- Biển số
- OF-34470
- Ngày cấp bằng
- 2/5/09
- Số km
- 2,302
- Động cơ
- 504,812 Mã lực
Thôi bỏ mama, quả font chữ với cái nền này nhìn quen quá. Quả "For Ha Noi" thì đích thị đi chôm của Tokyo metro về rồi
Sao lại ồn nhỉ, nó vẫn chạy thử em đứng ở trường sư phạm vẫn thấy bt, chả khác gì tuyến CL-HĐDự án Nhổn - Ga HN vs CL - HĐ cần phải bổ sung thêm dự án con là lắp đặt cửa chắn ke ga. Riêng Nhổn - Ga HN chắc còn phải bổ sung thêm vách chống ồn nữa thì mới ổn được.
Hôm trước em mới được thưởng thức, đúng là ồn thật cụ ạ. Ồn hơn CL-HĐ.Sao lại ồn nhỉ, nó vẫn chạy thử em đứng ở trường sư phạm vẫn thấy bt, chả khác gì tuyến CL-HĐ
Làm bao nhiêu năm sao bây giờ nó mới nứt?Hôm nay lại lên bài nữa rồi.
Những ngôi nhà nứt toác bên dự án Nhổn - ga Hà Nội
Ảnh hưởng bởi dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, nhiều ngôi nhà bị lún, nứt toác, người dân sống trong tâm trạng bất an.vnexpress.net
View attachment 7322854
View attachment 7322855
Cái này lôi bộ GT ra mà làm ray !Đùa cái gì vượt quá thẩm quyền thì kêu thủ tướng quyết định cho xong cụ nhỉ, cứ dền dứ mãi chả xong khổ dân, phí tiền của nhà nước.
Thấy bảo chửi tàu hay như hát karaoke ! Giờ thì chửi cả làng như Chí phèo !Thực ra ngày trước thằng Cục 6 nhân tiện đang thi công, gạ nó làm cửa chắn ke ga loại tự động, nó báo giá 7 trẹo mẽo mà làm luôn thì bây giờ tiết kiệm được nhiều nhân viên an toàn, lại tăng hấp dẫn hành khách hơn.
Bây giờ muốn lắp loại cửa chắn ke ga tự động như vậy giá đã lên gấp rưỡi rồi, lại phải mất mấy hôm dừng chạy tàu để thử nghiệm nữa.
Hôm qua em post cái này mà không cụ nào phát hiện ra nhỉ. Kiểu phông chữ, và đặc biệt cái cụm "For Ha Noi" là nhái của Tokyo Metro. Em không có ý định nói dùng giới từ "FOR" là sai, tuy nhiên những nước sử dụng tiếng Anh thì không dùng giới từ này, họ dùng "TO"Thôi bỏ mama, quả font chữ với cái nền này nhìn quen quá. Quả "For Ha Noi" thì đích thị đi chôm của Tokyo metro về rồi
View attachment 7322737
Hehe, nếu đặt tên chuẩn ra thì phải là Ga Ga Hà NộiKhông cụ nào phát hiện thêm là "Đi ga Hà Nội" mới đúng nhỉ. Chứ ở HN rồi thì còn đi đâu nữa.
View attachment 7324362
Đây là trách nhiệm của chủ đầu tư hay nhà thầu hả cụ? Em tưởng thằng nào thi công thằng ấy chịu trách nhiệm chứ?Chủ đầu tư metro Nhổn phản hồi về tình trạng nhà dân bị nứt
Liên quan nhà dân bị nứt nằm gần ga S11 của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội, chủ đầu tư cho rằng nguyên nhân không phải từ việc thi công dự án mà vì tòa nhà xuống cấp theo thời gian.zingnews.vn
Chủ đầu tư metro Nhổn phản hồi về tình trạng nhà dân bị nứt
Liên quan nhà dân bị nứt nằm gần ga S11 của tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội, chủ đầu tư cho rằng nguyên nhân không phải từ việc thi công dự án mà vì tòa nhà xuống cấp theo thời gian.
Trả lời kiểu này coi thường nhau nhỉ. Ga ngầm thi công đào hở nên chuyển vị tường vây gây sụt lún công trình xung quanh là điều đương nhiên và có thể dự báo được giá trị chuyển vị.
