1. Đây bác nhé, dùng điện áp cao hơn giúp giảm lượng dây đồng phải sử dụng, giúp giảm kích thước và khối lượng động cơ nhé, không có thì người ta đã chả sử dụng điện áp cao làm gì:
Link:
https://vn.ineed-motor.com/news/what-is-the-difference-between-a-high-voltage-32451116.html
Và đúng như bác nói, điện áp cao nó cũng có 1 tác dụng nữa là tiết diện dây dẫn sẽ nhỏ đi, khối lượng dây nhỏ đi, nên dễ dàng hơn cho việc treo lên cột (VD như tuyến BTST), và còn làm giảm tổn hao truyền tải, dẫn tới cần ít trạm biến áp hơn là loại tiếp điện ray thứ ba (điện áp 750V, thấp hơn, tổn hao sẽ lớn hơn). Việc này cũng tương tự như truyền tải điện Quốc gia theo các tuyến đường điện cao áp chạy dọc đất nước vậy. Của ta hiện nay đang cao nhất là 500 kV, các bạn Mỹ, Nga, Trung còn có đường dây 750 kV, 1000 kV.
2. Có chống sét vẫn có thể bị sét đánh nhé bác chứ đừng vội chê người ta là chống sét lởm nên mới bị đánh. Bác tiếp địa tốt đến mấy thì cũng vẫn có thể bị sét đánh. Hệ thống chống sét tốt thì dẫn sét xuống đất, bảo vệ được công trình, không bị thiệt hại. Hệ thống lởm dẫn không tốt thì gây ra thiệt hại.
3. Bác giải thích về cái cột thu lôi lý thuyết cao siêu quá, gì mà phóng điện với cả điện tích, nghe cứ như truyện kiếm hiệp của Kim Dung, em hỏi cụ Gồ, cột thu lôi nó đơn giản là như này:
View attachment 8978242
Link:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cột_thu_lôi
Người ta gọi nó là cột thu lôi (cột thu sét) chứ không ai gọi nó là cột phát điện tích, cột phóng sét. Trước nay em học từ vật lý phổ thông đến vật lý đại học, em chưa thấy chỗ nào dạy bảo là cái cột này phát điện tích, phóng điện tích cả.
Bác bảo cột thu lôi tốt thì không bao giờ lo sét đánh, xin thưa là không có chuyện đó, sét không chừa bất cứ ai, nó gọi ai nấy chịu. Nói như bác thì cứ làm cái cột thu lôi thật to đùng, thật vĩ đại như cái tháp phát sóng vậy thì kiểu gì cũng xả được hết điện tích, không bao giờ lo bị vượt quá khả năng xả của cột thu lôi và không bao giờ lo bị sét đánh.