[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,258
Động cơ
268,266 Mã lực
1h15 p là gần gấp đôi 45p, nếu Cần Thơ-Sài Gòn chỉ là đoạn đầu của đường ra Hà Nội thì bớt tí nào hay tí đó. Tuy nhiên tuyến này quy hoạch có chở hàng thì có lẽ tốc độ 200 là tối ưu không phải xây gì thêm mà chỉ là dùng tàu tự hành EMU, vừa nhanh vừa êm hơn tàu đầu kéo chỉ 160, cứ nắn thẳng hết mức thì sao này nâng lên 250 luôn! :D
Tóm lại cân đối khoảng < 2.5 tỷ thì duyệt.😀
 

Agslight

Xe hơi
Biển số
OF-842459
Ngày cấp bằng
26/10/23
Số km
126
Động cơ
7,097 Mã lực
Tuổi
36
Mấy tháng trước thì phía Bộ GTVT đã đề xuất tuyến này với mức đầu tư 7 tỉ USD, hình như đây là phương án phía Nhật tư vấn để cho vay ODA. Tức là làm với ông CT này còn đắt hơn ODA :D
Khôn thế này cần cho vào lò ngay.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,035
Động cơ
220,080 Mã lực
Mấy tháng trước thì phía Bộ GTVT đã đề xuất tuyến này với mức đầu tư 7 tỉ USD, hình như đây là phương án phía Nhật tư vấn để cho vay ODA. Tức là làm với ông CT này còn đắt hơn ODA :D
Trước giờ là PPP tư nhân: đầu tiên là 10 tỉ, sau còn 9 tỉ, rồi 7 tỉ. Ông CT này chắc lấy hồ sơ cũ chưa kịp sửa lại cho khớp với thay đổi của Bộ .
 
Chỉnh sửa cuối:

111NoName111

Xe tải
Biển số
OF-758346
Ngày cấp bằng
24/1/21
Số km
263
Động cơ
58,791 Mã lực
Tuổi
113
Vận tốc đề xuất có 160-200km/h (hợp lý vì chặng ngắn), chiều dài chưa đến 180km, mà kê lên 10 tỷ usd.
Xem tuyến bên Lào dài 460km, mà hết có 4 tỷ usd.
Nó định đớp ngập mồm đây mà.
Trong khi cũng chiều dài tương đương, bên Indonesia làm vận tốc 350km/h, đường đôi, mà hết chưa đến 7 tỷ usd.
Địa hình Lào giống Tây Bắc VN. Chi phí xây dựng hạ tầng ở miền Nam gấp 3 lần vùng núi phía Bắc nhé. Chi phí xây dựng cao tốc ở vùng núi phía Bắc là 7tr$/km, đồng bằng Bắc Bộ là 10-12tr/km, trong Nam tận 21tr/km. Đó là lý do tại sao ít BOT cao tốc trong Nam mà toàn ở ngoài Bắc. Chưa kể, tuyến của Lào chỉ có 1 ray, VN định xây là 2 ray. Tốc độ của VN cũng cao hơn.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,840
Động cơ
314,505 Mã lực
Thực ra địa chất vùng miền Tây nền đất yếu nên làm hạ tầng cũng tốn kém hơn thật. Tuy nhiên tốn kém đến mức nào thì em không rõ.
Tuyến này chủ yếu là cầu đường sắt, chứ ko phải làm đường, nên cũng ko đội vốn lên nhiều vậy.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,775
Động cơ
481,799 Mã lực
Nơi ở
..
Khả thi nhất trong năm 2024 là phê duyệt chủ trương đầu tư đoạn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng…… còn tất cả các đoạn khác ngồi ngoài nghe ngóng tình hình.
 

X0000

Xe điện
Biển số
OF-383918
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
2,075
Động cơ
187,996 Mã lực
Khả thi nhất trong năm 2024 là phê duyệt chủ trương đầu tư đoạn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng…… còn tất cả các đoạn khác ngồi ngoài nghe ngóng tình hình.
Đầu tư ngay chỗ cần và có thể sinh lợi ngay
Chứ dự án cao tốc Bắc Nam, gì mà thuyết minh dự án toàn tính môt năm 100-130 triệu khách, trong khi thời điểm bây giờ tổng cộng các loại hình vận tải chưa đến 30 triệu khách/năm
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,035
Động cơ
220,080 Mã lực
Đầu tư ngay chỗ cần và có thể sinh lợi ngay
Chứ dự án cao tốc Bắc Nam, gì mà thuyết minh dự án toàn tính môt năm 100-130 triệu khách, trong khi thời điểm bây giờ tổng cộng các loại hình vận tải chưa đến 30 triệu khách/năm
không thích thì kiếm ông nào khác làm dự đoán, 15 năm nữa mà, ông 225 tính mỗi năm lãi 3 tỉ đô, nếu khách mới được 1/3 thì chắc lãi 1 tỉ đô thôi.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,035
Động cơ
220,080 Mã lực
"không nói không, không nói khó" :D Cụ nào có clip phát biểu post lên để học làm lđ



