[Funland] Tổng hợp thông tin về tuyến Metro số 1 Metro Bến Thành - Suối Tiên

nghiasup

Xe tải
Biển số
OF-345646
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
252
Động cơ
244,969 Mã lực
Có 2 vấn đề cần phải nói ạ:

1. Sự cố kiểu này xảy ra bao lâu 1 lần. Theo báo viết ở Sing thì mình đoán là bị ở tuyến khác nhau chứ không phải là cùng 1 tuyến, lỗi cũng khác nhau chứ không liên tiếp như metro số 1 và theo mình biết là Máy cắt 1500 VDC bị sét lan truyền rồi cắt chứ không phải sét phang trực tiếp vào đường dây OCS hay đường ray. Các thiết bị chống sét của Nhật được giả định là hàng mới, chứ không phải đã sử dụng được 1 thời gian và chưa được bảo dưỡng, thay thế như bên Sing.

2. Cái vụ tai nạn tàu cao tốc ở TQ là kinh điển, và là ví dụ cho cả thế giới vào bỉ TQ vì hệ thống điều khiển tự động tàu cao tốc này là hàng TQ tự thiết kế, lắp đặt chứ ko mua của Nhật. Rất may là từ 2011 đến giờ hình như sự cố tương tự chưa lặp lại.

3. Với kinh nghiệm đầy mình làm đường sắt đô thị mà bạn Nhật cho mình ăn quả này thì vẫn đắng ngắt cụ ạ.

Nói gì thì nói, của đau con xót, em vẫn hi vọng với trình độ của các bạn Nhật thì các bạn ý sẽ sửa được cái lỗi cứ mưa là tàu dừng thế này. Cái em quan tâm là vì thiết kế dặt dẹo này của Nhật đã được phê duyệt và nghiệm thu thì cái vụ sửa này có được các bạn Hitachi tính là Upgrade option để bóp cổ dân mình thêm phát nữa không.
 
Chỉnh sửa cuối:

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
726
Động cơ
47,150 Mã lực
Tuổi
34
Sét có xu hướng:
+ Đánh vào các vật thể cao
+ Đánh vào các khu vực trống (VD cánh đồng)
+ Đánh vào các khu vực có cây xanh (cái này cũng thực chất là vật thể cao như ở trên)
+ Đánh vào các khu vực có kim loại, vật thể có sóng
...
Vì vậy khi mưa dông có sét người ta khuyến cáo tránh trú bằng cách ngồi xuống, hạ thấp người theo kiểu co ro, không trú dưới tán cây, không trú gần các vật kim loại (vd xe máy, xe đạp, điện thoại, đồng hồ đeo tay, vòng bạc đeo cổ...)

Lôgic thì vật nào càng vươn cao, và lại là chất liệu kim loại thì nguy cơ dính sét càng cao, tức là nó có xu hướng thu hút sét. Thế nên cột thu lôi mới để trên nóc nhà bác nhé (chỗ cao nhất của cái nhà), và làm bằng kim loại nhé. Chứ ko ai để cột thu lôi ở ngang sườn nhà.

Đường tàu đô thị nó vốn đã ở trên cao hành chục m (phần kết cấu bê tông) so với mặt đất rồi, lại thêm cột điện, dây điện vươn lên trên cao nữa thì có khi chỗ cột, dây đó ở vị trí cao tới gần 2 chục m so với mặt đất, nó là bộ phận ở vị trí cao nhất rồi.
Lý luận kiểu như cụ thì e thấy cái tàu dùng ray thứ 3 mới là dễ bị sét đánh. Vì cái cục sắt nó to lù lù dài hàng chục mét chạy nổi như thế đương nhiên dễ thu sét hơi mấy cọng cáp cấp điện cụ ạ.
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,992
Động cơ
476,499 Mã lực
1. Sau này thêm toa thì có thêm động cơ chứ bác, chứ công suất như thế sao gánh nổi 6 toa được. Sau này lên tàu 6 toa thì sẽ tăng thêm công suất nhé. Sẽ thêm 2 toa có cái cần lấy điện trên cao nhé (hiện nay đang là 2 toa có cần lấy điện trên cao, toa giữa không có, toa giữa nó gọi là toa kéo theo, nghĩa là không có động cơ, được các toa có động cơ (có cần lấy điện trên nóc) nó kéo.

2. Bên CLHD là 2 toa có động cơ, bên Nhổn là 3 toa có động cơ. Dùng điện áp cao thì giúp giảm kích thước động cơ (motor). VD BTST là mỗi động cơ 150 kW, CLHD mỗi động cơ 190 kW, Nhổn xêm xêm. Thì cái động cơ của BTST có thể nó chỉ nhỏ xíu bằng 1 nửa động cơ của CLHD, Nhổn, nó sẽ đỡ cồng kềnh, giảm khối lượng. Nó chỉ có tác dụng vậy thôi chứ không phải để đánh giá cái nào xịn hơn cái nào.

