Cụ tư duy dựa trên ý kiến của một bạn lướt fb thuật lại thì em công nhận cụ giỏi. Còn 2 khả năng em đưa ra là phản ứng thông thường. Ai đó ngã ngất ra thì người lạ còn xúm vào huống chi bạn học. Đi đường ngã xe, động kinh em cũng gặp và hỗ trợ vài lần. Ko đến nỗi sợ rầy rà. Quay cô giáo túm thì ko sợ, đỡ bạn ngất dậy thì sợ. Vãi logic.
Phần nhận định này em phản đối: lý do đấy là trang tư vấn về công tác tuyển sinh, xét tuyển thi đánh giá năng lực cho đầu vào ĐH. Em đọc thì ngoài ra có nhắc nhở cảnh giác lừa đảo, chống thói lười cho học sinh... với phạm vi nội dung đó mà muốn tương tác thì e là khó.
2. Cô giáo P quản lý một trang FB khoảng 2000 thành viên nhưng chỉ có mỗi cô độc diễn chứ ko ai tương tác. (Mợ Jochi Daigaku có nhận định là có thể sợ hoặc có thể không ai muốn dây dưa với cô giáo)
Phần cô có nhiều bạn ghét và sợ. Trước em đi học muộn sợ và ghét thầy kỷ luật và đội sao đỏ bỏ xừ. Nhưng kể rõ là họ sai chỗ nào thì công tâm là mình sai. Ko dám nói cô ko có lỗi nhưng vị trí phụ trách kỷ luật trường thì dễ bị ghét lắm. Con em mới phàn nàn bị sao đỏ báo cô CN là đến muộn vì kim phút trôi qua xíu xiu mà đồng hồ có vẻ nhanh. Em an ủi nhắc đi sớm hơn cho chắc chứ ko dám bênh con. Em chỉ nói nếu con đi bus hay tàu điện thì chậm 5s cũng là lỡ chuyến
Những thông tin trên FB đều là những thông tin có thể là bằng chứng để kết tội một ai đó. Hiện nay, cơ quan công quyền đã/đang/sẽ dùng thông tin trên FB để phạt những người vi phạm.
Những thông tin trên FB khi đọc đều cần được chắt lọc, so sánh và đối chiếu để lọc ra những thông tin đúng, những thông tin sai. (Ở lĩnh vực này thì em tin rằng mợ Jochi Daigaku có năng lực hơn cụ và em rất nhiều – Hầu hết mọi việc mợ ấy đưa ra đều “nói có sách – mách có chứng” cho nên em tin những bằng chứng mợ ấy đưa ra).
Em tư duy và suy luận dựa trên ý kiến chủ quan của em và căn cứ trên cơ sở logic từ các nguồn thông tin khác (mà em đã chỉ cho cụ ở còm trước).
Còn suy diễn của cụ thì ngoài ý kiến chủ quan của cụ thì cụ không đưa ra được cơ sở nào khác. (mặc dù là em đã hỏi, nhưng cụ đã không/hoặc không thể trả lời).
Mặt khác, cụ ví dụ “ai đó ngã ngất ra thì người lạ còn xúm vào nói chi là bạn học” và ‘đi đường thấy ngã xe, động kinh thì cụ cũng hỗ trợ”.
Nhưng ví dụ này của cụ nó không hợp lý với tình huống ở đây vì việc bạn học sinh kia quỳ, khóc, nằm ra sàn là hệ quả của việc cô giáo phạt, đuổi ra khỏi lớp. Bạn kia đang nằm trong hoàn cảnh cô giáo phạt và các bạn cùng lớp đều biết nguyên nhân dẫn đến việc quỳ, khóc, nằm sàn này.
Nó khác hoàn toán với việc tự ngã, tự ngất…
Trường hợp bạn học sinh kia tự dung bị ngã ngất khi đang đi ở sân trường, hoặc tự dưng ngã ngất khi đang ngồi học…., em tin rằng các bạn học sinh khác sẽ xúm vào giúp đỡ ngay thôi.
Đó mới là suy diễn đúng tâm lý của học sinh.