[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,782
Động cơ
8,915 Mã lực
Bác muốn đọc tin về 2A thì lên google gõ "Cát Linh - Hà Đông" trong phần tin tức (news) thì ngày nào chả có 2-3 tin mới, các báo cũng xào xáo lại nhiều, nhưng về theo hướng tích cực hơn.

Hôm qua em cũng đã trải nhiệm lần đầu tiên. Em đã đi metro ở gần hai chục nước từ Âu sang Á, từ cũ kỹ đến hiện đại, em thấy nó cũng giống mấy tuyến đời mới ở Singapore, Đài Loan hay Thái Lan.

Nói chung là tàu chạy êm, để chai nước trên cửa sổ vô tư không đổ, tốc độ đo bằng GPS trên điện thoại tối đa là 65 km/h. Bọn lều báo mất dạy nó cứ chỉ nói tốc độ tàu là 35 km/h, mà không nói đó là tốc độ trung bình (13 km/ 23 phút).

Ngoài các vấn đề nhiều người đã nêu, hôm qua đi thấy có vấn đề lớn là

1) Thông báo sai ga. Tàu sắp đến ga La Thành thì loa lại nói là sắp đến bến cuối Cát Linh, đề nghị toàn thể quý khách ra khỏi tàu (đèn cũng nháy ở ga cuối Cát Linh mới chết). Thế là hành khách nháo nhào tưởng tàu bỏ bến. Thế là lái tàu phải thông báo thủ công rằng ga tiếp theo là ga La Thành. Theo em nghĩ đây là lỗi nặng, tàu đã chạy thử bao lâu nay, chạy thật cũng được một tuần mà ít nhất đây là lần thứ 2 có việc này (một lần khác là xem trên clip Youtube cũng có sự việc như vậy).

2) Tàu sắp về đến ga Cát Linh, hành khách được yêu cầu ra theo hướng bên trái tàu chạy, nhưng đèn lại nháy cả 2 bên cửa, và về đến ga Cát Linh thì mở cả 2 phía. Lại phải có nhân viên mời mọi người đi ra hướng bên trái?

3) Thời đại này mà còn mua vé bằng tiền mặt? (Chắc do máy bán vé được lắp từ cách đây mấy năm). Phải bổ sung ngay thanh toán bằng thẻ ATM, visa và đặc biệt là ví điện tử (ZaloPay, Momo ....)
Em nghĩ những gì nói về tuyến này thì cũng nói hết rồi, cái chính là nó đã chạy được. Các báo ít nói tới cũng đương nhiên và có thể tránh nói tới tàu vì nếu nói sẽ cần nói 2 tuyến đang làm mà chưa chạy.

Em gõ mấy chữ này trên tầng thượng khi tiếng tàu vang tới đây, 300 m. Em chưa đi thử nhưng cũng mừng vì tuyến đường gần nhà có thêm lựa chọn mới.

Cái số 3 của cụ liệu sau này có đồng bộ với tuyến Nhổn ko nhỉ, còn bus thì em nghĩ được vì bus đang chạy bằng cơm, lắp gì cũng tương thích.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Số toa tăng dần theo giai đoạn mà cụ

Việc vận hành khai thác tuyến đường sắt này trong thời gian tới được phân kỳ thành 3 giai đoạn. Trong giai đoạn bắt đầu khai thác, các đoàn tàu trên tuyến sẽ có 3 toa, năng lực khai thác khoảng 8.600 hành khách/giờ/hướng.

Giai đoạn hai, từ năm 2030 trở đi sẽ khai thác các đoàn tàu 4 toa trên tuyến, với năng lực khoảng 32.980 hành khách/giờ/hướng.

Giai đoạn ba, từ năm 2040 trở đi sẽ khai thác các đoàn tàu 5 toa trên tuyến, với năng lực khoảng 36.100 hành khách/giờ/hướng.
Vâng. Khi tăng toa thì sẽ thêm tiền để mua. Còn hiện tại đang từ 4 toa bớt lại chỉ còn 3 toa thì đáng lẽ sẽ bớt được tiền. Mỗi toa cũng tốn gần chục triệu $, bớt được 10 toa cũng giảm được kha khá tiền đấy ạ.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,206
Động cơ
504,293 Mã lực
Vâng. Khi tăng toa thì sẽ thêm tiền để mua. Còn hiện tại đang từ 4 toa bớt lại chỉ còn 3 toa thì đáng lẽ sẽ bớt được tiền. Mỗi toa cũng tốn gần chục triệu $, bớt được 10 toa cũng giảm được kha khá tiền đấy ạ.
Thằng N-gaHN này thì mỗi toa khoảng 2 trẹo. Nó mua hết 10 đoàn 4 toa rồi, tháo toa M ra cất ở depot thôi. Đoạn trên cao có mỗi 8,5km, ngắn cũn nên nó chỉ cần đoàn 3 toa, khi nào xong đoạn ngầm thì nó ghép nối lại đoàn 4 toa.
Còn cái lưu lượng >30k khách/giờ/hướng là khi đó đã phải mua thêm đoàn tàu. Chứ hiện tại 10 đoàn thì chỉ có 8 đoàn hoạt động thôi (2 đoàn dự trữ) thì lưu lượng <10k khách/giờ/hướng thôi.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,206
Động cơ
504,293 Mã lực
Một số địa điểm quanh ga cho giới trẻ trải nghiệm tàu

