[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,979
Động cơ
272,059 Mã lực
Dân ta số người sống gấp gáp ít lắm, nói chung đa số là dư dả thời gian HN đi HCM nhanh chậm 1 hay 2 tiếng mà rẻ hơn vài trăm k là sẽ chọn rẻ. Phương tiện tốc độ càng cao thì chi phí càng lớn đầu tiên là năng lượng tăng lên theo bình phương vận tốc, nếu từ 250 lên 350 là năng lượng cần gấp đôi rồi hao mòn lớn hơn, vật liệu phải tốt hơn, hệ thống phanh rồi động lực chuẩn hơn, đường ray yêu cầu cao hơn phẳng hơn, bán kính cong lớn hơn, điều độ chạy tàu chặt chẽ hơn...vân vân và mây mây . tất cả kéo theo vé sẽ đắt hơn. Tàu 350 vé 3 triệu tàu 250 chậm hơn 2 tiếng vé 2 triệu thì chả mấy ai chọn 3 triệu.
Còn em mà là thương nhân thì cứ là xúi mạnh NN làm 350 cho nó hợp thời hiện đại, công nghệ cao,.... NN làm xong chạy giỏi là được 1 vài năm là lỗ sẽ đến mức không thể chịu được phải nài nỉ tống đi cục nợ mà chuyển giao lại giá tượng trưng cho em, khi đó em chạy 250 khéo lại lãi ngay ( bài này thế giới nhiều nơi làm rồi không phải tự em nghĩ ra đâu). Lại được ca ngợi NN làm chỉ có lỗ chuyển tư nhân làm ngon ngay :D quá hợp thời !.
Sao mà nói trúng tim đen quá vậy?
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,979
Động cơ
272,059 Mã lực
Em cũng mới check qua. Cái tàu hàng 160km/h này đã bị huỷ từ lâu. Và thực ra nó cũng chỉ đc tối đa 6 toa chở hàng, khi chạy với tốc 160km/h thì mỗi toa chỉ đc phép có tổng trọng lượng 67 tấn bao gồm cả trọng lượng toa xe.

Hay nói cách khác, nó chỉ là 1 chuyến tàu khách hoán cải để chở hàng mà thôi. Chở đồ lặt vặt nhẹ nhàng như bưu phẩm thư tín tài liệu.

Em ko rõ vì sao lại thế. Nhưng cả thế giới đều rất ít tàu hàng hạng trung (ít ra phải đc 150 tấn/toa) chạy với tốc độ này. VN mà đòi làm em chỉ sợ đi vào ngõ cụt.

Em vẫn nghĩ mình chỉ nên làm loại phổ biến. Chở khách < 200km/h. Chở hàng nặng < 120km/h. Đầu tư thấp, thông toàn tuyến nhanh. Nhiều nhà thầu ngoài Tàu và khả năng đc chuyển giao công nghệ cao.
Cứ đường sắt phổ thông như cụ nói là ngon bổ rẻ. Không ai bắt chẹt được.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,873
Động cơ
347,657 Mã lực
Có vẻ ít cụ có chí lớn làm 350 quá :D Thôi thế cứ làm trước tuyến 120/160 công nghệ truyền thống chuyên chở hàng trâu bò như của Nga hay Mỹ, ưu tiên Nga vì có bí kíp nâng cấp lên 250kmh khá rẻ. Chi phí phương án này tầm 10-15 tỉ đảm bảo vận tải hàng hiệu quả nhất đồng thời vợt được khá nhiều khách đường bộ đi chặng dưới 500km.

