[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,402
Động cơ
-23,768 Mã lực
Tuổi
54
Thế thì cần cái chở hàng để giảm chi phí vận tải chứ làm chở người cạnh tranh với máy bay làm gì. Nhanh có máy bay, nhanh vừa phải tàu nhanh 200km, chậm tàu thường và xe khách giường nằm, nhanh và tiện Limosin...
Lại quay về chở hàng :(

Khoảng 30 trang trước đã bàn mãi về ĐS chở hàng rồi mà cụ. Chở hàng nhưng hàng ở đâu? giá bao nhiêu? thì chả mấy ai trả lời được. Để nhà cháu tóm tắt lại những tranh luận đã qua nhé:

1/ Với quốc gia có đường biển dài thì vận tải ĐS ko thể cạnh tranh nổi với đường biển về giá. Ko thể cạnh tranh nổi với đường bộ về tính linh hoạt. Nên vận tải ĐS chỉ là phương tiện giảm tải cho 2 loại hình còn lại. Như Nhật Bản có ĐS phát triển nhưng vận tải ĐS chỉ chiếm có 5% thôi. ĐS hiện tại đêm có 1 chuyến chở hàng. Nếu bỏ qua 7 chuyến tàu khách mà chuyển thành tàu hàng thì năng lực vận tải ĐS hoàn toàn có thể đáp ứng 3% - 5%.

2/ Vận tải ĐS có đời sống riêng, vòng quay hàng hóa riêng. Nó cần kết nối với KCN, KCX, với biên giới, với càng biển... và phải lưu thông ngày đêm để làm tăng nguồn hàng và giàm thời gian vận chuyển, qua đó giảm chi phí logistics. VTĐS mà chỉ kết nối với các TP thì nguồn hàng chẳng tăng lên bao nhiêu cả.

3/ VTĐS hệ thống hiện tại dù đã khấu hao xong toàn bộ, nhưng chi phí vận chuyển vẫn rất cao. Đầu tư mới, vay vốn mới, trả lãi mới, hệ thống vận hành mới.... và khấu hao lại từ đầu thì giá vận chuyển chỉ có tăng chứ ko thể giữ nguyên. Và tăng bao nhiêu cũng chẳng có dự án nào trả lời.

4/ Vận chuyển hàng nhẹ thì ĐSCT vẫn làm được tốt. Bằng chứng là Shinkansen của Nhật cũng đem qua vận chuyển hàng nhẹ.

5/ Còn nữa mà hiện giờ ko nhớ, cụ lội còm xem lại dùm.

=> Vì vậy, đầu tư ĐS mới hiện giờ quan tâm đến ĐS chở khách và thỉnh thoảng có thể chở hàng thôi. Còn tốc độ bao nhiêu thì còn đang tranh cãi. Và ĐSCT làm ra ko hẳn là để cạnh tranh với máy bay.
Sân bay những vị trí chiến lược mở ra để sử dụng chung dân sự quân sự, cụ không thấy nước ta toàn sân bay sd chung dân sự quân sự trừ sân bay Long Thành. Tàu thiết kế loại đấy chỉ đáp ứng chống khủng bố với vk nhẹ thôi. Phải là tàu hàng mới là là dùng chung dân sự quân sự được.
Các Tỉnh đòi mở sân bay để phát triển du lịch cụ ạ. Và sau khi một số Tỉnh được làm thì ko loại trử khả năng các Tỉnh còn lại cũng đòi hỏi.
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,001
Động cơ
398,421 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tôi lạy cụ luôn! Cụ chê đsct đếm cua trong lỗ còn sân bay Long Thành thì cụ còn hơn cả đếm. Năm cao điểm nhất có bao nhiêu khách quốc tế đến VN mà cụ đòi Long Thành húp phát 50 triệu khách quốc tế?? Nói ng lại tự ái!
Cụ có biết Long thành đầu tư 3 giai đoạn không? Giai đoạn trước phải đầy khách mới làm giai đoạn sau, nghĩa là vốn đầu tư luôn cân đối với số hành khách.

