[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,335
Động cơ
112,209 Mã lực
Cụ nói ngược rồi.
Người ta muốn làm đường càng thẳng càng tốt, bán kính cong càng lớn càng chạy được nhanh.
Thì đọc lại các bài bên trên của cụ giaconngu đi. Khoa học kỹ thuật ko sống bằng tưởng đâu. Lúc đầu e cũng tưởng như cụ nhưng đặt bút tự tính (theo công thức) thì mới thấy có vấn đề.
 

X_axe

Xe hơi
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
195
Động cơ
1,720 Mã lực
Trong hội thảo khoa học VUSTA, các nhà khoa học đã trình bày kết quả kiểm toán cho phương án tàu khách 350km/h chạy chung tàu hàng 160km/h.

Muốn đảm bảo an toàn thì bán kính cong phải từ 12.000m trở lên, trong khi đáng lý ra chỉ cần 6.000m. Việc này tốn thêm kha khá tiền hạ tầng.

Em dần dần hiểu tại sao bác TTg lại cứ phải chỉ đạo "thẳng nhất có thể" rồi đó các cụ.

View attachment 8766216
View attachment 8766208
Cụ nào rành tiêu chuẩn giải thích thêm cơ chế lật, trật ray khi nhiều siêu cao thừa với tàu hàng thì cảm ơn? Có phải do lực ngang flange đè lên ray?

Đoạn nào quá khó vuốt thẳng bán kính chỉ được 6000 thì nên giảm tốc tàu khách. Còn thiết kế thông thường nên càng thẳng càng tốt bán kính không nên dưới 11000
 
Chỉnh sửa cuối:

duylinh_th05

Xe máy
Biển số
OF-142660
Ngày cấp bằng
21/5/12
Số km
68
Động cơ
362,910 Mã lực
Cụ nào rành tiêu chuẩn giải thích thêm cơ chế lật khi nhiều siêu cao thừa với tàu hàng thì cảm ơn? Có phải do lực ngang flange đè lên ray?

Đoạn nào quá khó vuốt thẳng bán kính chỉ được 6000 thì nên giảm tốc tàu khách. Còn thiết kế thông thường nên càng thẳng càng tốt bán kính không nên dưới 11000
theo e đọc hiểu mấy còm của các cụ ở trên thì e nghĩ đại loại thế này. Ko biết có đúng ko!
- Để tàu có thể đạt dc tốc độ 350km, khi đi vào các đường cong thì ray bên ngoài sẽ phải cao hơn ray bên trong 1 độ cao nhất định. Giống như tay đua xe moto GP ấy, phải nghiêng người vào bên trong thì mới chạy dc.
- Vậy thì với cái độ chênh lệch đường ray đó thì khi tàu hàng chạy thì với tốc độ thấp thì do lệch độ cao hai đường ray thì nó sẽ làm tàu bị nghiêng và lật. Muốn ko bị lật thì phải chạy nhanh hơn. Nhưng mà trên TG chưa có nước nào làm tàu chở hàng siêu nặng mà chạy tốc độ cao (trên 160km) cả, toàn túc tắc 35-80km/h.
Giải pháp để kết hợp là bây giờ phải làm sự giảm chênh lệch của đường ray đó bằng cách làm tuyến đường phải thẳng nhất có thể. Đường càng thẳng thì tàu khi chạy tốc đó cao ko cần "nghiêng nhiều". Mà làm đường càng thẳng thì càng tốn tiền.
 

duylinh_th05

Xe máy
Biển số
OF-142660
Ngày cấp bằng
21/5/12
Số km
68
Động cơ
362,910 Mã lực
Em nhất trí với cụ trên việc nào ra việc đó. Lúc nào chả tranh chấp.
e nghĩ là khó đó cụ ah. Có 1 cụ lấy ví dụ về cầu Thăng Long rồi đó cụ. TQ nó xây cho mình xong 2 bên đánh đấm nó rút về hết, Nga phải sang hỗ trợ xây cho ta.
Đó là lịch sử, còn hiện tại, rõ ràng là lâu lâu hàng hóa của ta bị tắc ở biên ko xuất sang bên đó dc. Nó tìm đủ các lý do lý trấu để từ chối, hoãn việc nhập hàng.
Thế thì bây giờ, nó hoàn toàn có thể lấy cái dự án này làm "con tin" bắt mình phải nhượng bộ những ưu sách nào đó! Các công ty đường sắt của nó thì hoàn toàn bị chi phối bởi chính quyền bên đó thôi. Chỉ cần 1 sự chỉ đạo của tập thì nó có thể sẽ dừng, thiệt hại thì 2 bên đều chịu nhưng VN mình chắc chắn là thiệt hơn!
 