Còn tuyến cao tốc chở khách cứ tạm quy hoạch quỹ đất đã, chờ anh Vượng em làm xe điện thành công em sẽ thuyết phục anh ấy làm vậy.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,129
Động cơ
503,158 Mã lực
Tôi rất biết tiếng Đức cụ ạ, và tôi đã đọc bằng tiếng Đức của những người Đức trong ngành rằng tàu hàng 160km/h trên tuyến này đã bị dừng từ lâu.
Die Güterzüge auf der SFS Hannover - Würzburg nutzen diese Nachts auch auf ganzer Länge. Auch Güzerzüge profitieren von der Trassierung (speziell z.b. im Abschnitt Gemünden - Fulda) der SFS.
Außerdem besteht durch die LZB auch für Güterzüge die Möglichkeit schneller als auf der Altbaustrecke zu fahren. LZB geführte Güterzüge mit 120 km/h sind heute alltäglich. Bestimmte Containertragwagen dürfen mit LZB auch 140 km/h fahren. Die Zeiten der 160 km/h schnellen PIC Züge sind allerdings schon wieder vorbei. Diese Güterzüge besaßen Containertragwagen mit Scheibenbremsen und ep-Bremse. Anfangs führten Sie auch zweiachsige Schiebewandwagen für Stückgut, ebenfalls mit Scheibenbremsen und ep-Bremse mit.
"Tàu hàng tuyến ĐSCT Hannover - Wurzburg chạy cả đêm trên toàn tuyến... Tàu hàng của LZB hoạt động hàng ngày với tốc độ 120km/h. Một số tàu container nhất định cũng được phép chạy 140km/h. Thời gian chạy tàu 160km/h của PIC (tàu hàng chuyển phát nhanh) đã lại là quá khứ..."
Thành thật xin lỗi cụ. Bọn Pháp năm 2016 cũng dừng tàu hàng 160 km/h hoặc hạ xuống 140 km/h. Đúng là kinh tế vẫn quyết định việc vận hành.
Tuy nhiên thiết kế tuyến cho tàu hàng vẫn phải 160 km/h. Còn vận hành tốc độ bao nhiêu là việc của đơn vị kinh doanh vận tải.
 

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,615
Động cơ
285,641 Mã lực
Có vẻ ít cụ có chí lớn làm 350 quá :D Thôi thế cứ làm trước tuyến 120/160 công nghệ truyền thống chuyên chở hàng trâu bò như của Nga hay Mỹ, ưu tiên Nga vì có bí kíp nâng cấp lên 250kmh khá rẻ. Chi phí phương án này tầm 10-15 tỉ đảm bảo vận tải hàng hiệu quả nhất đồng thời vợt được khá nhiều khách đường bộ đi chặng dưới 500km.

Còn tuyến cao tốc chở khách cứ tạm quy hoạch quỹ đất đã, chờ anh Vượng em làm xe điện thành công em sẽ thuyết phục anh ấy làm vậy.

:)) .

e có nêu ý kiến này được 1 thời gian rồi .
Nếu làm 120/160km/h thì thông toàn tuyến luôn mới hiệu quả và chỉ khoảng 5 năm là xong với điều kiện thủ t đôn đốc như đường bộ cao tốc Bắc Nam , 2031 là có cái để đi lại chở hàng nặng liên vận quốc tế , nhất là hàng xuất nhập sang Trung Quốc .
Chỉ có một điều e đang băn khoăn là có nên làm luôn đường siêu trọng hay không vì tải trọng 28 tấn x 6 trục thì ổn hết mọi loại hàng nhưng tiền đầu tư ban đầu lớn , nếu tổng đầu tư 120/160km/h tải trọng trục 28 tấn mà dưới 45 tỉ USD thì có vẻ ổn , nếu tải trọng trục 25 tấn vẫn được , chỉ có cái là ta tính toán làm sao phù hợp cho cả bây giờ và mấy chục năm sau này nữa là được .
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,002
Động cơ
398,421 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Có vẻ ít cụ có chí lớn làm 350 quá :D Thôi thế cứ làm trước tuyến 120/160 công nghệ truyền thống chuyên chở hàng trâu bò như của Nga hay Mỹ, ưu tiên Nga vì có bí kíp nâng cấp lên 250kmh khá rẻ. Chi phí phương án này tầm 10-15 tỉ đảm bảo vận tải hàng hiệu quả nhất đồng thời vợt được khá nhiều khách đường bộ đi chặng dưới 500km.