Đến Royal city đã làm được 1 cái cầu qua sông Tô Lịch (đoạn cây xăng đường Láng), mà không mua nốt mấy căn nhà để thông thẳng vào Royal city thì kể cũng uổng.
 

Soigia

Xe tăng
Biển số
OF-144493
Ngày cấp bằng
4/6/12
Số km
1,340
Động cơ
376,381 Mã lực
Một số địa điểm quanh ga cho giới trẻ trải nghiệm tàu

Đến Royal city đã làm được 1 cái cầu qua sông Tô Lịch (đoạn cây xăng đường Láng), mà không mua nốt mấy căn nhà để thông thẳng vào Royal city thì kể cũng uổng.
Quy hoạch là thế đó nhưng GPMB ko nổi mấy nhà ở đó :P
 

chemvovan

Xe tăng
Biển số
OF-796116
Ngày cấp bằng
8/11/21
Số km
1,031
Động cơ
37,433 Mã lực
Tuổi
37
Bình thường mà cụ. Em bị bem 4 - 5 cái nick trên này vì thỉnh thoảng ngứa mồm nói những cái "có thể không đúng quy định" của diễn đàn (mà cái quy định là gì thì rất dài và em không có time để đọc =)) )
 

chemvovan

Xe tăng
Biển số
OF-796116
Ngày cấp bằng
8/11/21
Số km
1,031
Động cơ
37,433 Mã lực
Tuổi
37
Em cũng đồng tình ý kiến này.
Chẳng qua các anh lobby tuyến số 5 để tăng giá đất nên mới sốt sắng thế.

Tuyến số 1 Ngọc Hồi - ga Hà Nội - Yên Viên chính ra cần nên làm trước, mặc dù đã duyệt dự án rồi nhưng đội vốn kinh quá nên BGTVT đang đá sang để HN làm (Cái này hỏi thiên tài thì rõ nhất vì hắn có trong nhóm lập dự án tuyến này).
Và hoàn thành nốt đoạn tuyến số 3 qua ga Hà Nội xuống Hoàng Mai là giảm được lượng lớn phương tiện cá nhân.
Rồi sau khép vòng tuyến số 4 theo Quy hoạch 2011 là cơ bản giải quyết nhu cầu lớn đi lại tại thủ đô.
Các tuyến còn lại thì từ từ có tiền làm tiếp cũng được.
Em thì thấy xây tàu điện sang Gia Lâm sẽ mớ tiền làm cầu qua sông Hồng, vả lại định hướng của Hà Nội là mở rộng về phía Tây chứ không phải phía Đông. Thế nên tuyến này nên ưu tiên sau các tuyến hướng Tây -> trung tâm Hà Nội.
 

ATB

Xe buýt
Biển số
OF-552403
Ngày cấp bằng
29/1/18
Số km
624
Động cơ
161,062 Mã lực
Tuổi
39
Cụ nào nắm về chuyên môn giải thích giúp em tàu mình tới ga cuối ( Cát Linh hoặc Yên Nghĩa) thì đổi hướng để vòng lại kiểu gì? Hình như có một đoạn ghi chéo để đổi sang làn bên kia?Tàu này tiếp điệnđều vào các toa, không cần đầu máy hay toađ ầu và toa cuối chính là 2 đầu máy tùy theo chiều đi về?
Đến depot thì có các giao cắt để chuyển từ làn này sang làn kia cụ nhé.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,206
Động cơ
504,293 Mã lực
Quy hoạch là thế đó nhưng GPMB ko nổi mấy nhà ở đó :P
Đây cụ, còn có 9 hộ mà không mua nốt cho rồi
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,206
Động cơ
504,293 Mã lực
Em thì thấy xây tàu điện sang Gia Lâm sẽ mớ tiền làm cầu qua sông Hồng, vả lại định hướng của Hà Nội là mở rộng về phía Tây chứ không phải phía Đông. Thế nên tuyến này nên ưu tiên sau các tuyến hướng Tây -> trung tâm Hà Nội.
Tàu sang GL thì vốn dĩ đã phải xây cầu cạn rồi, giá xây cầu vượt sông chỉ tốn thêm gấp rưỡi đoạn qua sông thôi. Nhưng sẽ giảm tải cho cầu Chương Dương rất lớn.
Đồng thời đoạn kéo từ đường Giải Phóng vào trung tâm cũng bớt áp lực xe cá nhân trên đường này luôn.

Còn về hướng Tây, như em viết trong post trước, hoàn thành khép vòng tuyến số 4 là giải tỏa luôn, vì tuyến số 4 chạy dọc, ôm trọn phía tây HN luôn.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,206
Động cơ
504,293 Mã lực
...
Ngoài các vấn đề nhiều người đã nêu, hôm qua đi thấy có vấn đề lớn là

1) Thông báo sai ga. Tàu sắp đến ga La Thành thì loa lại nói là sắp đến bến cuối Cát Linh, đề nghị toàn thể quý khách ra khỏi tàu (đèn cũng nháy ở ga cuối Cát Linh mới chết). Thế là hành khách nháo nhào tưởng tàu bỏ bến. Thế là lái tàu phải thông báo thủ công rằng ga tiếp theo là ga La Thành. Theo em nghĩ đây là lỗi nặng, tàu đã chạy thử bao lâu nay, chạy thật cũng được một tuần mà ít nhất đây là lần thứ 2 có việc này (một lần khác là xem trên clip Youtube cũng có sự việc như vậy).

2) Tàu sắp về đến ga Cát Linh, hành khách được yêu cầu ra theo hướng bên trái tàu chạy, nhưng đèn lại nháy cả 2 bên cửa, và về đến ga Cát Linh thì mở cả 2 phía. Lại phải có nhân viên mời mọi người đi ra hướng bên trái?

3) Thời đại này mà còn mua vé bằng tiền mặt? (Chắc do máy bán vé được lắp từ cách đây mấy năm). Phải bổ sung ngay thanh toán bằng thẻ ATM, visa và đặc biệt là ví điện tử (ZaloPay, Momo ....)
Đây là những nhận xét rất chính xác để thằng 2A hoàn thiện hơn.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,206
Động cơ
504,293 Mã lực
Cụ nào nắm về chuyên môn giải thích giúp em tàu mình tới ga cuối ( Cát Linh hoặc Yên Nghĩa) thì đổi hướng để vòng lại kiểu gì? Hình như có một đoạn ghi chéo để đổi sang làn bên kia?Tàu này tiếp điệnđều vào các toa, không cần đầu máy hay toađ ầu và toa cuối chính là 2 đầu máy tùy theo chiều đi về?
Ga Cát Linh có ghi giao chéo trước ga, còn ga Yên Nghĩa thì ở sau ga. Tàu chạy 2 đầu xuôi ngược như nhau, nên không có "vòng" lại nha cụ.

Tàu này có cấu hình Tc-M-M-Tc. Cả 4 toa đều có cái đế tiếp điện thò ra gắn ở giá chuyển hướng. Tuy nhiên toa Tc chỉ có 2 đế, toa M thì 4 đế.

Loại hình EMU này không cần đầu máy - hay chính xác là người ta không định nghĩa đầu máy cho loại EMU. Toa có động cơ là toa M, có nhiệm vụ kéo đoàn tàu. Toa Tc thì không có động cơ, nhưng lại có cabin lái ở 2 đầu nha cụ.
 

A97

Xe buýt
Biển số
OF-595608
Ngày cấp bằng
22/10/18
Số km
591
Động cơ
149,284 Mã lực
Ga Cát Linh có ghi giao chéo trước ga, còn ga Yên Nghĩa thì ở sau ga. Tàu chạy 2 đầu xuôi ngược như nhau, nên không có "vòng" lại nha cụ.

Tàu này có cấu hình Tc-M-M-Tc. Cả 4 toa đều có cái đế tiếp điện thò ra gắn ở giá chuyển hướng. Tuy nhiên toa Tc chỉ có 2 đế, toa M thì 4 đế.

Loại hình EMU này không cần đầu máy - hay chính xác là người ta không định nghĩa đầu máy cho loại EMU. Toa có động cơ là toa M, có nhiệm vụ kéo đoàn tàu. Toa Tc thì không có động cơ, nhưng lại có cabin lái ở 2 đầu nha cụ.
Tàu như thế này mỗi giá chuyển hướng có mấy động cơ cụ nhỉ?
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,782
Động cơ
8,915 Mã lực
Ga Cát Linh có ghi giao chéo trước ga, còn ga Yên Nghĩa thì ở sau ga. Tàu chạy 2 đầu xuôi ngược như nhau, nên không có "vòng" lại nha cụ.

Tàu này có cấu hình Tc-M-M-Tc. Cả 4 toa đều có cái đế tiếp điện thò ra gắn ở giá chuyển hướng. Tuy nhiên toa Tc chỉ có 2 đế, toa M thì 4 đế.

Loại hình EMU này không cần đầu máy - hay chính xác là người ta không định nghĩa đầu máy cho loại EMU. Toa có động cơ là toa M, có nhiệm vụ kéo đoàn tàu. Toa Tc thì không có động cơ, nhưng lại có cabin lái ở 2 đầu nha cụ.
Ghi trước ga mà tần suất 5 phút/chuyến thì cũng ghê răng cụ nhỉ? Ông trong ga phải rời bến trước khi xe sau tới. Mà thế thì tàu đó sau khi bẻ ghi thì phải lùi lại vào ga mới đón khách ở platform bên kia cho đúng chiều.
 

A97

Xe buýt
Biển số
OF-595608
Ngày cấp bằng
22/10/18
Số km
591
Động cơ
149,284 Mã lực
Ghi trước ga mà tần suất 5 phút/chuyến thì cũng ghê răng cụ nhỉ? Ông trong ga phải rời bến trước khi xe sau tới. Mà thế thì tàu đó sau khi bẻ ghi thì phải lùi lại vào ga mới đón khách ở platform bên kia cho đúng chiều.
Em nghĩ hệ thống điều khiển sẽ không cho tàu sau vào nếu tàu trước chưa đổi làn.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,206
Động cơ
504,293 Mã lực
Tàu như thế này mỗi giá chuyển hướng có mấy động cơ cụ nhỉ?
Mỗi toa có 2 giá chuyển hướng. Toa M thì mỗi giá chuyển hướng có 2 động cơ (mô tơ)
1636910930767.png


Còn toa T thì không có động cơ như hình sau
1636910968598.png


Ghi trước ga mà tần suất 5 phút/chuyến thì cũng ghê răng cụ nhỉ? Ông trong ga phải rời bến trước khi xe sau tới. Mà thế thì tàu đó sau khi bẻ ghi thì phải lùi lại vào ga mới đón khách ở platform bên kia cho đúng chiều.
Cụ nhận xét khá tinh. Ghi giao chéo sau ga ở Yên Nghĩa sẽ hay hơn ga giao chéo trước ga ở Cát Linh, không yêu cầu mức độ gấp gáp như ga CL.
Tuy nhiên mức độ 5 phút/chuyến là bảo đảm. Tàu không cần đi lùi - mà bản chất tàu này 2 đầu như nhau nên không có khái niệm đi lùi.
Ví dụ ở ga Cát Linh:
1. Nếu đường ray bên trái có tàu chờ khách, thì tàu đến chuyển hướng sang đường ray bên phải. Tàu bên trái ra ga sẽ chuyển hướng sang bên phải như quy định.
2. Tàu đến ga trám vào vị trí tàu bên trái vừa rời đi và tiếp tục chờ khách.
3. Tàu bên phải đến giờ thì đi thẳng thôi.
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,061
Động cơ
393,317 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Mỗi toa có 2 giá chuyển hướng. Toa M thì mỗi giá chuyển hướng có 2 động cơ (mô tơ)
View attachment 6666928

Còn toa T thì không có động cơ như hình sau
View attachment 6666929


Cụ nhận xét khá tinh. Ghi giao chéo sau ga ở Yên Nghĩa sẽ hay hơn ga giao chéo trước ga ở Cát Linh, không yêu cầu mức độ gấp gáp như ga CL.
Tuy nhiên mức độ 5 phút/chuyến là bảo đảm. Tàu không cần đi lùi - mà bản chất tàu này 2 đầu như nhau nên không có khái niệm đi lùi.
Ví dụ ở ga Cát Linh:
1. Nếu đường ray bên trái có tàu chờ khách, thì tàu đến chuyển hướng sang đường ray bên phải. Tàu bên trái ra ga sẽ chuyển hướng sang bên phải như quy định.
2. Tàu đến ga trám vào vị trí tàu bên trái vừa rời đi và tiếp tục chờ khách.
3. Tàu bên phải đến giờ thì đi thẳng thôi.
Nhân thể em hỏi ngu tí, tầu đường sắt nó có phải dùng vi sai trên các trục chủ động không các cụ, hay mô tơ cứ thế kéo cái trục cứng cho nó tự bù sai khi vào đường cong?
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,232
Động cơ
351,000 Mã lực
Em hỏi ngu về công nghệ, mình có thể nâng cấp đoạn đường sắt Bắc Nam có sẵn trong nội đô làm đường sắt đô thị không ạ? Như thế sẽ tiết kiệm khá nhiều tiền làm tuyến mới.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top