Giai đoạn 1 Long thành chỉ cho 25 triệu khách/năm, trong khi TSN hiện tại đã hơn 40 triệu khách/năm. Cụ thấy có chắc full không?
 

ducati1

Xe buýt
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
510
Động cơ
317,406 Mã lực
Cụ có biết Long thành đầu tư 3 giai đoạn không? Giai đoạn trước phải đầy khách mới làm giai đoạn sau, nghĩa là vốn đầu tư luôn cân đối với số hành khách.

Giai đoạn 1 Long thành chỉ cho 25 triệu khách/năm, trong khi TSN hiện tại đã gần 40 triệu khách/năm. Cụ thấy có chắc full không?
Tôi hỏi đào đâu ra 50 triệu khách quốc tế. Chưa kể cụ tính chuyện khôn hết phần thiên hạ. Cái hạ tầng hàng hóa sân bay là phần thêm nó cỡ 1 tỉ đô là cùng cụ khôn tạm tính gì 5 tỉ?? Có Long Thành thì TSN nghỉ hẳn luôn à?? Cứ như suy luận hành khách của cụ với đsct cụ luôn bấu víu vô số khách hiện tại mà dell bao giờ tính tăng lên do đời sống khá lên thì tần suất đi tăng lên thì Long Thành lấp đầy 100 tr bằng niềm tin à??
 

dannongthon

Xe tăng
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,414
Động cơ
264,660 Mã lực
Thực ra tới tận giờ cứ lôi mấy cú đấm thép thất bại ra để dèm pha để mà chặn hết các dự án từ NSNN hay chặn các DNNN tiến hành đầu tư là hết sức sai lầm khiến DNNN mãi ko thể lớn nổi.

Mỗi 1 dự án thất bại có cả tỉ nguyên nhân, kể cả việc thời cuộc ko thuận lợi hay thế và lực thời bấy giờ của Việt Nam còn yếu. Nhưng ko thể cứ yếu bóng vía chả chịu làm gì cả. Lúc nào cungz bài lo sợ mông lung ko đầu tư sau lại ngoạc mồm lên chửi đất nước ko chịu lớn với rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Ko có những dự ân cơ sở hạ tầng lớn để tạo ra sức bật thì đất nước chắc chắn ko thể phát triển nổi.

Đợt trước tôi cũng có ủng hộ p/an kết hợp tàu - hàng tốc độ quanh 220km/h nhưng CP đã quyết 350km/h thì ta cứ quan sát và theo thôi. Chắc chắn CP và các chuyên gia trên đó có cái lý để chốt 350km/h và họ khôn hơn chúng ta nhiều. Đừng nghĩ mấy ông chuyên gia mạng hoặc chuyên gia về hưu chém gió ngon hơn họ. Có quá nhiều thông tin mật, các deal đàm phán không thể công bố theo quy tắc bảo mật nên chúng ta ko thể đánh giá dự án thất bại chỉ qua vài thông tin sơ sài tung lên báo đâu. Chie có điều chúng ta nên đặt niềm tin khi ông thứ trưởng GTVT đã néu sơ bộ giá vé tàu đường sắt sẽ có 3 mức và 2 mức bình dân chỉ bằng 75% với 45% giá vé máy bay củng tuyến là được rồi. Ko nên bốc phét với khẳng định hay phản biện giá vé ko thể đạt mức hấp dẫn này khi chỉ là người hóng chuyện.
Với bộ GTVT tôi hoàn toàn không có niềm tin! Đặc biệt là việc họ đã hèn hạ dìm tuyến Cát Linh Hà Đông không dám nghiệm thu cho đến khi chuyển về UBND TP Hà Nội tuyến này mới chạy được khiến không ai nghĩ họ có chuyên môn về MRT vậy với tàu 350km/h họ càng không có chuyên môn! Về đường sắt thì theo tôi hiểu ở bộ GTVT không có chuyên gia! Phương án đường sắt Bắc Nam của bộ Kế Hoạch đầu tư hợp lý hơn vì nó mang được cả tàu hàng và tàu chở người đúng theo tinh thần nghị quyết của bộ Chính Trị! BGTVT làm tuyến đường sắt Hà Nội Hạ Long cũng thối nát! Đến mấy cái sân Ga khắp bắc nam mà vào đến toilet cũng nôn mửa vì tởm lợm thì mong gì họ quản lý dự án 70 tỉ USD tốt!
 

