Vấn đề ko phải ở 3 toa hay 4 toa bác nhé.
Là do thiết kế bên trong khoang, BT ST người ta thiết kế theo hướng tối đa hóa ghế ngồi, chỗ nào chen được ghế là cho ghế vào, nên giữa 2 cửa là 1 băng ghế 7 chỗ ngồi, trong khi ở tuyến Nhổn hay Cát Linh bác chỉ thấy băng ghế maximum được 6 chỗ ngồi. Băng ghế dài max dẫn đến không còn không gian nhiều cho phần không gian ở mỗi cửa tàu. Thêm vào đó ở đầu băng ghế họ lại lắp tấm Mica trong suốt gắn với cái tay nắm chạy từ dưới chạy lên, vì vậy ra vào rất vướng, dễ va chạm vào bộ phận này. Không gian trống chỗ cửa còn rất ít, nó có bề ngang chỉ đúng bằng cái cửa gióng thẳng vuông góc vào. Điều này khác biệt hoàn toàn với bên Nhổn hay Cát Linh, họ để chỗ này nó rộng để vừa đứng được nhiều người, vừa có thể cho xe đạp ra vào dễ dàng (thiết kế theo tư duy người Âu). Còn bên BT ST là thiết kế theo tư duy người Nhật, ưu tiên người ngồi và đứng, không tính đến người mang xe đạp, có lẽ bên Nhật cũng hầu như không có người mang xe đạp lên tàu. Nếu bác mang xe đạp lên mà bác lôi nó vào phần giữa, trước mặt những người ngồi ghế thì sẽ gây ra sự vướng víu, cản trở đi lại và gây khó chịu cho nhiều người. Từ các lý do trên dẫn đến người ta phải cấm xe đạp lên tàu là vì vậy. Bác mang xe lên tàu này thì chính bác sẽ rất khó xoay xở đưa cái xe ra vào, dễ va chạm gây xước xát các bộ phận bên trong tàu.