[Funland] Tổng hợp thông tin về tuyến Metro số 1 Metro Bến Thành - Suối Tiên

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Hiện nay, Malaysia đã va đang nâp cấp toàn bộ đường sắt Bắc – Nam (từ Padang Besar biên giới với Thái Lan đến Johor Baru biên giới với Singapore, vẫn dùng khổ đường sắt 1000 mm nhưng điện khí hóa hoàn toàn và làm đường đôi, xóa đường cong và giao cắt đồng mức, cho phép tàu chạy tối đa 160 km/h). Thái Lan cũng đang nâng cấp toàn bộ hệ thống đường sắt khổ 1000 mm của họ (làm thành đường đôi, một số đoạn điện khí hóa), tập trung vào tuyến từ phía Nam (Hat Yai giáp với Pedang Besar, Malaysia) đến phía Đông Bắc (Nong Khai giáp với Vientiane, Lào)
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,807
Động cơ
794,446 Mã lực
Em tin là dù cho tuyến Bến Thành - Suối Tiên có bị sập thì cũng không chiếm tài nguyên trên các mặt báo, mạng XH... như tin Cát Linh - Hà Đông doanh thu 5 tỷ, lỗ lũy kế 160 tỷ.
Từ hôm qua đến giờ báo chí rồi Mạng XH đăng liên tục là CL-HD doanh thu có 5 tỷ, lỗ 55 tỷ, lỗ lũy kế 160 tỷ mà lờ đi đây là kết quả năm 2021, nó kinh doanh có 1 tháng 3 tuần trong đó mất 15 ngày chạy miễn phí và làm gì có thằng GTCC nào không lỗ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Em tin là dù cho tuyến Bến Thành - Suối Tiên có bị sập thì cũng không chiếm tài nguyên trên các mặt báo, mạng XH... như tin Cát Linh - Hà Đông doanh thu 5 tỷ, lỗ lũy kế 160 tỷ.
Từ hôm qua đến giờ báo chí rồi Mạng XH đăng liên tục là CL-HD doanh thu có 5 tỷ, lỗ 55 tỷ, lỗ lũy kế 160 tỷ mà lờ đi đây là kết quả năm 2021, nó kinh doanh có 1 tháng 3 tuần trong đó mất 15 ngày chạy miễn phí và làm gì có thằng GTCC nào không lỗ?
Sao đám báo chí không vào hỏi thăm cầu Nhật Tân làm mất 860 triệu $ ( tuyến CL HĐ mất 868 triệu $) đã thu hồi vốn được đồng nào chưa?
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Nhưng đi thế nào cụ. Dự kiến tuyến tp. Hồ Chí Minh – Cần Thơ xây là đường đôi, khổ tiêu chuẩn 1435mm, chở cả hàng và người. Nhưng tuyến đường sắt tốc độ cao sau này (chưa biết bao giờ xây xong) Hà Nội – Hồ Chí Minh dự kiến chỉ chở người. Như vậy, hàng vận chuyển từ Cần Thơ đến tp. Hồ Chí Minh sẽ phải sang toa, chuyển từ đường sắt 1435 mm sang đường sắt Bắc Nam hiện tại (1000 mm), rất là không thiết thực.

Theo cá nhân em thì chỉ nên kéo dài đường sắt khổ 1m đến Cần Thơ và nối sang Campuchia qua ngả Poipet. Đường sắt Campuchia hiện tại khổ 1m (tương lai nhiều khả năng cũng chỉ xây đường sắt cao tốc là khổ tiêu chuẩn 1435 mm, tức là không dùng chở hàng), nối sang Thái Lan và Malaysia vẫn là khổ 1m. Hàng từ Cần Thơ có thể đi đến tận ga Yên Viên (để chuyển tiếp sang khổ 1435 mm đi Trung Quốc hoặc sang Nga, châu Âu hoắc đi đến Johor Baru (biên giới Malaysia với Singapore) vẫn dùng đường sắt khổ 1m, thậm chí sang tận Myanmar qua ngả Thái Lan.

Hiện tại, đường sắt Trung Quốc sang châu Âu qua Nga hoặc Kazakhstan vẫn phải sang toa (tức là chuyển container từ tàu khổ 1435 mm sang 1520 mm (là khổ đường sắt Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Belarus), sau đó đến biên giới Belarus – Ba Lan lại chuyển về khổ đường sắt 1435 mm để sang Đức, Pháp, Anh (tàu khách thì thay bánh xe (Bogie), còn tàu hàng theo em hiểu là phải sang toa). Những lần sang toa thế này đều rất tốn kém.
ĐSCT đoạn Tp HCM - Cần Thơ là đám Nhật và đám Bộ GTVT lobby để được triển khai, nhưng cả 2 thằng đó đều hiểu sai ý của thủ tư.ớng.
Tháng 11 năm ngoái thì Thủ t.ướng thăm Nhật Bản, trong chuyến thăm đó có gặp CEO của cty Hitachi, ông Hitachi đề nghị được tham gia các dự án đường sắt tại VN. Thủ tư.ớng "hoan nghênh" Hitachi và gợi ý cho Hitachi đầu tư PPP vào dự án đsct Tp HCM-Cần Thơ. Thực chất gợi ý của Thủ t.ướng như kiểu đánh đố Hitachi chứ không phải theo ý nghĩa là sẽ triển khai tuyến đó trước.
Nhưng đám Nhật và Bộ GTVT toàn bọn ngu, hoặc giả ngu để cố gắng triển khai "theo đề xuất của thủ t.ướng". Tất nhiên, nguồn vốn đầu tư là vốn công, còn bọn Nhật chỉ làm nhà thầu.
 

fuotpro

Xe tải
Biển số
OF-358029
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
356
Động cơ
264,436 Mã lực
ĐSCT đoạn Tp HCM - Cần Thơ là đám Nhật và đám Bộ GTVT lobby để được triển khai, nhưng cả 2 thằng đó đều hiểu sai ý của thủ tư.ớng.
Tháng 11 năm ngoái thì Thủ t.ướng thăm Nhật Bản, trong chuyến thăm đó có gặp CEO của cty Hitachi, ông Hitachi đề nghị được tham gia các dự án đường sắt tại VN. Thủ tư.ớng "hoan nghênh" Hitachi và gợi ý cho Hitachi đầu tư PPP vào dự án đsct Tp HCM-Cần Thơ. Thực chất gợi ý của Thủ t.ướng như kiểu đánh đố Hitachi chứ không phải theo ý nghĩa là sẽ triển khai tuyến đó trước.
Nhưng đám Nhật và Bộ GTVT toàn bọn ngu, hoặc giả ngu để cố gắng triển khai "theo đề xuất của thủ t.ướng". Tất nhiên, nguồn vốn đầu tư là vốn công, còn bọn Nhật chỉ làm nhà thầu.
Hôm trước có mấy đồng chí 3 que và bè lũ tự nhục, thậm chí cả VOV đăng bài viết đường sắt cao tốc Ai Cập 2000km xây hết có 8 tỷ USD từ hợp đồng với Siemens, rồi so sánh với đường sắt của TQ xây cho Lào. Đọc kỹ tin gốc hóa ra đó chỉ là gói thầu cung cấp thiết bị bao gồm đường ray, toa xe, hệ thống điều khiển, chưa bao gồm chi phí xây dựng, giải phóng mặt bằng, nhân công....Nếu nhờ các anh tây trắng xây 2000km thì xin thêm khoảng 40 tỷ USD nữa là ít nhé các cụ.

 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Hôm trước có mấy đồng chí 3 que và bè lũ tự nhục, thậm chí cả VOV đăng bài viết đường sắt cao tốc Ai Cập 2000km xây hết có 8 tỷ USD từ hợp đồng với Siemens, rồi so sánh với đường sắt của TQ xây cho Lào. Đọc kỹ tin gốc hóa ra đó chỉ là gói thầu cung cấp thiết bị bao gồm đường ray, toa xe, hệ thống điều khiển, chưa bao gồm chi phí xây dựng, giải phóng mặt bằng, nhân công....Nếu nhờ các anh tây trắng xây 2000km thì xin thêm khoảng 40 tỷ USD nữa là ít nhé các cụ.

