[Funland] Tổng hợp thông tin về ngành Đường sắt Việt Nam

f1_hn

Xe container
Biển số
OF-32387
Ngày cấp bằng
26/3/09
Số km
7,040
Động cơ
567,722 Mã lực
Ngành đường sắt thật ra có siêu tiềm năng, nếu thay đổi cơ chế, đầu tư cho đường sắt chở hàng:
Ti vi vừa nói về tuyến đường sắt Á - Âu, cước bằng với tàu biển (tùy điểm đến) nhưng thời gian nhanh hơn gấp đôi. Anh Đường sắt VN thật ra có thể nắm lấy cơ hội này nếu được đầu tư đường sắt chở hàng, 1 mình chấp cả trăm hãng tàu biển.

Đã có chỉ đạo:
E cũng có tâm tư như cụ từ lâu...nếu đầu tư vận tải Bắc-Nam và thời gian chạy tầu hàng như tầu khách thì xe công toi ngay.
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
4,863
Động cơ
531,156 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Cụ nói chuẩn, phải xây dựng được mạng lưới như Nhật thì mới ngon. Có điều cái con số 1450 là 1 số kiểu big bang. Quan điểm của em là số big bang đó, tầm chính phủ còn chưa đủ tuổi để quyết. Do đó, tất cả chỉ là trên giấy, không thể đưa ra thực địa trong hoàn cảnh đất nước hiện tại. Hy vọng 20 năm nữa, thế hệ sau sẽ có hướng giải quyết.
Cái gì cũng thế hệ sau làm thì chúng nó chỉ có nước chết: đường sắt, thoát bẫy thu nhập TB, nuôi người già, làm sạch môi trường, trồng rừng, bla bla
 
Chỉnh sửa cuối:

tienh1k52

Xe tải
Biển số
OF-706899
Ngày cấp bằng
7/11/19
Số km
221
Động cơ
92,184 Mã lực
Trong phần mô tả, lịch sử ngành đường sắt Việt Nam có thời gian hình thành và phát triển sớm và khá rực rỡ ở những năm đầu khi đất nước hoàn toàn giải phóng. So với thế giới, tuyến đường sắt đầu tiên được xây dựng ở Anh vào năm 1825 sử dụng động cơ hơi nước thì 56 năm sau (1881) người Pháp đã xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên ở Việt Nam (Sài Gòn – Mỹ Tho). Và cũng chỉ mất 55 năm sau, người Pháp đã xây dựng một hệ thống đường sắt dài 2600km trải dài khắp Việt Nam. Trải qua thời gian, qua các giai đoạn lịch sử ngành đường sắt phát triển rực rỡ ở Việt Nam những năm đầu sau giải phóng. Đường sắt là phương tiện được đa số người dân lựa chọn là để đi lại lúc bấy giờ (từ 1975 – 1995), một phần do các hệ thống giao thông khác chưa phát triển. Phần khác do những năm sau 1975 vẫn còn bao cấp nên ngành này chưa mở bán vé, mọi người muốn đi tàu thì chỉ cần lên tàu và tìm chỗ ngồi (đa số là đứng). Lúc đó đường sắt được tách riêng ra một mảng tương đương cấp Bộ (còn oách hơn cả Bộ GTVT lúc bấy giờ) có tên là Tổng cục Đường Sắt VN. Mãi cho đến năm 1990, ngành này mới được đưa về dưới sự quản lý của Bộ GTVT.

unnamed.jpg

Cũng từ những năm 1990 trở đi, khi nền kinh tế VN chính thức mở cửa các hệ thống giao thông khác bắt đầu khởi sắc. Giao thông đường bộ bắt đầu phát triển khi tuyến QL1A bắt đầu được sử dụng, những ai đã từng xuôi ngược Bắc-Nam những năm 1990 chắc sẽ rõ, nếu đi từ HN vào đến SG bằng ô tô phải đi mất 3 ngày 3 đêm, còn đi tàu chỉ mất hơn 2 ngày. Thời gian di chuyển và chất lượng phương tiện cũng giúp ngành đường sắt ở giai đoạn này khởi sắc. Thế nhưng, có lẽ ngành này đã ngủ quên khá lâu trên đỉnh vinh quang, đúng là đi ngang là đi xuống. Ngành này bắt đầu phân tách ra thành những doanh nghiệp quản lý theo cấp địa phương với mục đích để dễ dàng quản lý và vận hành hơn. Đồng nghĩa với việc bộ máy vận hành của ngành này trở nên cồng kềnh và tiêu tốn một lượng lớn ngân sách, các bác nên chú ý hiện nay ngành đường sắt vẫn đang là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

