- Biển số
- OF-34470
- Ngày cấp bằng
- 2/5/09
- Số km
- 2,232
- Động cơ
- 504,382 Mã lực
Tùy tải trọng mà dùng vật liệu gì làm gối. Cầu gỗ nhẹ thì cụ dùng gối bằng gỗ cũng được.Các cụ cho em hỏi. Mỗi cái gối dầm của cầu này bằng cao su hay tất cả các cây cầu khác cũng đều làm bằng cao su. Sao không làm bằng chất liệu khác(sắt, gỗ, bê tông) mà phải làm bằng cao su?
Gối có loại cố định và di động. Nhưng kể cả gối cố định thì nó vẫn có sự dịch chuyển tới-lui rất nhỏ. Do các đặc tính này thì người ta không làm gối bằng bê tông. Tuy nhiên, bệ kê gối thì sẽ là bê tông cốt thép vì tính chất vững chắc, cứng cáp của nó.
Còn với tải trọng ô tô hay tàu hoả thì sẽ dùng gối cao su hay gối thép.
Ngày xưa hay dùng gối thép cho cầu đường sắt. Đầu di động sẽ làm dạng con lăn thép. Tuy nhiên do khó khăn bảo trì và tránh hiện tượng "ratcheting" (bị kẹt do dị vật nên không hoàn toàn trở về vị trí cũ) nên người ta thay bằng gối cao su.
Gối cao su có loại gối chậu và gối miếng.
Gối chậu là tấm cao su đặt trong "chậu" thép. Nó chịu lực và tuổi thọ cao hơn.
Gối miếng là cái cục đen đen ở trang trước. Để tránh nó biến dạng thì người ta đặt vào trong nó các lớp bản thép, nên hay gọi là gối cao su cốt bản thép.
Do gối là vật vừa chịu lực (nén, uốn, kéo) và lực xung kích do tải trọng động thì cao su là vật liệu thích hợp nhất.