ducati1

Xe buýt
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
510
Động cơ
317,406 Mã lực
Với bộ GTVT tôi hoàn toàn không có niềm tin! Đặc biệt là việc họ đã hèn hạ dìm tuyến Cát Linh Hà Đông không dám nghiệm thu cho đến khi chuyển về UBND TP Hà Nội tuyến này mới chạy được khiến không ai nghĩ họ có chuyên môn về MRT vậy với tàu 350km/h họ càng không có chuyên môn! Về đường sắt thì theo tôi hiểu ở bộ GTVT không có chuyên gia! Phương án đường sắt Bắc Nam của bộ Kế Hoạch đầu tư hợp lý hơn vì nó mang được cả tàu hàng và tàu chở người đúng theo tinh thần nghị quyết của bộ Chính Trị! BGTVT làm tuyến đường sắt Hà Nội Hạ Long cũng thối nát! Đến mấy cái sân Ga khắp bắc nam mà vào đến toilet cũng nôn mửa vì tởm lợm thì mong gì họ quản lý dự án 70 tỉ USD tốt!
Tôi nghĩ đsct làm thì dù loại 200/250/ 350 hay gì thì cũng sẽ cho tư nhân đấu thầu vận hành, nhà ga sẽ cho khai thác TOD khi đó sẽ đảm bảo thơm tho sạch sẽ.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,661
Động cơ
316,360 Mã lực
Năm 2023, quy mô nền KT của VN khoảng 435 tỷ usd, bình quân đầu người cỡ
Anh thử lấy công thức này áp dụng cho mấy cái metro đang xây xem đáp ứng dc ko. Ngay cả cl-hd vận hành rồi rất đông cũng chưa đủ trả lãi vay đâu
cụ so sánh thế nó vô cùng, thử hỏi có tuyến xe bus nào ở HN ko đc trợ giá ko???
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
2,915
Động cơ
120,178 Mã lực
Muốn thế phải xây thêm 1 cái sân bay cỡ Long Thành nữa ở Hà Nội, số tiền mua máy bay mới có khi đắt hơn nhiều mua Tàu.
Xây đsct Bắc Nam thì có hơn 20 tỉnh hưởng lợi chứ làm sân bay thì Hà Nội với TP. HCM húp hết.
Xây đsct nhà ga làm TOD với bán Bds thu hồi được 1 ít vốn chứ làm sân bay không ăn thua.
Cái lợi ích của dsct là ghé dc nhiều chỗ, vd là có người đi sg tới Phan Thiết, cũng có thể người đi từ Sài Gòn ra nha trang hoặc Đà Nẵng ... Qua đó có thể chở dc nhiều người hơn trong 1 chuyến cho nên tỉ lệ lấp đầy sẽ cao hơn. Chưa kể do đặc thù địa hình Việt Nam nên nếu làm dsct sẽ giúp đỡ nhiều nơi phát triển du lịch. Hiện tại đường sắt có tốc độ khá thấp nên đa số ngại di chuyển bằng phương tiện này , dẫn đến nhiều tỉnh mặc dù rất đẹp nhưng khá ít khách vì xa sg hoặc hn.
Cái vấn đề của dự án này là ai vận hành và bảo trì chứ ko phải tính khả thi dự án nếu để cho tư nhân vận hành thì càng tốt
Những cái các cụ nói thì tàu 200 hay 250 cũng giải quyết được. Nếu phải dừng nhiều bến thì tàu 200km/h còn hiệu quả hơn về chi phí mà tốc độ là ko thấp hơn bao nhiêu. Tàu 250km/h thì gần như chỉ chậm hơn 350 đáng kể ở quãng trên 1000km nếu đi hầu như không dừng.

Cháu vẫn nói là làm hạ tầng thì sẵn sàng cho 350km/h còn chọn tàu nào thì phải tính toán cẩn thận. Khả năng cao là giá vé sẽ chỉ phải khấu hao 1 phần dự án thôi. Cái phần vận hành bảo dưỡng sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới giá vé.