Suốt từ những năm 1999 cho đến nay, các hệ thống giao thông đường bộ (các tuyến cao tốc trải dài khắp cả nước) giao thông hàng không (có đến 4 hãng hàng không với vài trăm đường bay trong nước), giao thông đường thủy phát triển như vũ bão bằng việc mở cửa, mở chính sách tạo điều kiện cho tư nhân có điều kiện tham gia vận hành và mở rộng kinh doanh. Chính vì thế các mảng giao thông khác đã hoàn toàn lấn át và đè bẹp ‘đứa con cưng’ ngày xưa là ngành Đường Sắt VN. Liệu có phải đường sắt đã lỗi thời? Hoàn toàn không, đường sắt vẫn là một mảng ngành phát triển của hệ thống giao thông của những nước phát triển điển hình như Mỹ, Nga và xa xa là Trung Quốc. Đường sắt ở những nước này ngoài những tuyến chính do nhà nước quản lý thì họ đã mời các doanh nghiệp tư nhân vào để cùng mở rộng hạ tầng, mở rộng tuyến để phủ mạng lưới đường sắt đến các địa phương. Còn ở ta, đường sắt cũng đã có nhiều phát triển nhưng như thế là chưa đủ cho yêu cầu của khách hàng. Hãy làm một bảng so sánh nhẹ, quãng đường từ HN vào SG (tính ở mức trung bình) như sau:

Đường sắtĐường bộHàng không
Giá1,2 triệu1 triệu1 triệu
Thời gian31 tiếng37 tiếng2 tiếng
Chất lượng dịch vụ (thang 10)657
Vị trí các nhà ga so với trung tâmTrung tâmGần trung tâmXa trung tâm
Phương thức mua vé (thang 10)698
Mức độ hài lòng sau chuyến đi769
Với một bảng thống kê đơn giản như trên, nếu di chuyển cùng tuyến HN-SG các bác sẽ chọn loại hình giao thông nào?


Ngành đường sắt đang kiến nghị lên Thủ Tướng về nguy cơ phá sản khi từ 2020 Bộ GTVT đã phê duyệt cho đơn vị này tự chủ thu chi. Nhưng thu làm sao bù nổi chi khi bộ máy quá cồng kềnh mà hoạt động không hiệu quả. Đường sắt vẫn là một loại hình vận tải hàng hóa khá hiệu quả nhé các bác.

Vậy theo các bác thì tương lai của ngành này vài năm nữa sẽ như thế nào và Chính Phủ có chính sách gì để gồng gánh ngành này qua giai đoạn khó khăn?
Trước có mấy post bảo Pháp nó bóc lột VN mình ghê lắm. Mà ko hiểu sao cái gì tốt đẹp còn lại cũng đều là của Pháp nó làm, Pháp nó xây =)))
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,274
Động cơ
287,174 Mã lực
Em cũng hay đi đường sắt và vận chuyển hàng bằng đs nhiều. Nói thật là ko có phương tiện nào rẻ như đường sắt. Chuyển 1 công từ Sóng Thần ra Đông Anh hết 2 ngày, giá chỉ từ 12 triệu, thuê luôn kho và bốc xếp bên đó. Nói chung là nhàn.
đi tàu thì h ko đi nhiều nhưng bạn bè thì hay cho đi HN-Đà Năng vì giờ hợp lý và rẻ (trẻ con ko mất vé nên tính ra là rẻ hơn máy bay nhiều). Nói chung ko đc sạch sẽ như ICE của Đức nhưng cũng được. Có mua vé online, có giao vé tận nơi, có vé thông tuyến và thanh toán ck rồi. Tàu sapa và HP đi OK mà.
Khách du lịch nc ngoài thì đi tuyến ngắn HN - LC, HN - Ninh Bình, Nhà Trang- Sg nhiều và em thấy cũng hợp lý.
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,798
Động cơ
482,923 Mã lực
Nơi ở
rừng
E cũng có tâm tư như cụ từ lâu...nếu đầu tư vận tải Bắc-Nam và thời gian chạy tầu hàng như tầu khách thì xe công toi ngay.
Khiếp, làm gì đủ sức mà cõng hết !
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,798
Động cơ
482,923 Mã lực
Nơi ở
rừng
Có tuyến Cát Linh-Hà Đông mà bao lâu nay chẳng xong. Bây giờ lại cả bộ máy đường sắt cồng kềnh nữa. Làm sao nuôi báo cô mãi được.
Cụ cứ xem Thép Thái Nguyên với mấy ông thép tư nhân thì rõ, một ông chết dần, cạp tiền thuế, số còn lại kiếm lời, nộ thuế. Rồi mấy cái công ty vận tải đường bộ trước đây giờ mất tăm luôn !
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,324 Mã lực
Tuổi
44
Mệ