Báo chí toàn cầu, do ảnh hưởng bởi tư tưởng tự do (liberal) và sự chi phối của đồng tiền, đã trở nên thối rữa và đang cản trở bước tiến xã hội, hơi giống đám hủ nho ở Việt Nam Triều Tiên, Trung Hoa,… thế kỷ 19. Tư tưởng rất cao đẹp nhưng thực thi càng ngày càng xa rời tôn chỉ.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,279
Động cơ
504,507 Mã lực
Có bài viết này nhìn nhận khách quan và đúng đắn


“Đường sắt Cát Linh Hà Đông lỗ 160 tỷ, riêng năm 2021 lỗ 63.73 tỷ đồng” là chủ đề mà nhiều tờ báo Việt Nam đăng tải trong ngày hôm qua.
“Càng chạy càng lỗ”, “tốt nhất nên dừng khai thác” là ý kiến của nhiều fbers đăng hoặc comment trên facebook.

Câu hỏi đặt ra là hệ thống đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng của các nước tiên tiến có lãi không? Nếu lỗ thì họ xử lý thế nào, có dừng khai thác không, nếu không dừng khai thác thì họ lấy tiền đâu để bù lỗ để hệ thống giao thông công cộng ở các thành phố tiếp tục hoạt động?

Đây là số liệu của hệ thống giao thông công cộng của TP New York Mỹ (MTA): Năm 2014 MTA chỉ thu được 7 tỷ USD tiền bán vé (từ 6 triệu hành khách đi tàu điện ngầm và xe bus), trong khi đó tổng chi phí là 14.6 tỷ USD (theo New York Dailynews). Điều ấy có nghĩa là năm 2014 MTA lỗ 7.6 tỷ USD, trong 2 năm 2020-2021 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 số lỗ của MTA lên đến 34.5 tỷ USD và đến năm 2024 dự kiến số lỗ vẫn là 16.2 tỷ USD (theo NYT).

Tại sao lỗ liên tiếp như vậy mà MTA không dừng hoạt động, họ lấy tiền ở đâu để duy trì? Câu trả lời là chính phủ liên bang và chính phủ bang New York, chính quyền TP New York tài trợ.

Không chỉ có New York, các hệ thống GTCC ở các TP lớn khác của Mỹ cũng bị lỗ và đều nhận được tiền tài trợ từ chính phủ liên bang và chính phủ các bang. Riêng năm 2019 tiền tài trợ cho hệ thống GTCC của Mỹ là 79 tỷ USD (tiền tài trợ chiếm 2/3 chi phí của hệ thống GTCC Mỹ, tức tiền bán vé chỉ có 1/3 thôi), trong đó các bang và các thành phố tài trợ cỡ 60 tỷ USD, còn chính phủ liên bang tài trợ cỡ 19 tỷ USD.

Đấy là ở Mỹ, còn Anh UK thì sao? Năm tài khoá 2019-2020 hệ thống GTCC ở London cũng lỗ 4.3 tỷ bảng Anh (5.25 tỷ USD), trong đó chính phủ tài trợ 3.4 tỷ bảng và đi vay ngân hàng 0.9 tỷ bảng.

Vậy tại sao hệ thống GTCC (tàu điện ngầm, tàu đường sắt đô thị, xe bus) ở hầu hết các đô thị trên thế giới đều lỗ mà người ta vẫn duy trì, không dừng hoạt động, vẫn tiếp tục xây mới với những khoản đầu tư khổng lồ?