Hoặc là nhà nước chấp nhận mất luôn tiền hạ tầng, tư nhân tự bỏ tiền mua tàu và vận hành. Lúc đó thì họ phải có lựa chọn khôn ngoan.
 

vnvodoi

Xe điện
Biển số
OF-569000
Ngày cấp bằng
14/5/18
Số km
2,078
Động cơ
187,674 Mã lực
Tuổi
35
Năm 2023, quy mô nền KT của VN khoảng 435 tỷ usd, bình quân đầu người cỡ

cụ so sánh thế nó vô cùng, thử hỏi có tuyến xe bus nào ở HN ko đc trợ giá ko???
Cái quy mô kinh tế này không đúng lắm. Sang năm điều chỉnh lại ( theo như lịch 5 năm tính lại 1 lần) thì sẽ vênh lên rất nhiều.

Từ năm ngoái hay năm kia em không nhớ, trong 1 chương trình thời sự buổi tối BTV đã từng đưa tin từ 1 nguồn số liệu thống kê là quy mô GDP nước ta đã vượt 500 tỷ USD rồi.

Dự báo khi khởi công cái công trình thế kỉ này thì GDP nước ta lúc đó khoảng 650 tỷ USD, đấy là nếu làm nhanh các thủ tục. Còn trì hoãn thì đến khi bắt đầu làm khéo GDP là 800 tỷ rồi .
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,402
Động cơ
-23,768 Mã lực
Tuổi
54
Những cái các cụ nói thì tàu 200 hay 250 cũng giải quyết được. Nếu phải dừng nhiều bến thì tàu 200km/h còn hiệu quả hơn về chi phí mà tốc độ là ko thấp hơn bao nhiêu. Tàu 250km/h thì gần như chỉ chậm hơn 350 đáng kể ở quãng trên 1000km nếu đi hầu như không dừng.

Cháu vẫn nói là làm hạ tầng thì sẵn sàng cho 350km/h còn chọn tàu nào thì phải tính toán cẩn thận. Khả năng cao là giá vé sẽ chỉ phải khấu hao 1 phần dự án thôi. Cái phần vận hành bảo dưỡng sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới giá vé.

Hoặc là nhà nước chấp nhận mất luôn tiền hạ tầng, tư nhân tự bỏ tiền mua tàu và vận hành. Lúc đó thì họ phải có lựa chọn khôn ngoan.
Làm hạ tầng sẵn cho mức vận tốc cao nhất có thể thì sự chênh lệch giữa các dự án tốc độ khác nhau là ko nhiều cụ ạ. Bởi vì lúc này hầu như chỉ chênh nhau về giá thành của đoàn tàu mà thôi. Nếu muốn giảm được kha khá một chút thì phải quay về với tàu 160km/h.

Mà làm hạ tầng fix cho một dự án thì 100 năm nữa chưa chắc đã nâng cấp nổi dù "chẳng may" nền kinh tế gặp thời bay lên như Rồng.
 

Hazelnut

Xe tải
Biển số
OF-841538
Ngày cấp bằng
11/10/23
Số km
297
Động cơ
20,631 Mã lực
Chở hầng thì nhanh nhất là bắc cầu qua Lào rồi đi qua đường đó cho tiện.
còn mạn ngoài bắc có tuyến Hải Phòng Lào Cai, Hà Nội Lạng Sơn rồi :)
Đúng là hàng đâu mà chở cho hết
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,642
Động cơ
186,645 Mã lực
Lại quay về chở hàng :(

Khoảng 30 trang trước đã bàn mãi về ĐS chở hàng rồi mà cụ. Chở hàng nhưng hàng ở đâu? giá bao nhiêu? thì chả mấy ai trả lời được. Để nhà cháu tóm tắt lại những tranh luận đã qua nhé:

1/ Với quốc gia có đường biển dài thì vận tải ĐS ko thể cạnh tranh nổi với đường biển về giá. Ko thể cạnh tranh nổi với đường bộ về tính linh hoạt. Nên vận tải ĐS chỉ là phương tiện giảm tải cho 2 loại hình còn lại. Như Nhật Bản có ĐS phát triển nhưng vận tải ĐS chỉ chiếm có 5% thôi. ĐS hiện tại đêm có 1 chuyến chở hàng. Nếu bỏ qua 7 chuyến tàu khách mà chuyển thành tàu hàng thì năng lực vận tải ĐS hoàn toàn có thể đáp ứng 3% - 5%.

2/ Vận tải ĐS có đời sống riêng, vòng quay hàng hóa riêng. Nó cần kết nối với KCN, KCX, với biên giới, với càng biển... và phải lưu thông ngày đêm để làm tăng nguồn hàng và giàm thời gian vận chuyển, qua đó giảm chi phí logistics. VTĐS mà chỉ kết nối với các TP thì nguồn hàng chẳng tăng lên bao nhiêu cả.

3/ VTĐS hệ thống hiện tại dù đã khấu hao xong toàn bộ, nhưng chi phí vận chuyển vẫn rất cao. Đầu tư mới, vay vốn mới, trả lãi mới, hệ thống vận hành mới.... và khấu hao lại từ đầu thì giá vận chuyển chỉ có tăng chứ ko thể giữ nguyên. Và tăng bao nhiêu cũng chẳng có dự án nào trả lời.

4/ Vận chuyển hàng nhẹ thì ĐSCT vẫn làm được tốt. Bằng chứng là Shinkansen của Nhật cũng đem qua vận chuyển hàng nhẹ.

5/ Còn nữa mà hiện giờ ko nhớ, cụ lội còm xem lại dùm.

=> Vì vậy, đầu tư ĐS mới hiện giờ quan tâm đến ĐS chở khách và thỉnh thoảng có thể chở hàng thôi. Còn tốc độ bao nhiêu thì còn đang tranh cãi. Và ĐSCT làm ra ko hẳn là để cạnh tranh với máy bay.

Các Tỉnh đòi mở sân bay để phát triển du lịch cụ ạ. Và sau khi một số Tỉnh được làm thì ko loại trử khả năng các Tỉnh còn lại cũng đòi hỏi.
Nhà nước có cho mở cũng trên danh nghĩa du lịch, đến cái Phan Thiết cũng phải dùng chung dân sự quân sự không nó thành chạy đua vũ trang cmnr. Đường sắt kết nối Á Âu chẳng lẽ chở đường bộ ra Yên Viên hay Đồng Đăng để lập tàu liên vận QT. Chính vì hàng cũng không đủ khách cũng không đủ nên người ta phải đầu tư loại được cả 2 thì mới tận dụng hết CS được.
 

ducati1

Xe buýt
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
510
Động cơ
317,406 Mã lực
Những cái các cụ nói thì tàu 200 hay 250 cũng giải quyết được. Nếu phải dừng nhiều bến thì tàu 200km/h còn hiệu quả hơn về chi phí mà tốc độ là ko thấp hơn bao nhiêu. Tàu 250km/h thì gần như chỉ chậm hơn 350 đáng kể ở quãng trên 1000km nếu đi hầu như không dừng.

Cháu vẫn nói là làm hạ tầng thì sẵn sàng cho 350km/h còn chọn tàu nào thì phải tính toán cẩn thận. Khả năng cao là giá vé sẽ chỉ phải khấu hao 1 phần dự án thôi. Cái phần vận hành bảo dưỡng sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới giá vé.

Hoặc là nhà nước chấp nhận mất luôn tiền hạ tầng, tư nhân tự bỏ tiền mua tàu và vận hành. Lúc đó thì họ phải có lựa chọn khôn ngoan.
Theo tôi thì hạ tầng nhà nước làm sẵn 350, còn khai thác thì cho tư nhân đấu thầu. Có nghĩa là tư nhân mua tàu chở khách và trả tiền phí vận hành( tương tự hàng không).
Hạ tầng 350 thì tàu 250 vẫn chạy được, khi đó ta sẽ có Vin Express, Sun Express chạy tàu suốt 350 HN- SG, Hòa Phát Express xài tàu 250 chạy truyến HN - ĐNang, SG- ĐNang dừng các ga Nha Trang, Vinh, Mai Linh Express chạy tàu 200 tuyến HN- Vinh, SG- Nha Trang dừng tất cả các ga. Đại loại thế, mỗi nhà ga là 1 trung tâm thương mại to nhất tỉnh, xung quanh là các khu đô thị hiện đại....
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,713
Động cơ
115,479 Mã lực
Tôi hỏi thật, cụ có căn cứ hoặc cơ sở nào cho các luận đề mà cụ nêu ra không vậy?