Các tay to mà họ thấy ngon, họ muốn mua gì thì chả lôp bi để mua theo cách của họ ngay và luôn chứ chờ đấy mà ra điều kiện bán.
Nhiều dẫn chứng rằng là tư nhân muốn mua, muốn tham gia gì là cái cảnh lôp bi nó lồ lộ ra ngay đấy thôi

Đaya là các ông muốn bán theo điều kiện của các ông NN, kiểu bia kèm lạc. Đã bao giờ ông DS ngồi lại xem điều kiện thằng mua lại là gì chưa? Em bảo đảm giờ tách các tuyến để bán/cph thì ít nhất bớt được 1 nửa gánh nặng
Đầu tiên Đs phải tự cứu mình. Các bạn thử vận chuyển bằng đường sắt một lần để thấy nó củ chuối thế nào. Công ty quản lý tài sản quốc gia lại cổ phần hoá. Toàn những thứ ngược đời. Cơ chế vận hành vẫn xin cho đặc sệt thời bao cấp. Nhà nước nuôi vậy là quá lãng phí rồi. Chính ra cho phá sản hoá giá cho tư nhân nó nhảy vào lại ngon
Bao nhiêu ngành nghề đổi mới thì dễ dàng phát triển ầm ầm mà riêng thằng đs này cả chục năm nay vẫn kiểu "bỏ thì thương mà vương thì tội, để thì buồn mà cắt thì nó đau" cụ ạ :D
Nếu tư nhân vào để hoạt động vận tải đường sắt thì chả ai vào vì khả năng cạnh tranh là rất kém (kiểu như xe buýt), nếu như ko có sự trợ giá (ở các tuyến đường phục vụ công ích (Hà nội - Đồng đăng, HN - LC, HN - Hạ long, HN - Thái nguyên ...); hiện chính phủ vẫn chưa trợ giá cho các tuyến này, nhưng lại ko cho đường sắt bỏ chạy (để phục vụ công ích - Cty của nn mà). Thế nên, đs càng khó khăn gấp bội, lại giật gấu vá vai, lấy miền xuôi nuôi miền ngược. Trong khi đó, các Cty con đã buộc phải cổ phần rồi, do vậy việc chỉ đạo kinh doanh theo kế hoạch phi thị trường là chết dần chết mòn - nếu nhà nước ko tháo gỡ cơ chế. Hiện chả tư nhân nào dám nhảy vào lĩnh vực đg sắt, nếu có thì họ chỉ với mục đích là làm cho nó chết hẳn rồi lấy xương làm cao (đất đai, vị trí đắc địa ...). Nếu tư nhân làm được, chắc họ đã "ăn đường sắt" từ lâu rồi, chả chờ đến lúc nó ngắc ngoải như này.
Địa lý dài + Nền tảng cũ để lại là 1 lợi thế không thể so sánh của đường sắt, kể cả sau này cũng là 1 phương thức vận chuyển hàng đầu.
- Đấu thầu từng tuyến, tách khai thác vận hành và hạ tầng dịch vụ....
Cái gì NN cũng đòi ôm rồi chó già giữ xương :D
Khác gì ngày xưa, phản đối cho tư nhân làm phát hành phim vì nghi ngờ tư nhân chỉ lo thu lợi nhuận hớt váng... và không đầu tư vào rạp...