Còn tuyến cao tốc chở khách cứ tạm quy hoạch quỹ đất đã, chờ anh Vượng em làm xe điện thành công em sẽ thuyết phục anh ấy làm vậy.
Các cụ nên biết đường sắt L xô luôn được thiết kế với tiêu chuẩn quân sự, 100% nguyên vật liệu L xô đều tự trồng được ở trình độ cao, cộng thêm chi phí vô tội vạ thời XHCN. Tất cả các yếu tố đó tạo ra đường sắt LX vô cùng tốt, chỉ cải tạo rất nhẹ cũng đủ tiêu chuẩn chạy 250km/h. Không có bí kíp gì ở đây cả.

Ví dụ Uzbekistan, tuyến Tashkent - Samarkant 344km, nâng cấp đường sắt thời LX lên chạy tàu ĐSCT 250km/h chỉ mất có 70 triệu đô!
 

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,615
Động cơ
285,641 Mã lực
Các cụ nên biết đường sắt L xô luôn được thiết kế với tiêu chuẩn quân sự, 100% nguyên vật liệu L xô đều tự trồng được ở trình độ cao, cộng thêm chi phí vô tội vạ thời XHCN. Tất cả các yếu tố đó tạo ra đường sắt LX vô cùng tốt, chỉ cải tạo rất nhẹ cũng đủ tiêu chuẩn chạy 250km/h. Không có bí kíp gì ở đây cả.

Ví dụ Uzbekistan, tuyến Tashkent - Samarkant 344km, nâng cấp đường sắt thời LX lên chạy tàu ĐSCT 250km/h chỉ mất có 70 triệu đô!

bây giờ Nga cũng đang rất muốn kiếm thêm thu nhập thì ta có thể mua ray tầu với chất lượng cao và giá mềm so với chất lượng như vậy dân dã gọi là rẻ :D . Còn nền đường thì cố gắng làm thật tốt thì có khi chả khác đường sắt LX là mấy .
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,351
Động cơ
217,523 Mã lực
Cụ Trần Chủng tiết lộ là 350 km/h chưa phải là cuối cùng, đường 350 km/h sau này có thể nâng lên 400 km/ chăng: :D

"Đương nhiên Việt Nam chưa thể làm chủ công nghệ nhưng chúng ta phải tiếp cận, từ mua công nghệ lõi tới từng bước làm chủ công nghệ lõi. Chúng ta chưa đủ sức vươn tới tốc độ 400 - 450 km/giờ nhưng phải phấn đấu, chuẩn bị từ bây giờ về cả vật lực và nhân lực, phải có chính sách rõ ràng để tiến tới làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ trên 300 km/giờ trong tương lai", PGS.TS Trần Chủng nói.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,185
Động cơ
335,953 Mã lực
Tuổi
44
Cụ Trần Chủng tiết lộ là 350 km/h chưa phải là cuối cùng, đường 350 km/h sau này có thể nâng lên 400 km/ chăng: :D

"Đương nhiên Việt Nam chưa thể làm chủ công nghệ nhưng chúng ta phải tiếp cận, từ mua công nghệ lõi tới từng bước làm chủ công nghệ lõi. Chúng ta chưa đủ sức vươn tới tốc độ 400 - 450 km/giờ nhưng phải phấn đấu, chuẩn bị từ bây giờ về cả vật lực và nhân lực, phải có chính sách rõ ràng để tiến tới làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ trên 300 km/giờ trong tương lai", PGS.TS Trần Chủng nói.
Ông Chủng như kiểu nói phét ko tính tiền. Mua công nghệ lõi mà nói khơi khơi. Muốn mua công nghệ ít ra phải có nhân lực vật lực, có nền tảng về công nghiệp khoa học, có lực lượng nhân sự đủ lớn và kinh nghiệm trong ngành. Chuyên gia đường sắt cao tốc toàn kinh nghiệm chỉ ở mức ngồi đi tàu đường sắt cao tốc trong khoang hành khách mà đòi nhận chuyển giao công nghệ. Nhìn cái vụ bán dẫn với trí tuệ nhân tạo mà Mỹ với phương Tây còn nói Việt nam thiếu 70-100k nghìn nhân sự. Đang thuyết phục Việt Nam tạo điều kiện cho phép các chuyên gia AI và công nghệ nhập cảnh Việt nam dễ hơn.

