Hệ thống giao thông công cộng ở châu Âu có 4 (5) loại tàu:
(Bổ sung)
- Tram: Em bổ sung thêm một loại nữa là tram, về cơ bản giống tàu điện trên phố mình hồi xưa, đặc điểm chính là chạy nổi dọc đường phố lớn hoặc giữa giải phân cách chạy nhẹ nhàng và chậm hơn so với metro thường. Nhược điểm lớn nhất của tram là ko có hệ thống đường riêng mà chia sẻ với các phương tiện xe ô tô nên gặp nhiều trở ngại các đoạn giao cắt, chịu sự điều tiết của đèn xanh đỏ. Ưu điểm là rẻ tiền đầu tư nhanh. Thường tram kế thừa từ hệ thống cũ từ thế kỷ trước, nên hay ở trong trung tâm, thi thoảng cũng có những hệ thống tram mới làm hệ thống kết nộ cho Metro.
- Tàu metro: đi nội đô, có khi vươn đến cả vùng ven đô, là loại tàu nhẹ, chạy thường xuyên 2,3-5'/chuyến, đông đúc, và không có bảng giờ tàu (vì chạy rất sát nhau), thường mọi người chỉ nhớ giờ mở tuyến và đóng tuyến để còn biết mà về. Những tàu này ko mang xe đạp lên được, nhưng ko thấy cấm xe đạp gấp, vì như vali, xe đẩy trẻ con, xe lăn người già vẫn đi thoải mái, quan trọng là qua được chỗ cửa soát vé thôi. Nhiều thành phố lớn metro lởm lắm vì đầu tư lâu rồi, mấy thành phố trẻ tàu metro thậm chí là loại tàu tự lái, điều khiển từ xa chạy rất phê (như con ở Lille hình thứ 2 dưới đây )
- Tàu vùng: đây là tàu điện nhiều ga chung với tàu metro và có nhiều đoạn thậm chí đi chung với metro nên nhiều người nghĩ là metro, giống line RER B ở Paris chạy thẳng lên sân bay. Nhiều thành phố nhỏ hơn thì tàu vùng chạy tương đối xa và nối từ ga trung tâm thành phố đi, Những tàu này thường 2-4 chuyến/giờ nên có giờ tàu rõ ràng và thường có khoảng giữa 2 toa tương đối rộng có thể bố trí để xe đạp. Những tàu này thường chạy một chuyến khoảng 2h, đỗ khá nhiều ga, đi tầm loanh quanh 30-50km từ điểm đầu đến điểm cuối
- Tàu intercity: Tàu nhanh nối giữa các thành phố lớn, chạy tầm 1 chuyến/giờ, chỉ chạy từ ga trung tâm, hoạt động giống mô hình tàu Hà Nội- Hải Phòng của mình. Nhiều tàu intercity thậm chí nối qua nhiều nước, và chạy xuyên đêm. Tàu này cũng cho để xe đạp full size nhưng chỉ ở một số toa nhất định và có biểu tượng ở ngoài, có nơi bắt mua vé có nơi không. Tàu này tốc độ tối đa lên được 160-180km, tốc độ trung bình cũng khoảng 100-120km/h nên em thấy phù hợp với VN, chạy HN -SG mà tầm 10-12h thì quá ngon, chẳng cần cao tốc gì cho tốn kém
- Tàu cao tốc, châu Âu chỉ có vài nước có hệ thống này: Eurostar của Anh, TGV của Pháp, Thalys của Pháp-Bỉ-Hà Lan, ICE của Đức, Ý, TBN cũng có... Những tàu này thường xuất phát ở ga trung tâm hoặc, ngoại vi thành phố, đỗ ít, chạy nhanh và ko được mang xe đạp gì lên. Những tàu này thường phải book vé sớm từ trước, giá khá đắt, nhiều loại còn bắt check in vào khu riêng, trên tàu nhiều chỗ tiện nghi còn hơn khoang hạng nhất máy bay. Khoảng cách tầm 800-1000km dân châu Âu thích đi tàu này hơn là đi máy bay vì nhanh và tiện, hợp với người già, trẻ con
Còn mấy loại Eurolines, Flexibus thì nó như xe khách liên tỉnh của mình, đi mấy loại đó được cái rẻ thôi chứ oải lắm. Nói chung ở châu Âu thì đi tàu là sướng nhất, sau đó đến máy bay, bus chỉ trong khu vực rất nhỏ và làm nhiệm vụ trung chuyển cho metro và tàu.