Giờ nhìn cái TT chiếu phim quốc gia và hàng trăm cái rạp đất vàng, xây to bề thế rồi bỏ hoang thì biết.
Tư nhân nào nó vào, đến nhà nước giờ còn đẩy cho nhau như đống cứt thối ko ai dám động thì tư nhân nào nó dám vào hả cụ, đầu tư cho đường sắt quá lớn mà tư nhân nó thấy ăn nó mới nhảy vào chứ ai vào dọn phân đâu.
cho tư nhân vào làm
 
Chỉnh sửa cuối:

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,798
Động cơ
482,923 Mã lực
Nơi ở
rừng
Bóp cho ngắc ngoải để cp hóa. Miếng to đấy.
Không dễ vậy, ! Lỗ thế không cp hóa được, NN không quản đươc bán rẻ còn hơn nuôi tiếp ! Nó cạp dăm năm thì khéo bằng biếu không, Nhẽ nó là chỗ vũng bùn nhiều cá nên không bán !
 

muachieukyniem

Xe điện
Biển số
OF-443021
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
2,898
Động cơ
243,726 Mã lực
Tuổi
32
Đóng cửa 1 phần. Tinh giảm biên chế. Để tư nhân họ làm là hết lỗ ngay.
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,798
Động cơ
482,923 Mã lực
Nơi ở
rừng
Đóng cửa 1 phần. Tinh giảm biên chế. Để tư nhân họ làm là hết lỗ ngay.
Bi giờ cho tinh giảm vớ vẩn đơn từ, báo chí loạn xạ, lãnh đạo bay chức xộ khám cả loạt Không làm đâu !
 

tientung000

Xe điện
Biển số
OF-23067
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
2,625
Động cơ
500,226 Mã lực
Em cũng hay đi đường sắt và vận chuyển hàng bằng đs nhiều. Nói thật là ko có phương tiện nào rẻ như đường sắt. Chuyển 1 công từ Sóng Thần ra Đông Anh hết 2 ngày, giá chỉ từ 12 triệu, thuê luôn kho và bốc xếp bên đó. Nói chung là nhàn.
đi tàu thì h ko đi nhiều nhưng bạn bè thì hay cho đi HN-Đà Năng vì giờ hợp lý và rẻ (trẻ con ko mất vé nên tính ra là rẻ hơn máy bay nhiều). Nói chung ko đc sạch sẽ như ICE của Đức nhưng cũng được. Có mua vé online, có giao vé tận nơi, có vé thông tuyến và thanh toán ck rồi. Tàu sapa và HP đi OK mà.
Khách du lịch nc ngoài thì đi tuyến ngắn HN - LC, HN - Ninh Bình, Nhà Trang- Sg nhiều và em thấy cũng hợp lý.
Về vận tải hàng hóa, cụ tính door to door các phg án, rồi kết luận đắt rẻ mới hợp lý ạ.
Thêm nữa, với năng lực quản lý, khai thác tài sản của đường sắt hiện tại, tỷ lệ đầy hàng và lịch chạy tàu.. thì chi phí chắc chắn chỉ mang tính tương đối, khó chuẩn. Dẫu sao, vẫn là phg án vận chuyển hàng rẻ nhất cho đất nước này
Cụ cứ xem Thép Thái Nguyên với mấy ông thép tư nhân thì rõ, một ông chết dần, cạp tiền thuế, số còn lại kiếm lời, nộ thuế. Rồi mấy cái công ty vận tải đường bộ trước đây giờ mất tăm luôn !
Hah chua chát lắm cụ. Em nghe mấy ông gang thép nói, xưa chúng tôi ko coi Hòa phát là đối thử, giờ họ không coi chúng tôi là đối thủ
 

Michael J

Xe điện
Biển số
OF-461498
Ngày cấp bằng
14/10/16
Số km
4,008
Động cơ
238,264 Mã lực
Nếu tư nhân vào để hoạt động vận tải đường sắt thì chả ai vào vì khả năng cạnh tranh là rất kém (kiểu như xe buýt), nếu như ko có sự trợ giá (ở các tuyến đường phục vụ công ích (Hà nội - Đồng đăng, HN - LC, HN - Hạ long, HN - Thái nguyên ...); hiện chính phủ vẫn chưa trợ giá cho các tuyến này, nhưng lại ko cho đường sắt bỏ chạy (để phục vụ công ích - Cty của nn mà). Thế nên, đs càng khó khăn gấp bội, lại giật gấu vá vai, lấy miền xuôi nuôi miền ngược. Trong khi đó, các Cty con đã buộc phải cổ phần rồi, do vậy việc chỉ đạo kinh doanh theo kế hoạch phi thị trường là chết dần chết mòn - nếu nhà nước ko tháo gỡ cơ chế. Hiện chả tư nhân nào dám nhảy vào lĩnh vực đg sắt, nếu có thì họ chỉ với mục đích là làm cho nó chết hẳn rồi lấy xương làm cao (đất đai, vị trí đắc địa ...). Nếu tư nhân làm được, chắc họ đã "ăn đường sắt" từ lâu rồi, chả chờ đến lúc nó ngắc ngoải như này.
Thời gian gần đây đã tháo gỡ cơ chế nhiều rồi cụ, đường sắt cũng vậy thôi, cơ chế tốt thì tư nhân sẽ làm tốt hơn nhiều bọn cũ ăn bám kia.
 