 

Soigia

Xe tăng
Biển số
OF-144493
Ngày cấp bằng
4/6/12
Số km
1,358
Động cơ
376,388 Mã lực

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,035
Động cơ
220,080 Mã lực
2 tuyến này khéo khả dĩ hơn cao tốc BN
dù dễ hơn nhưng chắc phải chờ Bắc Nam chốt thông số, ví dụ tải trọng trục có ông đòi lên 22.5 trong khi hiện nay hình như chỉ 13, dự kiến có thể xây 17 cho giảm chi phí. Nếu 22.5 Bắc Nam thì ra gặp đường Lào Cai mới thấp hơn thì làm sao đi tiếp được.

 
Chỉnh sửa cuối:

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,840
Động cơ
314,505 Mã lực
2 tuyến này khéo khả dĩ hơn cao tốc BN
Hai tuyến này đương nhiên sẽ làm nhanh thôi,
Nếu duyệt sớm thì chỉ vài năm là xong.
 

X0000

Xe điện
Biển số
OF-383918
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
2,075
Động cơ
187,996 Mã lực
Nếu cho em ý kiến, thì em chỉ muốn Tàu nó làm, đường đổi, tốc độ cỡ 200km/h chở người và thấp hơn để chở hàng
Thống nhất cho Tàu làm toàn bộ phần đường sắt, cầu vượt nhưng phải chuyển giao công nghệ toa xe, đầu máy, hệ thống điều khiển
Em tin rằng Tàu nó sẽ làm nghiêm túc hơn vì gần như toàn dân làm KCS và báo chí luôn soi mói nó rồi. Chưa kể giá cả chắc rẻ hơn ối so với mấy ông ngoại quốc khác
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,035
Động cơ
220,080 Mã lực
Bài về đường sắt Bắc Nam hiện tại từ 2013 và đề xuất. Cụ ấy nêu nên chọn p.á 200 km/h chỉ chở khách, vì sau này nâng lên được 350 km/h! Và nếu chạy chung tàu khách và tàu hàng thì sau này đông khách cũng phải bỏ tàu hàng, rất lãng phí chi phí xây đường đắt hơn.
.....
Mới đây Tư vấn đề xuất 2 phương án: (i) PA1 tốc độ thiết kế 150km/h (ứng với đường cấp I : chạy tầu khách tầu hàng theo đó hoạt tải T26, bán kính 1200m, bề rộng nền đường đôi 12m, dốc dọc 12‰), đoàn tàu kéo đẩy, cấp điện trên cao 25kVA , có 80 ga trên mặt đất (khu gian 20km) chiều dài dùng được 850m, hệ điều khiển AT P kiểu điểm, đóng đường tự động - phân khu cố định,… (ii) PA2 tốc độ thiết kế 200km/h (ứng với đường cận cao tốc: chạy riêng tầu khách theo đó hoạt tải T17, bề rộng nền đường đôi 11,6~14m, dốc dọc 25‰), cấp điện trên cao 25kVA , có 27 ga phần lớn trên cao (khu gian 60km) chiều dài dùng được 480m, hệ điều khiển AT P liên tục, đóng đường tự động - tín hiệu đầu máy,… có xuyên chế TCVN 8893:2011 ở tiêu chí bán kính 6000m (cao tốc 5000m) và khoảng cách tim đường. Tán thành Tư vấn kiến nghị PA 2 vì (1) Không chở hàng thì số ga ít - chiều dài ga ngắn - không có công trình bến bãi kho tàng đường xếp dỡ… phục vụ tàu hàng, hoạt tải bé hơn thì kết cấu công trình nhỏ bớt (2) Trong khu gian 60km phát xe liên tiếp, có tàu hàng tốc độ chậm do nặng và leo dốc thì tầu khách phải đi theo tốc độ tàu hàng, trừ khi chạy riêng các múi giờ - tàu khách khổng thể giờ nào cũng có (3) Với bán kính 5000m hoặc 6000m bình diện đường đảm bảo sau này có nâng lên tốc độ 350km/h cầu - hầm - đường - ga không phải làm lại (4) Tuyến khổ 1000mm đến 2020 đã cải tạo xong đảm nhiệm khách đường ngắn và hàng với 30 đôi/ngày đêm (5) Chạy chung khách và hàng trên PA 2 (cấp đường tốc độ cao) thì đến thời điểm lượng khách đạt như dự báo (lại vẫn phải vịn vào dự báo) vẫn phải bỏ tàu hàng - phí công xây dựng kết cấu hạ tầng cho T26.