Tôi tính cho cụ sân bay Long thành: Đầu tư 18 tỉ đô, công suất phục vụ 100 triệu khách. Lấy giá USD là 25 ngàn cho dễ tính. Cụ nói về hành khách thì chỉ lấy phí hành khách cho trực quan.

18 tỉ đô là tổng đầu tư (cả ga hành khách và hàng hóa), nên nếu chỉ tính riêng phần hành khách thì phải trừ đi phần đầu tư ga hàng hóa và những thứ liên quan. Tạm cho là 5 tỉ, còn 13 tỉ.

Sân bay Long thành khác với ĐSCT là ta biết chắc nó sẽ full khách, bảo 100 triệu tức là sẽ 100 triệu. Vì là SB quốc tế nên trong 100 triệu đó sẽ có khoảng 1 nửa là khách quốc tế (50 triệu).

Chỉ cần tính theo phí của Tân sơn nhất hiện tại (phí Long thành chắc chắn sẽ cao hơn). Cụ có biết là bao nhiên không? 100 ngàn VNĐ cho 1 vé nội địa và 20 đô cho 1 vé quốc tế.

Như vậy, chỉ tính riêng vé quốc tế thì 1 năm Long thành đã có thể thu về 20 x 50 triệu = 1 tỉ đô. Thêm vào 100 ngàn x 50 ngàn = 5 ngàn tỉ vé nội địa (= 200 triệu đô). Tổng cộng 1,2 tỉ đô.

13 tỉ đô, cho là vay với lãi suất cao 4,5%/năm thì cũng chỉ là 585 triệu năm đầu tiên, và sẽ giảm dần theo thời gian trả nợ. Với 1,2 tỉ đô thu hàng năm, Long thành thừa sức trả cả nợ và lãi trong 20 năm!!!
Đấy là hết công suất Long Thành thôi bác.
Điều kiện lừa ta cạnh tranh và bóp được những Changi của Singapore hay Bubu gì đó của aanh Thái dúi.
Tôi biết được 2 chú đó. Còn MH của Malaysia nữa.

Chứ nếu ta có 50 triệu thằng teilon lai vãng qua Long Thành, vì bất cứ lý do gì, thì tôi và bác Hưởng theo nhu cầu rồi.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,402
Động cơ
-23,768 Mã lực
Tuổi
54
Nhà nước có cho mở cũng trên danh nghĩa du lịch, đến cái Phan Thiết cũng phải dùng chung dân sự quân sự không nó thành chạy đua vũ trang cmnr. Đường sắt kết nối Á Âu chẳng lẽ chở đường bộ ra Yên Viên hay Đồng Đăng để lập tàu liên vận QT. Chính vì hàng cũng không đủ khách cũng không đủ nên người ta phải đầu tư loại được cả 2 thì mới tận dụng hết CS được.
Về sân bay, cụ nên nhớ có 64 Tỉnh thành. Giờ mỗi Tỉnh thành đều đòi hỏi có ít nhất 1 sân bay, hoạt động QS nào mà lắm thế. Và hoạt động QS họ có chi phí riêng, ns riêng chả ai đụng vào được.

Về vận tải ĐS: ĐS hiện tại vẫn vận chuyển và kết nối với biên giới thông qua ga Yên Viên. Theo cụ, đầu tư khu bốc xếp hàng hóa, kho vận hiện đại để chuyển đổi hàng từ tàu thường sang tàu liên vận thì chi phí rẻ hơn hay đầu tư mới toàn bộ tuyến ĐSVT Bắc - Nam để kết nối trực tiếp rẻ hơn?
 

2XD3

Xe đạp
Biển số
OF-839002
Ngày cấp bằng
21/8/23
Số km
42
Động cơ
176 Mã lực
Tuổi
20
Tôi hỏi thật, cụ có căn cứ hoặc cơ sở nào cho các luận đề mà cụ nêu ra không vậy?

Tôi tính cho cụ sân bay Long thành: Đầu tư 18 tỉ đô, công suất phục vụ 100 triệu khách. Lấy giá USD là 25 ngàn cho dễ tính. Cụ nói về hành khách thì chỉ lấy phí hành khách cho trực quan.

18 tỉ đô là tổng đầu tư (cả ga hành khách và hàng hóa), nên nếu chỉ tính riêng phần hành khách thì phải trừ đi phần đầu tư ga hàng hóa và những thứ liên quan. Tạm cho là 5 tỉ, còn 13 tỉ.

