- Biển số
- OF-422736
- Ngày cấp bằng
- 16/5/16
- Số km
- 6,871
- Động cơ
- 339,698 Mã lực
- Tuổi
- 44
Thì cũng giống như cái ga ngầm ở Bến Thành trong Tp HCM đó. Nhật nó làm cái Station Hub cho metro 1 xong rồi thì kết nối các tuyến khác tới đó cũng phải làm cách của nó. Chính vì thế trong chuyến công tác mới nhất về Metro 1 BT-ST thì Ttg có nhắc JICA và tư vấn xem xét cái tuyến 2A nữa đấy. Nhật thì theo kiểu ký dự án mới thì tao mới xong dự án này, Cp Ta thì bảo cứ làm cho xong dự án này tao mới xem dự án mới. Thành thử 2 bên gài nhau kiểu đó. Mịa nó làm kiểu này chủ nhà chả học đc cái éo gì từ công nghệ của nó cả.Đọc bài báo này, sau đó xây chuỗi thông tin và phát hiện ra 1 âm mưu cực kỳ tinh vi và thâm như d.ái chó của bọn Nhật!
Em trích 2 đoạn chính:
- "Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2002, tuyến metro số 1 có tổng mức đầu tư 9.197 tỷ đồng, được phân kỳ thành 3 giai đoạn: Giai đoạn I - xây dựng tổ hợp Ngọc Hồi, cải tạo ga Gia Lâm, ga Yên Viên với mục đích là di dời toàn bộ ga Hà Nội và ga Giáp Bát; Giai đoạn II - xây dựng đoạn tuyến trên cao từ Gia Lâm - Ngọc Hồi và các ga trên tuyến (gồm cả thiết bị để khai thác đoạn này); Giai đoạn III - xây dựng từ Gia Lâm - Yên Viên, hoàn chỉnh đưa vào khai thác toàn bộ Dự án. "
> Phân kỳ đầu tư ban đầu.
- "
Tuy nhiên, từ năm 2004 đến nay, Dự án lại có thêm 3 lần phân chia lại phạm vi và phân kỳ đầu tư. Hiện tại, tuyến metro số 1 gồm các dự án thành phần: Giai đoạn I điều chỉnh; Giai đoạn IIA điều chỉnh và Giai đoạn IIB.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, Dự án giai đoạn I điều chỉnh sẽ chỉ tập trung đầu tư xây dựng Khu tổ hợp Ngọc Hồi để đảm bảo hoạt động đồng bộ khi thực hiện di dời cơ sở hạ tầng đường sắt tại ga Hà Nội và ga Giáp Bát ra Ngọc Hồi. Vào tháng 4/2017, Bộ GTVT đã phê duyệt Dự án với tổng mức đầu tư là 19.046 tỷ đồng, thời gian hoàn thành năm 2024.
Trong khi đó, Dự án Giai đoạn IIA điều chỉnh có mục tiêu xây dựng đoạn tuyến Ngọc Hồi - ga Giáp Bát và ga Giáp Bát - ga Hà Nội. Trên cơ sở phương án phân kỳ đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ GTVT đang chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt, tư vấn nghiên cứu điều chỉnh dự án (trong đó có nghiên cứu phương án đường sắt tốc độ cao đi chung cơ sở hạ tầng). Theo dự kiến của tư vấn, tổng mức đầu tư của dự án giai đoạn IIA khoảng 30.427 tỷ đồng. Đối với đoạn tuyến còn lại (từ ga Hà Nội đến ga Gia Lâm và kéo dài đến ga Yên Viên, trong đó có cầu đường sắt vượt sông Hồng) sẽ được phân kỳ triển khai vào các giai đoạn sau của dự án (giai đoạn IIB). Sơ bộ rà soát cho thấy, vốn để thực hiện đoạn tuyến còn lại khoảng 32.064 tỷ đồng."
> Chia lại các giai đoạn phân kỳ đầu tư.
=> Trong cả 2 phương án phân kỳ đầu tư (thực chất là không khác gì nhau) thì ngay giai đoạn 1 là đầu tư "siêu nhà ga" Ngọc Hồi, ở đó để làm nơi lập tàu tuyến ĐSCT quốc gia và là khu Depot của tuyến Ngọc Hồi - Yên Viên.
Nhật ngay từ đầu (cuối những năm 90) đã sốt sắng lập dự án NH-YV trong đó có ga Ngọc Hồi để tư vấn cho VN, mục tiêu là để xây dựng bằng được ga Ngọc Hồi theo công nghệ Nhật (Tàu điện đô thị và đặc biệt là ĐSCT). Khi Nhật đã chen chân được vào hệ thống ĐSCT bằng việc xây nhà ga chính thì đồng nghĩa với việc lựa chọn công nghệ Nhật là ...đương nhiên nếu không muốn thiệt hại.
Như vậy, rõ ràng, việc lập dự án đường sắt đô thị số 1 HN liên quan mật thiết với dự án ĐSCT quốc gia mà Nhật rất muốn VN mua công nghệ đsct của Nhật. Do đó, Nhật không loại trừ điều kiện phải xây bằng đường ga Ngọc Hồi có thiết kế đsct công nghệ Nhật. Có lẽ đây là điều kiện đàm phán tiên quyết nên dự án NH-YV không có tiến triển nào sau 20 năm. Nếu loại trừ điều khoản về thiết kế ga Ngọc Hồi dùng chung cho đsct quốc gia thì có lẽ dự án NH- YV đã được triển khai sớm, vì gpmt ở tuyến này khá đơn giản khi hầu như chỉ xây dựng trên phần đất của đường sắt hiện tại.
Chỉnh sửa cuối: