Ở đây có vẻ nhiều cụ không phải dân kỹ thuật, nói “chuyển giao công nghệ” dễ dàng quá. Giả sử TQ (hoặc bất kỳ nước nào khác) chuyển giao toàn bộ công nghệ, không giấu một thứ gì hết, từ bản vẽ thiết kế, quy trình công nghệ, lựa chọn vật liệu, cho kỹ sư và công nhân đi tập huấn, cho chuyên gia đến đào tạo… nói tóm lại là không một thứ gì là không chuyển giao, nhưng hãy nhìn thẳng vào sự thật là sau khi chuyển giao rồi, họ rút đi hết thì VN có tự làm được không.
Lúc đấy muốn làm thì bắt đầu từ số 0 là xây khu liên hợp luyện cán thép để làm thép hợp kim, mất khoảng 50 năm (ít nhất) để đạt được chất lượng thép và vật liệu như của nước ngoài, xây nhà máy sản xuất linh kiện điện và điện tử để sản xuất từ cái tụ điện, bảng điện, máy biến áp, động cơ điện, dây điện đạt chuẩn, xây nhà máy cơ khí chính xác để sản xuất từ cái bánh răng, hộp giảm tốc, vòng bi, ổ trượt có thể dùng cho tàu cao tốc, xây nhà máy hóa chất để sản xuất dầu mỡ bôi trơn…. Tất cả những cái đó, với điều kiện VN thì chắc chắn mất ít nhất 50 năm, và phải với điều kiện là vốn đổ vào như nước, tiêu không cần nghĩ, sản phẩm làm ra chắc chắn bán được bất chấp giá thành.
Nói tóm lại, Đức, Mỹ, Anh có thể tiếp thu công nghệ từ Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan hoặc ngược lại (tất nhiên không hoàn toàn 100%) vì họ đã có một nền tảng công nghiệp khổng lồ, còn tuyệt đại đa số các nước trên thế giới có gọi là chuyển giao công nghệ thì cũng chỉ là nhập linh kiện về lắp ráp, gần như không có hàm lượng chất xám nào. Ai Cập, Ấn Độ, Pakistan sản xuất máy bay chiến đấu từ khoảng 1950 – 1955, nhưng cơ bản đến nay cũng chỉ là lắp ráp, có cái máy bay, xe tăng mang thương hiệu Ấn Độ để thỏa mãn phần nào mặc cảm nước yếu, sử dụng khi diễu binh là chính, nhưng quân đội muốn thực chiến vẫn phải đi nhập máy bay, xe tăng của nước ngoài. Mà như thế chỉ tốn tiền và làm nghèo đất nước.