Chọn công nghệ: Động lực tập trung (đoàn tàu kéo đẩy, động lực kéo chỉ ở đầu máy - trọng lượng trục lớn hơn) và Động lực phân tán (động lực kéo bố trí cả ở một số toa xe khách - tấn/trục nhẹ hơn mà tổng trọng trục tham gia sức kéo lớn hơn, các toa chở hàng không bố trí động cơ - tàu hàng kéo đẩy). Khi chọn PA 2, tuyến chỉ chở khách thì nên chọn động lực phân tán (tấn/trục nhỏ hơn và dốc dọc lớn hơn khiến kết cấu hạ tầng bớt nặng). Không có tiền, phải đi vay, có lẽ phải chọn công nghệ của nước tài trợ. Có tiền để làm không: Đầu tư đường sắt cần đồng bộ trên một đoạn đủ dài nên phải nhiều tiền ngay từ đầu và tập trung để hoàn thành nhanh, phát huy hiệu quả sớm. Phân kỳ đầu tư: Yếu tố dự báo nhu cầu vận tải có vai trò đáng kể cho nên đoạn Sài Gòn - Nha Trang và Hà Nội - Vinh làm trước, các đoạn còn lại cân chỉnh theo các tuyến đường bộ cao tốc đã làm xong. Thời điểm 2013 cần làm gì cho kịp: Chấp nhận định hướng làm đường đôi 1435 tốc độ cao, cho phép tiến hành khảo sát địa hình - thủy văn - địa chất để xác định hướng tuyến và theo đó dành đất hành lang GPMB , đó là các việc đầu tiên của quá trình lập dự án đầu tư xây dựng n Số 10 năm 2013


Với đường sắt hiện tại, có nhận xét:

Tuy vận chuyển ít nhưng đã chật tải vì tốc độ chậm, thời gian chiếm dụng đường ray của 1 đoàn tàu quá nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Nếu cho em ý kiến, thì em chỉ muốn Tàu nó làm, đường đổi, tốc độ cỡ 200km/h chở người và thấp hơn để chở hàng
Thống nhất cho Tàu làm toàn bộ phần đường sắt, cầu vượt nhưng phải chuyển giao công nghệ toa xe, đầu máy, hệ thống điều khiển
Em tin rằng Tàu nó sẽ làm nghiêm túc hơn vì gần như toàn dân làm KCS và báo chí luôn soi mói nó rồi. Chưa kể giá cả chắc rẻ hơn ối so với mấy ông ngoại quốc khác
Ở đây có vẻ nhiều cụ không phải dân kỹ thuật, nói “chuyển giao công nghệ” dễ dàng quá. Giả sử TQ (hoặc bất kỳ nước nào khác) chuyển giao toàn bộ công nghệ, không giấu một thứ gì hết, từ bản vẽ thiết kế, quy trình công nghệ, lựa chọn vật liệu, cho kỹ sư và công nhân đi tập huấn, cho chuyên gia đến đào tạo… nói tóm lại là không một thứ gì là không chuyển giao, nhưng hãy nhìn thẳng vào sự thật là sau khi chuyển giao rồi, họ rút đi hết thì VN có tự làm được không.

Lúc đấy muốn làm thì bắt đầu từ số 0 là xây khu liên hợp luyện cán thép để làm thép hợp kim, mất khoảng 50 năm (ít nhất) để đạt được chất lượng thép và vật liệu như của nước ngoài, xây nhà máy sản xuất linh kiện điện và điện tử để sản xuất từ cái tụ điện, bảng điện, máy biến áp, động cơ điện, dây điện đạt chuẩn, xây nhà máy cơ khí chính xác để sản xuất từ cái bánh răng, hộp giảm tốc, vòng bi, ổ trượt có thể dùng cho tàu cao tốc, xây nhà máy hóa chất để sản xuất dầu mỡ bôi trơn…. Tất cả những cái đó, với điều kiện VN thì chắc chắn mất ít nhất 50 năm, và phải với điều kiện là vốn đổ vào như nước, tiêu không cần nghĩ, sản phẩm làm ra chắc chắn bán được bất chấp giá thành. Chưa nói nguồn cung kỹ sư số lượng cực lớn cũng phải toàn kỹ sư giỏi, làm việc chăm chỉ, kỷ luật (vì chỉ một vài ông làm ẩu là cả nhà máy vừa xây xong có thể bị dừng vô thời hạn).

Nói tóm lại, Đức, Mỹ, Anh có thể tiếp thu công nghệ từ Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan hoặc ngược lại (tất nhiên không hoàn toàn 100%) vì họ đã có một nền tảng công nghiệp khổng lồ, nền tảng con người cực tốt của một đất nước đã công nghiệp hóa vài trăm năm, còn tuyệt đại đa số các nước trên thế giới có gọi là chuyển giao công nghệ thì cũng chỉ là nhập linh kiện về lắp ráp, gần như không có hàm lượng chất xám nào. Ai Cập, Ấn Độ, Pakistan sản xuất máy bay chiến đấu từ khoảng 1950 – 1955, nhưng cơ bản đến nay cũng chỉ là lắp ráp, có cái máy bay, xe tăng mang thương hiệu Ấn Độ để thỏa mãn phần nào mặc cảm nước yếu, sử dụng khi diễu binh là chính, nhưng quân đội muốn thực chiến vẫn phải đi nhập máy bay, xe tăng của nước ngoài. Mà như thế chỉ tốn tiền và làm nghèo đất nước.
 
Chỉnh sửa cuối:

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40
Ở đây có vẻ nhiều cụ không phải dân kỹ thuật, nói “chuyển giao công nghệ” dễ dàng quá. Giả sử TQ (hoặc bất kỳ nước nào khác) chuyển giao toàn bộ công nghệ, không giấu một thứ gì hết, từ bản vẽ thiết kế, quy trình công nghệ, lựa chọn vật liệu, cho kỹ sư và công nhân đi tập huấn, cho chuyên gia đến đào tạo… nói tóm lại là không một thứ gì là không chuyển giao, nhưng hãy nhìn thẳng vào sự thật là sau khi chuyển giao rồi, họ rút đi hết thì VN có tự làm được không.

Lúc đấy muốn làm thì bắt đầu từ số 0 là xây khu liên hợp luyện cán thép để làm thép hợp kim, mất khoảng 50 năm (ít nhất) để đạt được chất lượng thép và vật liệu như của nước ngoài, xây nhà máy sản xuất linh kiện điện và điện tử để sản xuất từ cái tụ điện, bảng điện, máy biến áp, động cơ điện, dây điện đạt chuẩn, xây nhà máy cơ khí chính xác để sản xuất từ cái bánh răng, hộp giảm tốc, vòng bi, ổ trượt có thể dùng cho tàu cao tốc, xây nhà máy hóa chất để sản xuất dầu mỡ bôi trơn…. Tất cả những cái đó, với điều kiện VN thì chắc chắn mất ít nhất 50 năm, và phải với điều kiện là vốn đổ vào như nước, tiêu không cần nghĩ, sản phẩm làm ra chắc chắn bán được bất chấp giá thành.

Nói tóm lại, Đức, Mỹ, Anh có thể tiếp thu công nghệ từ Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan hoặc ngược lại (tất nhiên không hoàn toàn 100%) vì họ đã có một nền tảng công nghiệp khổng lồ, còn tuyệt đại đa số các nước trên thế giới có gọi là chuyển giao công nghệ thì cũng chỉ là nhập linh kiện về lắp ráp, gần như không có hàm lượng chất xám nào. Ai Cập, Ấn Độ, Pakistan sản xuất máy bay chiến đấu từ khoảng 1950 – 1955, nhưng cơ bản đến nay cũng chỉ là lắp ráp, có cái máy bay, xe tăng mang thương hiệu Ấn Độ để thỏa mãn phần nào mặc cảm nước yếu, sử dụng khi diễu binh là chính, nhưng quân đội muốn thực chiến vẫn phải đi nhập máy bay, xe tăng của nước ngoài. Mà như thế chỉ tốn tiền và làm nghèo đất nước.
Em đồng ý với cụ chả ai chuyển giao 100% cho mình đâu. Mà có chuyển giao mình cũng không hấp thụ được.
Nhưng hãy đi từ những cái cơ bản nhất. Là nhập hết về lắp ráp. Sao đó là nội địa hóa từ từ dần dần càng nhiều càng tốt. Bước đầu có thể chưa được như người ta. Nhưng em tin dần dần mình cũng sẽ làm được.
Chưa luyện được thép thì ta nhập phôi về làm.
Vinfast họ chả có gì ngoài tiền và quyết tâm ra. Họ cũng sản xuất được xe đó thôi. Đoàn tàu thì cũng vậy thôi.
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Em đồng ý với cụ chả ai chuyển giao 100% cho mình đâu. Mà có chuyển giao mình cũng không hấp thụ được.
Nhưng hãy đi từ những cái cơ bản nhất. Là nhập hết về lắp ráp. Sao đó là nội địa hóa từ từ dần dần càng nhiều càng tốt. Bước đầu có thể chưa được như người ta. Nhưng em tin dần dần mình cũng sẽ làm được.
Chưa luyện được thép thì ta nhập phôi về làm.
Vinfast họ chả có gì ngoài tiền và quyết tâm ra. Họ cũng sản xuất được xe đó thôi. Đoàn tàu thì cũng vậy thôi.
Em hoàn toàn nghiêm túc và không bao giờ nói xấu doạnh nghiệp trong nước. Nhưng nếu cụ nói sản xuất tàu cao tốc giống như Vinfast sản xuất ô-tô thì cũng dễ thôi, có tiền thì nửa năm là xong, có khi còn không đến. Toàn bộ con tàu sáng choang, kẻ chữ rõ to “Made in Vietnam”. Quy định về thế nào là tàu cao tốc “Made in Vietnam” chắc chắn là chưa được Phòng TM và CN ban hành, nên có tiền thì nửa năm là có thể xong.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,258
Động cơ
268,266 Mã lực
Em hoàn toàn nghiêm túc và không bao giờ nói xấu doạnh nghiệp trong nước. Nhưng nếu cụ nói sản xuất tàu cao tốc giống như Vinfast sản xuất ô-tô thì cũng dễ thôi, có tiền thì nửa năm là xong, có khi còn không đến. Toàn bộ con tàu sáng choang, kẻ chữ rõ to “Made in Vietnam”. Quy định về thế nào là tàu cao tốc “Made in Vietnam” chắc chắn là chưa được Phòng TM và CN ban hành, nên có tiền thì nửa năm là có thể xong.
Thủa hồng hoang 200x, khi chưa có nắm đấm thép nào, VN đã nhận CGCN, sản xuất đc đầu máy Đổi Mới chạy diesel, tốc độ đến 120km/h trên khổ ray 1m rồi cụ.
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
10,241
Động cơ
109,299 Mã lực
Tuổi
40
Em hoàn toàn nghiêm túc và không bao giờ nói xấu doạnh nghiệp trong nước. Nhưng nếu cụ nói sản xuất tàu cao tốc giống như Vinfast sản xuất ô-tô thì cũng dễ thôi, có tiền thì nửa năm là xong, có khi còn không đến. Toàn bộ con tàu sáng choang, kẻ chữ rõ to “Made in Vietnam”. Quy định về thế nào là tàu cao tốc “Made in Vietnam” chắc chắn là chưa được Phòng TM và CN ban hành, nên có tiền thì nửa năm là có thể xong.
Nếu cụ nghĩ Vinfast nhập nguyên chiếc về dán logo thì em chịu.
Cụ xem cái này đi.
Screenshot_20231217-192137_YouTube.jpg

Made in Vietnam đấy.
Còn bao nhiêu % thì số người được biết đếm trên đầu ngón tay thôi.
Không biết nó có khó hơn tàu điện không nữa.
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,392
Động cơ
113,643 Mã lực
Thủa hồng hoang 200x, khi chưa có nắm đấm thép nào, VN đã nhận CGCN, sản xuất đc đầu máy Đổi Mới chạy diesel, tốc độ đến 120km/h trên khổ ray 1m rồi cụ.
Mấy cái thành tích báo cáo này cụ tin làm gì? Được thế thì tàu SE Bắc Nam đã chả mất tận 35 tiếng tức là trung bình chỉ hơn 40km/h. Còn tàu hàng thì hẳn 3 ngày.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top