X_axe

Xe hơi
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
195
Động cơ
1,720 Mã lực
theo e đọc hiểu mấy còm của các cụ ở trên thì e nghĩ đại loại thế này. Ko biết có đúng ko!
- Để tàu có thể đạt dc tốc độ 350km, khi đi vào các đường cong thì ray bên ngoài sẽ phải cao hơn ray bên trong 1 độ cao nhất định. Giống như tay đua xe moto GP ấy, phải nghiêng người vào bên trong thì mới chạy dc.
- Vậy thì với cái độ chênh lệch đường ray đó thì khi tàu hàng chạy thì với tốc độ thấp thì do lệch độ cao hai đường ray thì nó sẽ làm tàu bị nghiêng và lật. Muốn ko bị lật thì phải chạy nhanh hơn. Nhưng mà trên TG chưa có nước nào làm tàu chở hàng siêu nặng mà chạy tốc độ cao (trên 160km) cả, toàn túc tắc 35-80km/h.
Giải pháp để kết hợp là bây giờ phải làm sự giảm chênh lệch của đường ray đó bằng cách làm tuyến đường phải thẳng nhất có thể. Đường càng thẳng thì tàu khi chạy tốc đó cao ko cần "nghiêng nhiều". Mà làm đường càng thẳng thì càng tốn tiền.
Nếu lệch nhiều quá còn một giải pháp nữa là tàu tự tạo siêu cao? thân trên thay đổi trục với bogie
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,799
Động cơ
357,356 Mã lực
Tuổi
124
Trong đường bộ thì tổng của hệ số siêu cao (e) và hệ số ma sát bên (f) bằng bình phương của vận tốc (km/h) chia 127 lần bán kính cong R (m). AASHTO đưa ra 5 phương pháp phân bổ e và f, nhưng khuyến cáo sử dụng phương pháp 2, theo đó f tính ở mức max cho phép rồi tính e. Nếu e > 0 thì mới xem xét sử dụng siêu cao cho đến khi e đạt mức max cho phép. Mức e max này thì tùy theo quốc gia và khu vực mà quy định trong khoảng 0,04 đến 0,12. Hệ số f max cũng tương tự, như Ấn Độ quy định f max tới 0,15, nhưng khi vận tốc trên 120 km/h thì giảm xuống 0,10.
Trở lại với ví dụ của cụ thì v = 80 km/h, R = 1.000 m, khi đó tổng e + f bằng 0,05036, nhỏ hơn f max 0,15 với v dưới 120 km/h nên không cần dùng tới siêu cao.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,869
Động cơ
243,120 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
e nghĩ là khó đó cụ ah. Có 1 cụ lấy ví dụ về cầu Thăng Long rồi đó cụ. TQ nó xây cho mình xong 2 bên đánh đấm nó rút về hết, Nga phải sang hỗ trợ xây cho ta.
Đó là lịch sử, còn hiện tại, rõ ràng là lâu lâu hàng hóa của ta bị tắc ở biên ko xuất sang bên đó dc. Nó tìm đủ các lý do lý trấu để từ chối, hoãn việc nhập hàng.
Thế thì bây giờ, nó hoàn toàn có thể lấy cái dự án này làm "con tin" bắt mình phải nhượng bộ những ưu sách nào đó! Các công ty đường sắt của nó thì hoàn toàn bị chi phối bởi chính quyền bên đó thôi. Chỉ cần 1 sự chỉ đạo của tập thì nó có thể sẽ dừng, thiệt hại thì 2 bên đều chịu nhưng VN mình chắc chắn là thiệt hơn!
Đang làm mà dừng thì còn ai dám làm ăn với Trung Quốc nữa.
 

