- Biển số
- OF-384589
- Ngày cấp bằng
- 28/9/15
- Số km
- 1,768
- Động cơ
- 257,966 Mã lực
- Tuổi
- 40
Ở đây có mấy vấn đề.Không. Nó đã đồng ý với cô mua chỗ nào thì phải mua đúng chỗ đó. Nếu không nó sai.
1. VĐ1. Nó đồng ý với cô mua ở chỗ nào?
2. VĐ2. Không mua đúng chỗ đó thì nó sai.
* Về VĐ1, việc mua bánh đúng chỗ ấy, có ý nghĩa, giá trị, tầm quan trọng gì? Để đến mức phải "nói sao làm đúng chằn chặn vậy"??? Nếu nó có tầm quan trọng, thì tầm quan trọng đó phải được đưa ra rõ ràng trước khi việc "đồng ý với cô mua ở chỗ nào", để "nó" hiểu được và thực hiện. Còn không, chỉ đơn giản là việc mua bánh, thì "nó" còn không thèm bận tâm đến chỗ nào, cứ tiện là làm, miễn sao có bánh đúng giờ là được. Sao phải phân biệt "đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương".
* Về VĐ2. Không mua đúng chỗ thì nó sai.
Thường về mặt xã hội, sai có 2 loại: Sai dẫn đến trách nhiệm/hậu quả, và sai không dẫn đến trách nhiệm/hậu quả. Tương ứng thì có các cách xử lý vấn đề sai khác nhau.
Ví dụ như các cụ chạy quá tốc độ cho phép 63/60 km/h. Chạy quá tốc độ là sai, nhưng cái sai này không dẫn đến vi phạm hành chính, không bị xử phạt vi phạm hành chính. Hay như 3 ông hẹn nhau đi uống bia chém gió, nói phét, đến quán, chỉ có 2 ông uống, ông còn lại mải chơi, quên mẹ nó luôn, cũng chả dẫn đến trách nhiệm, hậu quả gì, có chăng là phạt mời bữa sau.
Đối với cái sai mà dẫn đến hậu quả/trách nhiệm, thì hậu quả, trách nhiệm đó cũng phải đưa ra trước khi làm (để nếu có sai thì còn xử lý). VD đặt cọc mua đất, không mua mất cọc, không bán phạt bằng cọc, khỏi lằng nhằng.
Quay lại trường hợp ở trường, cái sai "không mua bánh đúng chỗ thống nhất với cô", thuộc cái sai nào? Xử lý ra sao? Không phải cứ nói ngoa làm cha mà nói.