3. Tàu tiếp điện trên cao, dây treo trên cao thì theo logic là nguy cơ bị sét đánh cũng cao hơn là tàu tiếp điện ray thứ ba. Họ có dây chống sét, nhưng nếu chẳng may bị đánh vào dây, cột thì chắc sẽ kích hoạt hệ thống bảo vệ, cắt điện, tạm dừng tàu, kiểm tra và restart lại hệ thống điện, ko sao thì mới lại chạy tiếp. Chứ ko có chuyện sét đánh kệ sét đánh cứ chạy phăm phăm. Chuyện đó chỉ có ở máy bay thôi.
2. Phát biểu linh tinh. Ai bảo cụ là điện áp cao thì động cơ nhỏ đi? Công suất động cơ nó phụ thuộc thông lượng từ của vật liệu sắt từ. Tức là cái "cục sắt" trong động cơ ấy. Cục sắt to thì công suất lớn, hoặc vật liệu chế tạo "cục sắt" ấy có thông lượng từ tốt thì nó giúp giảm được khối lượng.
Còn cùng 1 công suất động cơ người ta có thể quấn dây để nó hoạt động ở các mức điện áp khác nhau. Điện áp lớn thì dây nhỏ và phải tăng số vòng dây, điện áp nhỏ thì ngược lại. Nhưng tổng thể về thể tích và khối lượng là như nhau.
Ông Nhựt bủn chơi dây cáp treo nên phải tăng điện áp để dây dẫn nhỏ nhẹ cho dễ treo trên cột. Vì dùng điện áp thấp đòi hỏi dòng điện lớn hơn, phải dùng dây to. Treo cột khó khăn hơn, thế thôi.
Mia, tàu đô thị mà làm cái dây lòng thòng trên đầu là như mứt rồi, còn ra đek gì mà khoe :(
3. Về chống sét, khi đã có dây chống sét thì chỉ trừ khi hệ thống tiếp địa chống sét lởm mới bị sét đánh trực tiếp. Vì khi tiếp địa tốt, dây chống sét nó sẽ trung hòa điện tích đủ để không xảy ra hiện tượng phóng điện (sét đánh) nữa. BT-ST là hệ thống mới mà đã sợ sét thì quá lởm rồi.

Sét có xu hướng:
+ Đánh vào các vật thể cao
+ Đánh vào các khu vực trống (VD cánh đồng)
+ Đánh vào các khu vực có cây xanh (cái này cũng thực chất là vật thể cao như ở trên)
+ Đánh vào các khu vực có kim loại, vật thể có sóng
...
Vì vậy khi mưa dông có sét người ta khuyến cáo tránh trú bằng cách ngồi xuống, hạ thấp người theo kiểu co ro, không trú dưới tán cây, không trú gần các vật kim loại (vd xe máy, xe đạp, điện thoại, đồng hồ đeo tay, vòng bạc đeo cổ...)

Lôgic thì vật nào càng vươn cao, và lại là chất liệu kim loại thì nguy cơ dính sét càng cao, tức là nó có xu hướng thu hút sét. Thế nên cột thu lôi mới để trên nóc nhà bác nhé (chỗ cao nhất của cái nhà), và làm bằng kim loại nhé. Chứ ko ai để cột thu lôi ở ngang sườn nhà.

Đường tàu đô thị nó vốn đã ở trên cao hành chục m (phần kết cấu bê tông) so với mặt đất rồi, lại thêm cột điện, dây điện vươn lên trên cao nữa thì có khi chỗ cột, dây đó ở vị trí cao tới gần 2 chục m so với mặt đất, nó là bộ phận ở vị trí cao nhất rồi.
Về lý thuyết sét đánh thì cụ nói đúng, nhưng về cột thu lôi để sét đánh vào là sai rồi. Cột thu lôi nó tích tụ điện tích. Khi xảy ra hiện tượng tích tụ điện tích ở khu vực công trình cần bảo vệ, các điện tích sẽ tập trung về mũi nhọn của cột thu lôi. Do tập trung mật độ lớn (chưa đủ để tạo sét) thì các điện tích này đã thông qua mũi nhọn của cột thu lôi để phóng vào không khí rồi. Như vậy điện tích sẽ được xả từ từ và chủ động qua cột thu lôi nên sẽ không bị sét đánh nữa - như vậy hình dung đơn giản, cột thu lôi có tác dụng như một cái lỗ nhỏ để xả hơi từ từ quả bóng bị bơm căng, không để nó tự nổ.
Chỉ trừ khi lượng điện tích vượt quá khả năng xả của cột thu lôi thì mới xảy ra sét đánh, và mức độ sẽ nhẹ hơn.
Hiện nay, ở các công trình lớn người ta không dùng cột thu lôi nữa, mà người ta dùng "kim thu sét chủ động" sẽ hiệu quả hơn cột thu lôi nhiều - các cụ có thể gõ từ khóa kim thu sét chủ động, rất nhiều nơi bán và giới thiệu.
 