Giờ muốn lom dom ĐSCT cũng vậy. Chứ Đèo Cả lập cái phòng riêng cho ông ngồi nghiên cứu đường sắt chắc tưởng là đầu tư lớn cho đường sắt rồi chăng? Đèo Cả nó lập phòng cho ông ngồi nói phét cũng chỉ để phát biểu theo lợi ích nhóm. Cái hiệp hội đó cũng thế. Hết giá trị thì cũng bị sút đi thôi. Mấy cái ông quan chức về hưu toàn ra các Hiệp Hội ngồi (hoặc được tụi đó nó mời) làm chủ tịch danh dự cũng chỉ mục đích thế. Đại diện có mấy ông kiểu Lê Hoàng Châu Horea, Ông Đặng Hùng Võ, ông Nguyễn Trần Nam (toàn mấy ông thứ trưởng về hưu). Ăn rồi đi dự hội thảo chém gió nhận phong bì thôi chứ biết mẹ gì đâu. Nhiều phát biểu ngu bỏ mẹ nhưng ít người chửi vì văn hóa tôn trọng người già của người Á Đông.
 
Chỉnh sửa cuối:

thichrauxanh

Xe điện
Biển số
OF-816247
Ngày cấp bằng
20/7/22
Số km
3,841
Động cơ
128,120 Mã lực
Tuổi
33
Đáng chú ý trong bài báo này là y kiến của cụ Hiếu. Chắc có lẽ sẽ là đại diện cho phe QH.
Có thể hòm hòm các nhóm:
- Quốc hội, KHĐT, Tài chính sẽ prefer phương án 2 (hàng, khách 250km/h). Có thể đại diện tư tưởng của nhóm này là câu chuyện kinh tế, tài chính (cụ Huệ cũng dân Tài chính đi lên) và tính khả thi về mặt tài chính.
- Nhóm Giao thông thì với 1 cái đám tư vấn đểu thì phương án 1, có vẻ đang hướng sang phương án 3 (bản chất vẫn là phương án 1 phẩy). Nhóm này thì bất chấp, cứ phải hoành tráng, tốc độ cao là thích vì nó hiện đại. Rồi tự tin là dân sẽ dùng nhiều vì sau này mình giàu mà. Thiếu gì xiền.
- Xây dựng đang loanh quanh phương án 3- bản chất là 1 phẩy. A Hà mới lên PTtg làm trưởng BCĐ tự hiểu cái KL 49 là phương án 350km/h. Mặc dù dân tình đọc cái KL 49 tới lui ko thấy có câu nào về tốc độ cả. Cứ phải hiện đại cho nó hoành tráng, phải tiến thẳng lên hiện đại. Tiền thì ko đắt hơn nhiều so với phương án 2. Để thấy thuyết phục thì cứ dìm chi phí xuống là thấy nó rẻ ngay.

Với lực lượng chính trị ntn thì các cụ nghĩ nhóm nào sẽ có ưu thế hơn?

