Công nghệ quy mô lớn là phức tạp rồi cụ. VN không thể tự làm hết được. Nhưng mình có thể phát triển dần dần, thiếu thì đi mua. Nhưng phải bắt đầu, và phải bắt đầu bằng một tuyến ít rủi ro nhất: hoàn toàn đi nổi, giải phóng mặt bằng dễ dàng.Em cũng thắc mắc giống cụ, công nghệ chế tạo tàu điện này chẳng có gì ghê gớm, thế giới có cả trăm năm nay rồi, VN sao ko đề nghị mấy anh bạn chuyển giao ?
Em thấy ở Áo có mô hình khá hay: khách đi máy bay có thể check-in ở ga Wien Mitte, sau đó lên tàu đến sân bay và vào thẳng phòng chờ. Ga Wien Mitte đóng vai trò terminal cho sân bay. HN hoàn toàn có thể làm một tuyến như vậy, nhà ga cho khách check in đâu đó chỗ cầu Nhật Tân. Tuyến này về sau có thể kéo dài dọc theo sông Tô Lịch đến ga Láng của Cát Linh-Hà Đông.
Ta có thể bắt đầu bằng cách tìm một công ty sẵn sàng chuyển giao công nghệ mà ta hiện không có, và bán cho ta những thứ ta không làm được. CP chỉ định một liên danh để thực hiện dự án này, liên danh đó gồm 1 cty có năng lực sản xuất thiết bị vận tải như Trường Hải, 1 cty chuyên về cầu cạn... Công ty nước ngoài sẽ chuyển giao công nghệ chế tạo cho liên danh này.
Em tin là sẽ làm được nếu CP chịu chi cho đối tác. Ví dụ: Tôi mua của ông mô tơ và thiết bị tín hiệu, ông bán cho tôi thiết kế, và xây dựng nhà máy với giá xxx triệu đô, máy biến áp phía tôi lo, thiết bị điện còn lại ông bán, ông giúp tôi tư vấn xây dựng, 5 đoàn tàu đầu tiên tôi mua của ông...