Câu trả lời là hệ thống GTCC (tàu điện ngầm, tàu đường sắt, xe bus) tuy không mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp, thậm chí thua lỗ, nhưng nó lại mang lại lợi ích kinh tế và xã hội gián tiếp, nó tối đa hoá lợi ích của toàn xã hội.
Với khả năng vận chuyển lượng hành khách cực lớn, hệ thống GTCC giúp giảm ùn tắc giao thông giờ cao điểm, giảm ô nhiễm không khí, đảm bảo an toàn cho hành khách, tiết kiệm nhiên liệu…. Với hệ thống giao thông công cộng người lao động sẽ đến công sở nhanh hơn, nhờ đó năng xuất lao động toàn xã hội cao hơn, không những thế hệ thống GTCC sẽ giúp giảm đầu tư cho hệ thống giao thông đô thị (nếu không có GTCC thì để giảm ùn tắc giao thông chinh phủ sẽ phải đầu tư nhiều tiền để mở thêm nhiều đường phố, đường trên cao, hầm chui, cầu vượt trong nội đô, nếu tính toán kỹ thì số tiền đầu tư này còn lớn hơn đầu tư cho GTCC).

Là phương tiện giao thông công cộng, phục vụ tất cả các tầng lớp lao động, trong đó có sinh viên và lao động nghèo, thế nên giá vé phải rẻ, phù hợp với thu nhập nên hầu hết các chính phủ đều kiểm soát giá vé của các phương tiện GTCC.

Trên đây là câu trả lời cho các câu hỏi “GTCC lỗ mà vẫn cần đầu tư, vẫn duy trì hoạt động” và “tại sao lỗ mà vẫn có tiền để duy trì hệ thống GTCC”.

Hy vọng rằng các báo Việt Nam không có những bài viết kiểu bêu riếu đường sắt Cát Linh Hà Đông lỗ nữa, vì không những nó còn lỗ tiếp trong nhiều năm tới mà cả các tuyến Metro Bến Thành Suối Tiên, Nhổn Ga Hà Nội cũng sẽ lỗ như CL-HĐ khi đi vào hoạt động thôi (chỉ có thể hết lỗ khi số hành khách đi đông và đưa vào khai thác BDS cho thuê ở các nhà ga).

PS: Trong các hệ thống GTCC trên thế giới có hệ thống GTCC của Hongkong có lãi.

FB Đỗ Cao Bảo.
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
11,583
Động cơ
538,275 Mã lực
Hôm trước có mấy đồng chí 3 que và bè lũ tự nhục, thậm chí cả VOV đăng bài viết đường sắt cao tốc Ai Cập 2000km xây hết có 8 tỷ USD từ hợp đồng với Siemens, rồi so sánh với đường sắt của TQ xây cho Lào. Đọc kỹ tin gốc hóa ra đó chỉ là gói thầu cung cấp thiết bị bao gồm đường ray, toa xe, hệ thống điều khiển, chưa bao gồm chi phí xây dựng, giải phóng mặt bằng, nhân công....Nếu nhờ các anh tây trắng xây 2000km thì xin thêm khoảng 40 tỷ USD nữa là ít nhé các cụ.

Em đọc có đoạn này:

Siemens Mobility sẽ cung cấp 41 tàu cao tốc, 94 tàu vùng và 41 đầu tàu kéo hàng. Ngoài ra, 8 nhà ga cũng sẽ được xây dựng với hợp đồng bảo trì kéo dài 15 năm.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Em đọc có đoạn này:

Siemens Mobility sẽ cung cấp 41 tàu cao tốc, 94 tàu vùng và 41 đầu tàu kéo hàng. Ngoài ra, 8 nhà ga cũng sẽ được xây dựng với hợp đồng bảo trì kéo dài 15 năm.
8 depot và bãi để tàu chứ không phải 8 nhà ga đâu cụ. (Siemens sẽ cung cấp gần như toàn bộ hệ thống tàu, tín hiệu, thiết bị điện, depot và dịch vụ bảo trì trong 15 năm).
Đọc báo tiếng Việt liên quan tý kỹ thuật thì nhiều khi thông tin không chuẩn xác vì trình độ lều báo của mình thấp quá, không chuyên về kỹ thuật dịch không đúng. Thông tin chi tiết hơn tại đây: https://press.siemens.com/global/en/pressrelease/siemens-mobility-finalizes-contract-2000-km-high-speed-rail-system-egypt
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,279
Động cơ
504,507 Mã lực
Công ty metro Hà Nội đã trải qua trường hợp như vậy nhưng đâu có kêu gì đâu nhỉ.
Em được biết trong lúc thằng CL-HD chưa chạy thì TP.HN trả lương tối thiểu vùng thôi, anh chị em công nhân viên phải làm thêm như bán hàng online, chạy xe công nghệ, bán sim/thẻ cào... để duy trì. Nhưng cũng có đến 28% nghỉ việc.

Còn trong TP. HCM thì kêu một phát lên cấp cao nhất về hành pháp luôn, chứng tỏ luôn rất ưu đãi, ưu tiên TP. HCM nhất.
 

vutuanlong

Xe điện
Biển số
OF-385138
Ngày cấp bằng
2/10/15
Số km
2,029
Động cơ
260,761 Mã lực
Nơi ở
Chọn quận huyện
Dự án đường sắt cao tốc của VN trình QH là ~58 tỷ $ cho 1700km chiều dài toàn tuyến
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,461
Động cơ
221,804 Mã lực
Công ty metro Hà Nội đã trải qua trường hợp như vậy nhưng đâu có kêu gì đâu nhỉ.
Em được biết trong lúc thằng CL-HD chưa chạy thì TP.HN trả lương tối thiểu vùng thôi, anh chị em công nhân viên phải làm thêm như bán hàng online, chạy xe công nghệ, bán sim/thẻ cào... để duy trì. Nhưng cũng có đến 28% nghỉ việc.

Còn trong TP. HCM thì kêu một phát lên cấp cao nhất về hành pháp luôn, chứng tỏ luôn rất ưu đãi, ưu tiên TP. HCM nhất.
Khác xa mà, một bên còn có lương nhưng trả thấp, còn 1 bên hết sạch tiền.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,279
Động cơ
504,507 Mã lực
Khác xa mà, một bên còn có lương nhưng trả thấp, còn 1 bên hết sạch tiền.
Không. Cả 2 khi chưa vận hành đều không có lương. Đều phải nhờ tạm ứng của Thành phố do đây là doanh nghiệp công ích do Thành phố thành lập.
Nhưng cái khác là một bên linh hoạt trong điều hành, mặc dù cũng có tổn thất (28% nghỉ việc), còn một bên thì đang kêu xin (số lượng nghỉ việc chưa biết).
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
11,583
Động cơ
538,275 Mã lực
Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1 - đơn vị vận hành tuyến metro số 1 của TP Hồ Chí Minh) vừa có văn bản khẩn gửi Văn phòng Chính phủ xin chủ trương giải quyết khó khăn cho công ty.

Theo HURC1, do chưa có nguồn thu nên giải pháp duy nhất là tạm ứng sử dụng vốn điều lệ ban đầu được cấp là 14 tỉ đồng. Đến tháng 8/2021, công ty không còn bất cứ nguồn kinh phí nào để hoạt động, lương và khoản bảo hiểm cho người lao động liên tục trong nhiều tháng qua không được chi trả. Tình hình công ty hết sức khó khăn, có nguy cơ phải gián đoạn nhiệm vụ đang thực hiện.

Cụ thể, toàn bộ người lao động công ty chưa được chi trả lương từ tháng 2/2022 đến nay và chưa được đóng các khoản bảo hiểm xã hội từ tháng 7/2021.

Trước đó, UBND TP Hồ Chí Minh đã xin Thủ tướng cùng các bộ liên quan được tạm ứng ngân sách bố trí cho HURC1 hoạt động. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn khác nhau nên TP Hồ Chí Minh chưa giải quyết được kinh phí cho công ty.

Theo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, dù phương án theo hướng dẫn của Bộ Tài chính hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều cần nhiều thời gian thực hiện, trong khi trình trạng và nhu cầu kinh phí cho công ty hiện đang rất cấp thiết.

Do đó, HURC1 kiến nghị Văn phòng Chính phủ quan tâm, hỗ trợ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ sớm có ý kiến đồng thuận chủ trương cho TP Hồ Chí Minh được tạm ứng kinh phí trong thời gian chờ nghiên cứu thực hiện theo phương án hướng dẫn của các bộ.

Theo: TTXVN
 

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,927
Động cơ
280,954 Mã lực
Em tin là dù cho tuyến Bến Thành - Suối Tiên có bị sập thì cũng không chiếm tài nguyên trên các mặt báo, mạng XH... như tin Cát Linh - Hà Đông doanh thu 5 tỷ, lỗ lũy kế 160 tỷ.
Từ hôm qua đến giờ báo chí rồi Mạng XH đăng liên tục là CL-HD doanh thu có 5 tỷ, lỗ 55 tỷ, lỗ lũy kế 160 tỷ mà lờ đi đây là kết quả năm 2021, nó kinh doanh có 1 tháng 3 tuần trong đó mất 15 ngày chạy miễn phí và làm gì có thằng GTCC nào không lỗ?
Khi mấy tuyến tàu điện ngầm trong SG và HN mà khai thác sẽ lỗ sấp mặt luôn, lỗ cực lớn! Mấy tuyến đó vốn gấp nhiều lần so với CL-HĐ.

Cứ so các tuyến này với mấy tuyến cao tốc BOT thì sẽ thấy ngay về sự lỗ của tàu điện ngầm. ĐƯơng nhiên đó là giao thông công cộng, như xe buýt, sẽ phải bù lỗ, nhưng các tuyến đó đội vốn, kéo dài thời gian thi công chưa biết thời điểm khai thác thì càng mêt mỏi.

Cuối cùng chỉ có dân là chết toi với phát xít nhật và thực dân châu âu ở mấy tuyến đường sắt đô thị này.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,412
Động cơ
262,247 Mã lực
Khi mấy tuyến tàu điện ngầm trong SG và HN mà khai thác sẽ lỗ sấp mặt luôn, lỗ cực lớn! Mấy tuyến đó vốn gấp nhiều lần so với CL-HĐ.

Cứ so các tuyến này với mấy tuyến cao tốc BOT thì sẽ thấy ngay về sự lỗ của tàu điện ngầm. ĐƯơng nhiên đó là giao thông công cộng, như xe buýt, sẽ phải bù lỗ, nhưng các tuyến đó đội vốn, kéo dài thời gian thi công chưa biết thời điểm khai thác thì càng mêt mỏi.

Cuối cùng chỉ có dân là chết toi với phát xít nhật và thực dân châu âu ở mấy tuyến đường sắt đô thị này.
Ai tính vốn vào lỗ lãi đâu cụ. Mấy cái GTCC này chỉ tính thu vs chi trong vận hành, bảo trì bảo dưỡng thôi.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,804
Động cơ
163,080 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ít nhất như tuyến Cát Linh đợt năm 2018, 2019. Dù chậm nhưng vẫn còn biết đang vướng mắc ở đâu, nhìn thấy tương lai gần là nó sẽ chạy. Bộ Giao thông vẫn họp hành thường xuyên.

Như 2 cái tuyến Nhật, Pháp này thật sự là đáng quan ngại. Tất cả mọi thứ đều im lìm không thấy một thông tin động đậy của dự án. Kể cả khi phát hiện ra sự cố rõ như ban ngày nhưng cũng vẫn im lìm trong việc giải quyết.
 
Biển số
OF-739045
Ngày cấp bằng
11/8/20
Số km
253
Động cơ
59,701 Mã lực
Tuổi
44
Ít nhất như tuyến Cát Linh đợt năm 2018, 2019. Dù chậm nhưng vẫn còn biết đang vướng mắc ở đâu, nhìn thấy tương lai gần là nó sẽ chạy. Bộ Giao thông vẫn họp hành thường xuyên.

Như 2 cái tuyến Nhật, Pháp này thật sự là đáng quan ngại. Tất cả mọi thứ đều im lìm không thấy một thông tin động đậy của dự án. Kể cả khi phát hiện ra sự cố rõ như ban ngày nhưng cũng vẫn im lìm trong việc giải quyết.
Vậy còn vướng mắc ở đâu hả cụ? Khuất tất ở chỗ nào?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top