Michael J

Xe điện
Biển số
OF-461498
Ngày cấp bằng
14/10/16
Số km
4,008
Động cơ
238,264 Mã lực
Cái gì cũng thế hệ sau làm thì chúng nó cỏ có nước chết: đường sắt, thoát bẫy thu nhập TB, nuôi người già, làm sạch môi trường, trồng rừng, bla bla
Thế hệ sau đẻ ra đã gánh nợ công ngập mặt rồi cụ.
 

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,896
Động cơ
279,688 Mã lực
Trong đây đã có bác nào làm việc gì liên quan đến thỏa thuận với ngành đường sắt chưa? Ví dụ như trồng cột kèo hay xây dựng gì liên quan hành lang đường sắt ý. Cảm giác các bác thế nào?

Tôi thì cảm giác là sao đến giờ vẫn để tồn tại 1 thằng dở dại, ko cho nó chết ngỏm sớm.
 

fightstinger

Xe tăng
Biển số
OF-21537
Ngày cấp bằng
23/9/08
Số km
1,997
Động cơ
510,031 Mã lực
Không dễ vậy, ! Lỗ thế không cp hóa được, NN không quản đươc bán rẻ còn hơn nuôi tiếp ! Nó cạp dăm năm thì khéo bằng biếu không, Nhẽ nó là chỗ vũng bùn nhiều cá nên không bán !
Nhìn cái chính sách là thấy rồi. Bộ chủ quản ngành đường sắt là 1 ông nhưng cơ sở hạ tầng của đường sắt lại giao cho ông khác. Tình trạng này đã có từ lâu nhưng bây giờ mới lôi ra.
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
4,863
Động cơ
531,156 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Em cũng hay đi đường sắt và vận chuyển hàng bằng đs nhiều. Nói thật là ko có phương tiện nào rẻ như đường sắt. Chuyển 1 công từ Sóng Thần ra Đông Anh hết 2 ngày, giá chỉ từ 12 triệu, thuê luôn kho và bốc xếp bên đó. Nói chung là nhàn.
đi tàu thì h ko đi nhiều nhưng bạn bè thì hay cho đi HN-Đà Năng vì giờ hợp lý và rẻ (trẻ con ko mất vé nên tính ra là rẻ hơn máy bay nhiều). Nói chung ko đc sạch sẽ như ICE của Đức nhưng cũng được. Có mua vé online, có giao vé tận nơi, có vé thông tuyến và thanh toán ck rồi. Tàu sapa và HP đi OK mà.
Khách du lịch nc ngoài thì đi tuyến ngắn HN - LC, HN - Ninh Bình, Nhà Trang- Sg nhiều và em thấy cũng hợp lý.
Đi lắc lư với ồn ung cả thủ.
Chỉ cần sang TQ đi tàu thường đã thấy êm ru, tốc độ 120km-150km, đi nhàn tênh.
 

khanhnguyen09

Xe container
Biển số
OF-32552
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
8,006
Động cơ
489,749 Mã lực
Còn là DN NN thì còn lỗ dài dài, tâm là là người NN nó ko khá thằng người lên được, chỉ thích dựa dẫm, ăn bám, lười biếng trong cv và lo đấu đá. Cho phá sản và tư nhân mua lại, sẽ khá trong fut nốt.
Cụ chuẩn, với cơ sở hạ tầng sẵn có thì để có lãi quá dễ, nhưng cơ chế bao cấp nhà nước, nhét toàn con cháu ko trình độ bằng cấp vào một đống chơi thì nhiều làm thì ít, chưa kể các khoản abc thì sao lãi được.
 

jany

Xe tăng
Biển số
OF-196826
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
1,219
Động cơ
340,416 Mã lực
Đường sắt lỗ 1 phần vì nhân viên đục khoét. Bọn bán vé với nhân viên trên tàu móc nối ăn tiền vé của khách, đưa thêm khách lên tàu, thái độ thì kém, toàn con ông cháu cha dắt dây nhau.
Nói chung cứ độc quyền là thế. Xưa hàng không, viễn thông độc quyền cũng thế.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top