Sân bay Long thành khác với ĐSCT là ta biết chắc nó sẽ full khách, bảo 100 triệu tức là sẽ 100 triệu. Vì là SB quốc tế nên trong 100 triệu đó sẽ có khoảng 1 nửa là khách quốc tế (50 triệu).

Chỉ cần tính theo phí của Tân sơn nhất hiện tại (phí Long thành chắc chắn sẽ cao hơn). Cụ có biết là bao nhiên không? 100 ngàn VNĐ cho 1 vé nội địa và 20 đô cho 1 vé quốc tế.

Như vậy, chỉ tính riêng vé quốc tế thì 1 năm Long thành đã có thể thu về 20 x 50 triệu = 1 tỉ đô. Thêm vào 100 ngàn x 50 ngàn = 5 ngàn tỉ vé nội địa (= 200 triệu đô). Tổng cộng 1,2 tỉ đô.

13 tỉ đô, cho là vay với lãi suất cao 4,5%/năm thì cũng chỉ là 585 triệu năm đầu tiên, và sẽ giảm dần theo thời gian trả nợ. Với 1,2 tỉ đô thu hàng năm, Long thành thừa sức trả cả nợ và lãi trong 20 năm!!!
Tôi lạy cụ luôn! Cụ chê đsct đếm cua trong lỗ còn sân bay Long Thành thì cụ còn hơn cả đếm. Năm cao điểm nhất có bao nhiêu khách quốc tế đến VN mà cụ đòi Long Thành húp phát 50 triệu khách quốc tế?? Nói ng lại tự ái!
Theo ước tính của ACV thì Long Thành hoạt động 1-2 năm là bắt đầu có lãi rồi
1720972195537.png


 

ducati1

Xe buýt
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
510
Động cơ
317,406 Mã lực
Theo ước tính của ACV thì Long Thành hoạt động 1-2 năm là bắt đầu có lãi rồi
View attachment 8631470

Mấy ông làm đsct cũng tính có lãi mà!
 

DIT

Xe điện
Biển số
OF-600754
Ngày cấp bằng
25/11/18
Số km
2,437
Động cơ
183,443 Mã lực
Tuổi
38
Những cái các cụ nói thì tàu 200 hay 250 cũng giải quyết được. Nếu phải dừng nhiều bến thì tàu 200km/h còn hiệu quả hơn về chi phí mà tốc độ là ko thấp hơn bao nhiêu. Tàu 250km/h thì gần như chỉ chậm hơn 350 đáng kể ở quãng trên 1000km nếu đi hầu như không dừng.

Cháu vẫn nói là làm hạ tầng thì sẵn sàng cho 350km/h còn chọn tàu nào thì phải tính toán cẩn thận. Khả năng cao là giá vé sẽ chỉ phải khấu hao 1 phần dự án thôi. Cái phần vận hành bảo dưỡng sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới giá vé.

Hoặc là nhà nước chấp nhận mất luôn tiền hạ tầng, tư nhân tự bỏ tiền mua tàu và vận hành. Lúc đó thì họ phải có lựa chọn khôn ngoan.
Làm theo nhiều giai đoạn kéo dài vài chục năm mà chọn công nghệ cũ thì chưa làm xong đã lạc hậu. Chưa kể chi phí chênh lệch ko quá nhiều. Nên 1 là làm hiện đại nhất, 2 là ko làm
 

ducati1

Xe buýt
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
510
Động cơ
317,406 Mã lực
Tuyến đầu tiên sg nha trang khả năng lãi rất cao. Làm xong tuyến này mà lỗ sấp mặt thì ko có chuyện làm tiếp đâu
Nhà nước không chấp nhận mất tiền đầu tư hạ tầng thì tuyến nào cũng lỗ. Nhà nước chấp nhận đầu tư hạ tầng rồi cho tư nhân khai thác như bên Hàng không thì có thể có lãi nếu giá vé same same giá vé hàng không.
Nếu có đsct tầm 200 hay 250 thôi thì chặng bay SG- CR, SG-Tuy Hòa hay HN- Vinh, HN- Đồng Hới lo dẹp gấp.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top