duylinh_th05

Xe máy
Biển số
OF-142660
Ngày cấp bằng
21/5/12
Số km
68
Động cơ
362,910 Mã lực
Nếu lệch nhiều quá còn một giải pháp nữa là tàu tự tạo siêu cao? thân trên thay đổi trục với bogie
lúc nãy khi viết còm e cũng nghĩ tới giải pháp đó nhưng e thấy nó hơi khó trong thực tiễn. Khi đặt 1 vật nặng lên thì nó sẽ đè đều lên các bánh xe. Lò so nó cũng đồng đều về độ đàn hồi. Ý tưởng là khi tàu vào cua thì lò xo sẽ nén xuống để làm tàu tránh bị nghiêng. Nhưng mà đường thì lúc nó vào cua bên trái, lúc nó vào cua bên phải. Chẳng nhẽ có 1 phần mềm nó điều chỉnh dc đó nén của nó xo khi vào các khúc cua tương ứng?
Mà theo e thì giải pháp tối ưu hơn là giảm độ chênh lêch đó xuống để tàu chở hàng nặng ko bị lật, còn với tầu chở khách khi đi qua đoạn đó thì chạy chậm lại để tránh bị lật!
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,160
Động cơ
402,048 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ rachfan tại sao các nước không kết hợp 350km/ và tải trọng 22.5? Em nghĩ không phải họ không làm được vì với họ làm thế là thừa, do họ có cả nhiều hệ thống, 350km/h, 250km/h, 160km/h nên không làm kết hợp mà thừa - tốn.

Ta thì khác, nước dài hẹp không có nhiều hành lang, chưa có đs khổ tiêu chuẩn nên buộc phải kết hợp 350+22.5
Tả trọng trục 22,5 đương nhiên là để chở hàng nặng cụ ợ. Mà như đã phân tích ở các post trước, 1 là chở hàng nặng sẽ làm hỏng nền đường 350 vì ĐSCT từ 300km/h trở lên cấu trúc nền đường khác hẳn từ 250 trở xuống; 2 là độ siêu cao ở các vòng cung của đường 350 hoàn toàn không thích hợp để chạy tàu chở nặng vốn chỉ được chạy max 120, thậm chí 80km/h. Đây không phải là bài toán kinh tế mà là bài toán kỹ thuật. Mà đã là kỹ thuật thì bắt buộc phải tuân theo.

Cũng có thể có giải pháp là lập phương án chạy tàu khách 350 và tàu hàng nặng 80 ngay từ đầu. Muốn thế thì ngoài 1/ Làm đường tải trọng trục 22,5 tấn thì còn phải 2/ Đúc các tấm đỡ ray dày lên để chịu tải lớn và 3/ Chấp nhận phương án chạy tàu 350 tốc độ rất thấp ở các đoạn cong (có thể chỉ 80km/h) để hạ siêu cao thích hợp với tốc độ tàu hàng nặng.

Nhưng mà như thế thì 350 để làm gì?
 
Chỉnh sửa cuối:

duylinh_th05

Xe máy
Biển số
OF-142660
Ngày cấp bằng
21/5/12
Số km
68
Động cơ
362,910 Mã lực
Đang làm mà dừng thì còn ai dám làm ăn với Trung Quốc nữa.
thế vụ cầu Thăng Long nó dừng thế mà có nước nào ko làm ăn với TQ đâu! Như Lào hay Cam hay Indo nó ko có các xung đột lớn với TQ thì nó ko sợ việc đó. TQ chả có lý do gì để mà dừng cả. Nó sẵn sàng chơi đẹp với mấy nc đó. Nhưng với VN thì lại khác, nó đã từng bỏ giữa chừng và cũng đang lấy hàng hóa của VN làm con tin rồi!
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,869
Động cơ
243,120 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
thế vụ cầu Thăng Long nó dừng thế mà có nước nào ko làm ăn với TQ đâu! Như Lào hay Cam hay Indo nó ko có các xung đột lớn với TQ thì nó ko sợ việc đó. TQ chả có lý do gì để mà dừng cả. Nó sẵn sàng chơi đẹp với mấy nc đó. Nhưng với VN thì lại khác, nó đã từng bỏ giữa chừng và cũng đang lấy hàng hóa của VN làm con tin rồi!
Thời đấy với giờ khác nhau rồi.
Đây là hợp đồng kinh tế. Ông không thực hiện đúng thì kiện ra tòa quốc tế.
Vị thế của Việt Nam đã khác trước rồi. Trung Quốc sao giám ép chúng ta như trước được nữa.
Năm 2014 nó đang làm Cát Linh- Hà Đông đấy. Nó cũng kéo giàn khoan vào. Rồi thì giàn khoan rút chứ CL- HĐ có rút đâu.
 

tu.duy

Xe máy
Biển số
OF-713628
Ngày cấp bằng
20/1/20
Số km
53
Động cơ
83,981 Mã lực
lúc nãy khi viết còm e cũng nghĩ tới giải pháp đó nhưng e thấy nó hơi khó trong thực tiễn. Khi đặt 1 vật nặng lên thì nó sẽ đè đều lên các bánh xe. Lò so nó cũng đồng đều về độ đàn hồi. Ý tưởng là khi tàu vào cua thì lò xo sẽ nén xuống để làm tàu tránh bị nghiêng. Nhưng mà đường thì lúc nó vào cua bên trái, lúc nó vào cua bên phải. Chẳng nhẽ có 1 phần mềm nó điều chỉnh dc đó nén của nó xo khi vào các khúc cua tương ứng?
Mà theo e thì giải pháp tối ưu hơn là giảm độ chênh lêch đó xuống để tàu chở hàng nặng ko bị lật, còn với tầu chở khách khi đi qua đoạn đó thì chạy chậm lại để tránh bị lật!
Lý thuyết thì dùng thêm treo khí nén cũng dc, nhưng đắt bỏ mama... Mà chắc cũng chỉ dùng dc trên tàu khách chứ tàu hàng sợ nặng quá lại tốn tiền bảo trì, thế là vẫn nên duỗi thẳng ray, huề vốn :D
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,869
Động cơ
243,120 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
lúc nãy khi viết còm e cũng nghĩ tới giải pháp đó nhưng e thấy nó hơi khó trong thực tiễn. Khi đặt 1 vật nặng lên thì nó sẽ đè đều lên các bánh xe. Lò so nó cũng đồng đều về độ đàn hồi. Ý tưởng là khi tàu vào cua thì lò xo sẽ nén xuống để làm tàu tránh bị nghiêng. Nhưng mà đường thì lúc nó vào cua bên trái, lúc nó vào cua bên phải. Chẳng nhẽ có 1 phần mềm nó điều chỉnh dc đó nén của nó xo khi vào các khúc cua tương ứng?
Mà theo e thì giải pháp tối ưu hơn là giảm độ chênh lêch đó xuống để tàu chở hàng nặng ko bị lật, còn với tầu chở khách khi đi qua đoạn đó thì chạy chậm lại để tránh bị lật!
Dùng treo khí nén. Cua bên nào thì bơm hơi vào bóng hơi bên đó để nâng gầm bên đó lên.
Cái này ô tô làm rồi. Tàu thì chắc chưa
 

duylinh_th05

Xe máy
Biển số
OF-142660
Ngày cấp bằng
21/5/12
Số km
68
Động cơ
362,910 Mã lực
Thời đấy với giờ khác nhau rồi.
Đây là hợp đồng kinh tế. Ông không thực hiện đúng thì kiện ra tòa quốc tế.
Vị thế của Việt Nam đã khác trước rồi. Trung Quốc sao giám ép chúng ta như trước được nữa.
Năm 2014 nó đang làm Cát Linh- Hà Đông đấy. Nó cũng kéo giàn khoan vào. Rồi thì giàn khoan rút chứ CL- HĐ có rút đâu.
Thực ra thì những cái em nói nó cũng là giải thuyết. Nói đi thì cũng phải nói lại, nếu như TQ lấy dự án DSCT này làm con tin thì có thể đó là xoay trục khi VN sẽ nghiêng hẳn sang 1 nước khác.
 

duylinh_th05

Xe máy
Biển số
OF-142660
Ngày cấp bằng
21/5/12
Số km
68
Động cơ
362,910 Mã lực
Lý thuyết thì dùng thêm treo khí nén cũng dc, nhưng đắt bỏ mama... Mà chắc cũng chỉ dùng dc trên tàu khách chứ tàu hàng sợ nặng quá lại tốn tiền bảo trì, thế là vẫn nên duỗi thẳng ray, huề vốn :D
theo e đơn giản nhất là chỗ nào bán kính cong nhỏ quá thì cho tàu chạy chậm lại! Duỗi thẳng cái đường ray thẳng nhất có thể!
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,636
Động cơ
382,221 Mã lực
Cụ chả hiểu gì. 1 vật chuyển động quay nó tạo ra lực ly tâm. Hướng ra ngoài. Chứ làm gì có lực hướng tâm.
Lực có phương hướng tâm chỉ có lực hấp dẫn thôi.
Cụ nói là theo lý thuyết chung thôi, trong trường hợp kim và đĩa than thì nó không như cụ nghĩ đâu.
Theo của cụ thì lực hấp dẫn nào làm cho kim đĩa than hướng vào trong tâm?
À, mà cụ có biết kim và đĩa than không ạ?
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,869
Động cơ
243,120 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Cụ nói là theo lý thuyết chung thôi, trong trường hợp kim và đĩa than thì nó không như cụ nghĩ đâu.
Theo của cụ thì lực hấp dẫn nào làm cho kim đĩa than hướng vào trong tâm?
À, mà cụ có biết kim và đĩa than không ạ?
Em nói thật. Cụ chả biết gì về lực cả.
Trong tất cả các lực có trên đời này. Chỉ có lực hấp dẫn có phương hướng tâm.
Cái đĩa than nó không như em nghĩ. Thế cụ thể nó như thế nào cụ nói ra đi.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,799
Động cơ
357,356 Mã lực
Tuổi
124
theo e đọc hiểu mấy còm của các cụ ở trên thì e nghĩ đại loại thế này. Ko biết có đúng ko!
- Để tàu có thể đạt dc tốc độ 350km, khi đi vào các đường cong thì ray bên ngoài sẽ phải cao hơn ray bên trong 1 độ cao nhất định. Giống như tay đua xe moto GP ấy, phải nghiêng người vào bên trong thì mới chạy dc.
- Vậy thì với cái độ chênh lệch đường ray đó thì khi tàu hàng chạy thì với tốc độ thấp thì do lệch độ cao hai đường ray thì nó sẽ làm tàu bị nghiêng và lật. Muốn ko bị lật thì phải chạy nhanh hơn. Nhưng mà trên TG chưa có nước nào làm tàu chở hàng siêu nặng mà chạy tốc độ cao (trên 160km) cả, toàn túc tắc 35-80km/h.
Giải pháp để kết hợp là bây giờ phải làm sự giảm chênh lệch của đường ray đó bằng cách làm tuyến đường phải thẳng nhất có thể. Đường càng thẳng thì tàu khi chạy tốc đó cao ko cần "nghiêng nhiều". Mà làm đường càng thẳng thì càng tốn tiền.
Để kết hợp 2 loại tốc độ khác nhau trên cùng một tuyến đường sắt thì việc đầu tiên là phải dung hòa được các thông số kỹ thuật với các chỉ tiêu cho phép theo quy chuẩn khi vận tốc khác nhau và điều này là khó thỏa mãn khi đoạn đường có độ cong nhất định (nghĩa là bán kính cong R có một giá trị xác định nào đó), còn với đoạn đường thẳng thì bán kính cong R bằng vô cực (∞) nên không còn các loại lực li tâm, hướng tâm. Trong thực tế thì không thể có đường thẳng tuyệt đối trên toàn tuyến nên buộc người ta phải xử lý vấn đề độ cong.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top