ông Trần Chủng này phân tích cứ như mấy ông bán trà dạo. Bảo sao mấy cụ ở đây chê nhiều. Èo mẹ chạy cao tốc max 120km/h mà tốc độ hành trình cả chặng chỉ có 70km/h là cùng mà ông này còn bảo đường sắt 200km/h dân éo mê chuyển sang chạy đường bộ. Chuyên gia lol gì phân tích theo kiểu đặt câu hỏi như tít báo thế cũng bày đặt làm tư vấn.
Nếu tốc độ chạy tàu chỉ 200 km/giờ thì rất nhiều người sẽ lựa chọn đi bằng đường bộ. Như vậy, đường sắt vừa lép vế so với hàng không, lại phải cạnh tranh với đường bộ, rất khó đảm bảo hiệu quả khai thác. Ngoài ra, VN chưa thể làm chủ công nghệ đường sắt cao tốc 350 km/giờ nhưng chúng ta phải tiếp cận, từ mua công nghệ lõi tới từng bước làm chủ công nghệ lõi. Phải phấn đấu, chuẩn bị từ bây giờ về cả vật lực và nhân lực, có chính sách rõ ràng để tiến tới làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ trên 300 km/giờ trong tương lai.

Tuy nhiên, ông Trần Chủng cũng lưu ý Bộ GTVT cần phân tích kỹ kịch bản 3 dựa trên 2 yếu tố: cơ sở khoa học và thực tiễn các bài học trên thế giới. Cụ thể, về cơ sở khoa học, đầu tiên phải tính toán nhu cầu. Tuyến đường sắt cao tốc đầu tư để phục vụ ai, phục vụ cái gì. Đặc điểm địa hình nước ta dài, theo chiều dọc, lượng hàng hóa chở từ TP.HCM - Hà Nội với tốc độ nhanh như vậy có thật sự nhiều không? Từ nhu cầu mới tính toán tiếp đến điều kiện yêu cầu kỹ thuật bởi làm tuyến đường sắt cao tốc đảm bảo chở hàng đòi hỏi phải tăng tải trọng trục, tính toán kích thước đường ray, kích thước tàu, qua hầm, cầu… nâng tổng chi phí đầu tư lên rất nhiều. Chưa kể chở hàng còn cần tăng cường công tác điều độ, quản lý, xây dựng thêm ga hàng hóa dọc tuyến và đường kết nối tới các nhà ga…

Ông Hoàng Minh Hiếu (Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An)
Đồng tình với quan điểm nên chọn kịch bản 2, ông Hoàng Minh Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An, phân tích: Nhiều nghiên cứu cho thấy đường sắt tốc độ 350 km/giờ chỉ có hiệu quả cao trong khoảng cách khoảng 500 km vì dưới khoảng đó, người dân sẽ chọn đi ô tô, còn quãng đường xa hơn thì ưu tiên máy bay. Ngoài ra, nếu chọn công nghệ tàu 350 km/giờ thì sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ của nước ngoài. Do đó, vào thời điểm hiện nay, nếu làm đường sắt Bắc - Nam thì nên chọn phương án 250 km/giờ. Tuy nhiên, cần lưu ý việc đầu tư đường sắt 250 km/giờ cũng phải đi kèm theo mục tiêu làm chủ công nghệ đường sắt thì mới đạt hiệu quả cao về đầu tư công
Ui dời làm chủ gì cụ ơi. Bọn PvnPower có mấy nhà máy con con mà mấy chục năm còn chả làm chủ đc gì. Cái hệ thống đg sắt cao tốc độ nguy hiểm cao hơn nhiều e nghĩ vẫn là mua trọn gói thôi :))
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
11,749
Động cơ
393,957 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Về cơ bản em sẽ chẳng bao giờ đi tàu từ Hà Nội vào HCM mà các cụ cứ so sánh với máy bay. Nhưng nếu 1 người ở Ninh Bình muốn vào HCM thì em nghĩ đi tàu sẽ nhanh hơn máy bay. Chưa tính thời gian 2 tiếng bay thì khách sẽ phải bắt xe khách lên Hà Nội, xong bắt Taxi lên sân bay, xong check-in, xong boarding. Bay đến nơi còn xuống máy bay, xong bắt taxi đi (may cái TSN ở ngay trung tâm chứ ví dụ bay đến Long Thành cũng phải đi taxi xa). Nói chung là tàu sẽ rất phù hợp với các chặng không phải thành phố lớn.
không nhé.
vì tàu tuyệt đối không bao giờ đỗ ga ninh buồn .
nếu chạy tốc 350 .
cự ly quá bèo để tàu dừng .
ít nhất sẽ chỉ dừng tại ga Thanh Hoá là ưu tiên rất rất lớn rồi .
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
11,749
Động cơ
393,957 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Có vẻ ít cụ có chí lớn làm 350 quá :D Thôi thế cứ làm trước tuyến 120/160 công nghệ truyền thống chuyên chở hàng trâu bò như của Nga hay Mỹ, ưu tiên Nga vì có bí kíp nâng cấp lên 250kmh khá rẻ. Chi phí phương án này tầm 10-15 tỉ đảm bảo vận tải hàng hiệu quả nhất đồng thời vợt được khá nhiều khách đường bộ đi chặng dưới 500km.

Còn tuyến cao tốc chở khách cứ tạm quy hoạch quỹ đất đã, chờ anh Vượng em làm xe điện thành công em sẽ thuyết phục anh ấy làm vậy.
Elon Mỹ thay đổi cách người ta di chuyển
chứ
Elon Việt thì thay đổi mục đích sử dụng đất thôi
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,873
Động cơ
347,657 Mã lực
không nhé.
vì tàu tuyệt đối không bao giờ đỗ ga ninh buồn .
nếu chạy tốc 350 .
cự ly quá bèo để tàu dừng .
ít nhất sẽ chỉ dừng tại ga Thanh Hoá là ưu tiên rất rất lớn rồi .
Hehe em đang đề xuất công nghệ tách và ghép tàu khi đang chạy, có thể giúp khách lên-xuống ga ở giữa mà không cần phải dừng cả đoàn tàu. Tàu chính luôn chạy một mạch không dừng đến ga cuối.
 

n.p.n

Xe hơi
Biển số
OF-809315
Ngày cấp bằng
24/3/22
Số km
108
Động cơ
44,449 Mã lực
:)) .

e có nêu ý kiến này được 1 thời gian rồi .
Nếu làm 120/160km/h thì thông toàn tuyến luôn mới hiệu quả và chỉ khoảng 5 năm là xong với điều kiện thủ t đôn đốc như đường bộ cao tốc Bắc Nam , 2031 là có cái để đi lại chở hàng nặng liên vận quốc tế , nhất là hàng xuất nhập sang Trung Quốc .
Chỉ có một điều e đang băn khoăn là có nên làm luôn đường siêu trọng hay không vì tải trọng 28 tấn x 6 trục thì ổn hết mọi loại hàng nhưng tiền đầu tư ban đầu lớn , nếu tổng đầu tư 120/160km/h tải trọng trục 28 tấn mà dưới 45 tỉ USD thì có vẻ ổn , nếu tải trọng trục 25 tấn vẫn được , chỉ có cái là ta tính toán làm sao phù hợp cho cả bây giờ và mấy chục năm sau này nữa là được .
làm tàu chở hàng (cần sân bãi rất rộng) mà 5 năm xong thì em quay video cắt chim ăn sống cho các cụ xem.

em thì nghi là 50 năm còn chưa chắc đã xong. trừ khi ra hiến pháp mới quy định thằng nào ăn trên xương máu của dân (chiếm đất đòi bồi thường cao) phải tử hình.

các cụ trên bộ chọn phương án nào thì chọn, em chỉ ưng phương án nào ít phải giải phóng mặt bằng nhất.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,979
Động cơ
272,059 Mã lực
Hehe em đang đề xuất công nghệ tách và ghép tàu khi đang chạy, có thể giúp khách lên-xuống ga ở giữa mà không cần phải dừng cả đoàn tàu. Tàu chính luôn chạy một mạch không dừng đến ga cuối.
Mỗi toa đều có khách lên xuống đấy cụ. