- Biển số
- OF-34470
- Ngày cấp bằng
- 2/5/09
- Số km
- 2,302
- Động cơ
- 504,812 Mã lực
Nhân tiện nhắc đến Vành đai 3 của Hà Nội bị chuyển vị gối cao su thì em ngứa nghề vào bình loạn cho vui. So sánh giữa 2 công trình cùng hiện tượng chuyển vị gối cao su này nhé:
- Giống nhau:
+ Đều sử dụng tấm gối cao su bản thép đơn thuần.
+ Đều là ODA của NB, do nhà thầu NB thi công.
- Khác nhau:
+ Một cái đã đưa vào khai thác (VĐ3), một cái thì chưa có hoạt tải gì (BT-ST).
+ Một cái thì dầm giản đơn nhưng có bản liên tục nhiệt (VĐ3), một cái dầm giản đơn đơn thuần (BT-ST).
- Về thằng VĐ 3:
Ở đây ghi nhận hiện tượng tấm gối cao su bản thép bị chuyển vị tại vị trí liên kết bản liên tục nhiệt, các vị trí khe co giãn thì không bị. Về lý thuyết, cầu dầm giản đơn có bản liên tục nhiệt thì tính như dầm giản đơn, nhưng thực tế nó chịu tác dụng một phần hiệu ứng “dầm liên tục” do có bản liên tục nhiệt tại phần mặt cầu.
Như vậy nó trái với Tiêu chuẩn VN (bản chất là tiêu chuẩn châu Âu) chỉ sử dụng gối cao su bản thép cho dầm giản đơn. Thằng NB nó bảo thủ thế nào thì em nói trên diễn đàn nhiều rồi nên khỏi nhắc lại nha.
Về nguyên nhân món này thì Bộ GTVT đang đặt hàng. Sắp có kết quả rồi đó. Chú ý là thằng này chỉ giống hiện tượng, chứ bản chất khác hoàn toàn vụ BT-ST nha.
- Về thằng BT-ST:
Hiện giờ thì thằng NB đang tìm nguyên nhân. Còn em dự nguyên nhân thì ở cái topic về đường sắt CL-HĐ rồi, khỏi post lại cho tốn tài nguyên diễn đàn nha.
* Có cụ nào thắc mắc dầm đè lên gối cao su thì nó bị nén xuống.
Đúng như vậy, cái giới hạn nén này là 5% chiều cao gối nha. Ví dụ gối cao 100mm thì tính toán cho phép nén xuống 95mm, nén quá là tìm biện pháp khác nha (thay gối chịu tải lớn hơn, điều chỉnh bệ kê, xem xét lại tải phân bố tại các vị trí đặt gối,…)
PS: Về vị trí của thằng BT-ST thì cái hình chụp các tấm kê kia khá chi tiết rồi (các cụ so sánh tấm kê bên phải và gối bên trái thì nhận ra ngay). Nếu các cụ chưa hình dung ra vị trí thì đọc theo link sau nha (cái khoanh đỏ chính là vị trí mà nó đặt mấy tấm kê tạm đó).
https://tuoitre.vn/can-canh-su-co-roi-goi-cao-su-tai-tuyen-metro-so-1-20201111154153005.htm
- Giống nhau:
+ Đều sử dụng tấm gối cao su bản thép đơn thuần.
+ Đều là ODA của NB, do nhà thầu NB thi công.
- Khác nhau:
+ Một cái đã đưa vào khai thác (VĐ3), một cái thì chưa có hoạt tải gì (BT-ST).
+ Một cái thì dầm giản đơn nhưng có bản liên tục nhiệt (VĐ3), một cái dầm giản đơn đơn thuần (BT-ST).
- Về thằng VĐ 3:
Ở đây ghi nhận hiện tượng tấm gối cao su bản thép bị chuyển vị tại vị trí liên kết bản liên tục nhiệt, các vị trí khe co giãn thì không bị. Về lý thuyết, cầu dầm giản đơn có bản liên tục nhiệt thì tính như dầm giản đơn, nhưng thực tế nó chịu tác dụng một phần hiệu ứng “dầm liên tục” do có bản liên tục nhiệt tại phần mặt cầu.
Như vậy nó trái với Tiêu chuẩn VN (bản chất là tiêu chuẩn châu Âu) chỉ sử dụng gối cao su bản thép cho dầm giản đơn. Thằng NB nó bảo thủ thế nào thì em nói trên diễn đàn nhiều rồi nên khỏi nhắc lại nha.
Về nguyên nhân món này thì Bộ GTVT đang đặt hàng. Sắp có kết quả rồi đó. Chú ý là thằng này chỉ giống hiện tượng, chứ bản chất khác hoàn toàn vụ BT-ST nha.
- Về thằng BT-ST:
Hiện giờ thì thằng NB đang tìm nguyên nhân. Còn em dự nguyên nhân thì ở cái topic về đường sắt CL-HĐ rồi, khỏi post lại cho tốn tài nguyên diễn đàn nha.
* Có cụ nào thắc mắc dầm đè lên gối cao su thì nó bị nén xuống.
Đúng như vậy, cái giới hạn nén này là 5% chiều cao gối nha. Ví dụ gối cao 100mm thì tính toán cho phép nén xuống 95mm, nén quá là tìm biện pháp khác nha (thay gối chịu tải lớn hơn, điều chỉnh bệ kê, xem xét lại tải phân bố tại các vị trí đặt gối,…)
PS: Về vị trí của thằng BT-ST thì cái hình chụp các tấm kê kia khá chi tiết rồi (các cụ so sánh tấm kê bên phải và gối bên trái thì nhận ra ngay). Nếu các cụ chưa hình dung ra vị trí thì đọc theo link sau nha (cái khoanh đỏ chính là vị trí mà nó đặt mấy tấm kê tạm đó).
https://tuoitre.vn/can-canh-su-co-roi-goi-cao-su-tai-tuyen-metro-so-1-20201111154153005.htm
Chỉnh sửa cuối: