Đúng thật, mình ở Hà Nội nhìn mãi chả thấy có cái gì để mà giữ.
Chỉ cần làm 1 mô hình tỷ lệ rồi đưa bảo tàng, cần thì cắt 1 nhịp trưng bày ở ngoài trời.
Thế mà cứ lên báo thì toàn dân ở đẩu ở đâu, có ông tận Cà Mau chưa ra HN bao giờ cũng đòi giữ gìn bảo tồn.
Cái việc bảo tồn "phố cổ" thấy hơi buồn cười. Mang tiếng phố cổ nhưng nhà cửa toàn xây dựng cách đây có vài chục năm đổ lại. Chỉ 1 nhúm các nhà cổ có tuổi đời trên dưới 100 năm. Công việc bảo tồn dường như chỉ cần có cái tên phố nghe nó cổ là được. Kiểu phố có chữ "Hàng" trong tên là được coi như phố cổ.
Nói chung là bất cập, chưa rõ giá trị của phố cổ như thế nào chứ việc đóng khung và quy hoạch bảo tồn làm khó việc hiện đại hóa đô thị, nâng cao mức sống người dân và ảnh hưởng đến sự thuận tiện của thành phố. Hiện tại có khoảng 1 triệu người nằm trong vùng bảo tồn phố cổ mà không hiểu họ bảo tồn cái gì trong đó?
Có vẻ như có 1 số "chuyên gia ngành văn hóa" muốn vẽ 1 bức tranh vĩ đại về "giá trị cổ" của VN phải tương xứng với lịch sử 5000 năm! Nhưng quả thực, nhìn thực tế và lịch sử thì VN ta không có công trình nào rực rỡ giá trị cả. Toàn nhỏ nhắn lại bị chỉnh sửa vô tội vạ, không có lưu lại được giá trị cổ.
Ví dụ như cái nhà ga S9 hay S10 gì đó của tuyến metro số 2. Cãi nhau ỏm tỏi 15 năm trời chỉ vì sợ "ảnh hưởng đến di tích quốc gia". Còn cụ thể ảnh hưởng thế nào thì không rõ, giá trị di tích quốc gia như nào cũng không rõ. Thà là đền đài nguy nga như Angcovat, hay bét dem cũng như thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Huế thì còn phải tính toán chi tiết ra cái kiến trúc phù hợp với di tích cổ. Đằng này, cãi nhau hàng chục năm chỉ vài 1 nhóm người muốn thể hiện tý trình độ còi cọc về bảo tồn mà hệ lụy ảnh hưởng lớn đến phát triển xã hội, đất nước.