Cứ muốn ngồi đây ngắm cái khung cảnh này.
Ảnh cụ chủ rất đẹp. Vùng giáp biên này có rất nhiều con la, người dân tộc gọi là con lồ. Lồ là con lai của ngựa và lừa. Lồ khác ngưa bụng to hơn, ngựa bụng thon, tai ngựa vểnh , tai lồ cụp, chạy chậm hơn, nhưng khỏe hơn, thồ nặng hơn ngựa. Thịt lồ ăn ngon hơn thịt ngựa. Với người dân ở đây thì con ngưa, lồ là rất tiện dụng. Là cả gia tài, hơn cả xe máy.Cứ đi một đoạn lại phải dừng lại chụp ảnh thế này. Đường thì chả biết còn xa hay không nhưng thôi kệ, muôn thì xin ngủ nhà dân lo gì, cảnh đẹp thì cứ phải ghi lại thôi.
Vâng cụ, em gặp nhiều và chỉ còn những biển báo thôi chứ đường vào hoang cỏ mọc um tùm cụ àẢnh cụ chủ rất đẹp. Vùng giáp biên này có rất nhiều con la, người dân tộc gọi là con lồ. Lồ là con lai của ngựa và lừa. Lồ khác ngưa bụng to hơn, ngựa bụng thon, tai ngựa vểnh , tai lồ cụp, chạy chậm hơn, nhưng khỏe hơn, thồ nặng hơn ngựa. Thịt lồ ăn ngon hơn thịt ngựa. Với người dân ở đây thì con ngưa, lồ là rất tiện dụng. Là cả gia tài, hơn cả xe máy.
Vùng Trùng Khánh rất nhiều quặng sắt, quặng mangan...Những năm trước bọn buôn quặng bên Tàu lập nhiều điểm thu gom quặng dọc biên giới. Chúng giao cho các gia đình giáp biên 1 con lồ và quy ước sau một số chuyến chở quặng sang là cho luôn. Khoáng sản là mặt hàng cấm. Ban ngày có hải quan, biên phòng canh giữ. Còn ban đêm thì từng đàn lồ, ngựa, xe đạp thồ, xe máy, người vác bộ....như đàn kiến chuyển quặng sang bán cho Tàu. Quặng thì người dân ăn cắp của mỏ, mót sái, đào bới ruộng vườn...tất tần tật chuyển sang nước lạ. Dân giàu lên. Tài nguyên cạn kiệt. Sau hơn hai chục năm với cách kiến tha lâu cũng đầy tổ, đến nay Trùng khánh cơ bản đã hết quặng. Nhiều nhà máy đã đóng cửa, dừng sản xuất vì hết quặng. Một vài cái còn hoạt động thì phải nhập quặng của nước ngoài. Quặng cập cảng Hải Phòng, vận chuyển lên Cao Bằng chi phí cao ngất ngưởng. Dọc đường đạp xe chắc cụ chủ có chứng kiến nhiều nhà máy luyện kim tan hoang, phá sản ?