hơn phải có lý do chính đáng .
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top