Giờ dân đang cho thương lượng. Nếu căng lên bắt nộp hết quan trắc với đo nghiêng xung quanh thì đủ cơ sở lôi ra toà dân sự rồi. Lúc đó không những mất tiền nhiều hơn mà còn rất mất thời gian nữa.
Cái này em giải thích kỹ một chút như sau:Đây là trách nhiệm của chủ đầu tư hay nhà thầu hả cụ? Em tưởng thằng nào thi công thằng ấy chịu trách nhiệm chứ?
Với nhà dân, lún 30mm và dịch ngang 10mm, không sao à bác?Cái này em giải thích kỹ một chút như sau:
- Nếu như nguyên nhân đến từ biện pháp thi công của nhà thầu: ví dụ như đóng cọc, khoan,... gây rung chấn, dẫn đến nứt nhà dân xung quanh. Thì lúc này nhà thầu phải đền bù thiệt hại.
Tuy nhiên đây là mấy ga ngầm, biện pháp thi công là đào hở nên việc chấn động gần như không có (hoặc không gây ảnh hưởng do rung).
- Nếu như nguyên nhân đến từ hồ sơ thiết kế hoặc hồ sơ thầu thì Chủ đầu tư và Tư vấn phải có trách nhiệm, mà ở đây thì chính là nguyên nhân.
Ga ngầm thi công theo phương pháp đào hở, chính là bài toán hố đào sâu quen thuộc trong ngành xây dựng dân dụng / giao thông. Giữ thành vách hố đào tạm là cừ larsen, sau đó hệ tường vây BTCT giữ vĩnh cửu. Nhà dân bị lún nứt do khối mặt đất bị xê dịch. Nguyên nhân làm dịch chuyển chính là chuyển vị của hệ tường vây BTCT này (bọn em hay gọi là tường Barrett). Cái này chỉ xảy ra sau khi dựng xong tường. Còn khi đóng nắp hầm thì lại yên tâm, không vấn đề gì.
Bài toán này ngay từ bước thiết kế đã xác định được khối đất xung quanh hố đào lún bao nhiêu mm, dịch chuyển ngang bao nhiêu mm. Và phải đưa ra các giá trị giới hạn cho độ dịch chuyển để làm đầu bài thiết kế tùy theo mức độ quan trọng của công trình. Ví dụ nếu bên cạnh có công trình quan trọng như Văn Miếu, đền Bích Câu,... thì họ sẵn sàng bơm bê tông xung quanh nền các công trình này để không cho dịch chuyển (phương pháp jet grouting). Còn nếu bên cạnh chỉ là nhà kho, đất trống,... thì họ có thể cho lún 30mm, dịch chuyển ngang 10mm,... và không cần biện pháp gì đặc biệt để khống chế, em ví dụ như vậy.
Bài toán này không khó, nhưng em e mấy tay Systra nhập sai thông số địa chất (hoặc không xác định đúng) nên không lường được chuyển vị gây tác động lớn như vậy. Trường hợp này nếu Chủ đầu tư tỉnh táo, sẽ đưa các giới hạn lún/chuyển vị vào nhiệm vụ thiết kế để bắt tư vấn phải thiết kế đúng yêu cầu. Đồng thời trong hồ sơ mời thầu cũng phải có các giới hạn lún/chuyển vị để nhà thầu biết mà có giải pháp thêm.
Hồ sơ thiết kế và hồ sơ mời thầu đều do Chủ đầu tư phê duyệt. Nhưng bài báo trên thấy Chủ đầu tư đổ lỗi cho nhà dân cũ quá thì vô trách nhiệm và có ý đồ che dấu tội lỗi.
Không nhiều đâu cụ. Chỉ sợ nhất lún lệch, chứ lún thẳng đứng người ta cho phép tận 80mm kia mà.Với nhà dân, lún 30mm và dịch ngang 10mm, không sao à bác?
Có vẻ hơi nhiều, phải không ạ?
Ủa, sao lại có cái bảng viết chuẩn nè "TO Ha Noi" (Cơ mà vẫn tối nghĩa). Vậy ai duyệt bảng/biển mà tùm lum vậy?Không cụ nào phát hiện thêm là "Đi ga Hà Nội" mới đúng nhỉ. Chứ ở HN rồi thì còn đi đâu nữa.
View attachment 7324362