Chỉnh sửa cuối:

nghiasup

Xe tải
Biển số
OF-345646
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
252
Động cơ
244,969 Mã lực
Hiện nay, ở các công trình lớn người ta không dùng cột thu lôi nữa, mà người ta dùng "kim thu sét chủ động" sẽ hiệu quả hơn cột thu lôi nhiều - các cụ có thể gõ từ khóa kim thu sét chủ động, rất nhiều nơi bán và giới thiệu.
Em kéo áo cụ một chút ạ, cái kim thu sét chủ động hay ESE là trò bịp thế kỉ do mấy thằng Pháp và Tây ban Nha phát minh ra. Nó là dạng "thực phẩm chức năng" chứ không phải "thuốc" ạ.

Bản thân trong cái tiêu chuẩn NFC 17-102 nó cũng ghi cái kim ESE là bảo vệ bổ sung thôi, không thay thế được hệ thống chống sét theo IEC 62305 (dịch ra tiếng Việt là TCVN 9888).

Trong tiêu chuẩn chính thức của VN lẫn bên PCCC thì đều không có chỗ nào ghi bắt buộc phải lắp cái kim ESE này nhưng mà thế quái nào hồ sơ đi trình PCCC thì các anh thẩm duyệt đều nhắn miệng là lắp cái kim đấy vào rồi anh phê cho. Hài vãi.

PS: Cụ google các vụ nhà chỉ có kim ESE mà không có hệ thống chống sét chính tiêu chuẩn (mà bị bọn nó dịch là "cổ điển") bị đánh tơi bời mà xem. Vui lắm.
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,992
Động cơ
476,499 Mã lực
Em kéo áo cụ một chút ạ, cái kim thu sét chủ động hay ESE là trò bịp thế kỉ do mấy thằng Pháp và Tây ban Nha phát minh ra. Nó là dạng "thực phẩm chức năng" chứ không phải "thuốc" ạ.

Bản thân trong cái tiêu chuẩn NFC 17-102 nó cũng ghi cái kim ESE là bảo vệ bổ sung thôi, không thay thế được hệ thống chống sét theo IEC 62305 (dịch ra tiếng Việt là TCVN 9888).

Trong tiêu chuẩn chính thức của VN lẫn bên PCCC thì đều không có chỗ nào ghi bắt buộc phải lắp cái kim ESE này nhưng mà thế quái nào hồ sơ đi trình PCCC thì các anh thẩm duyệt đều nhắn miệng là lắp cái kim đấy vào rồi anh phê cho. Hài vãi.

PS: Cụ google các vụ nhà chỉ có kim ESE mà không có hệ thống chống sét chính tiêu chuẩn (mà bị bọn nó dịch là "cổ điển") bị đánh tơi bời mà xem. Vui lắm.
Thực tế vụ này khá tranh cãi đấy cụ. Vì khi lắp lên rồi thì đíu thấy sét nó oánh nữa, nên chẳng biết là do thuốc hay TPCN nó khỏi bệnh :))
Tuy nhiên khi đọc giải thích nguyên lý cái kim này em thấy nó cũng có lý đấy.
 

nghiasup

Xe tải
Biển số
OF-345646
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
252
Động cơ
244,969 Mã lực
Thực tế vụ này khá tranh cãi đấy cụ. Vì khi lắp lên rồi thì đíu thấy sét nó oánh nữa, nên chẳng biết là do thuốc hay TPCN nó khỏi bệnh :))
Tuy nhiên khi đọc giải thích nguyên lý cái kim này em thấy nó cũng có lý đấy.
Nhà sản xuất thì nói công khai mình là thực phẩm chức năng, nhưng mà bọn bán hàng với bác sĩ kê đơn nói nó là thuốc tiên thế nên con bệnh thiếu hiểu biết cứ mua về uống, không bổ lọ cũng bổ chai.

Còn thực phẩm chức năng nào qua mồm mấy em bán hàng với trình dược viên thì cũng đều vô cũng hợp lý hết, nếu thiếu cơ sở khoa học thì các em bán hàng sẽ tự phát minh ra kết quả nghiên cứu cho cụ tin luôn.

Thôi, em xin mạn phép không tranh luận về chống sét nữa, tránh làm loãng thớt.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top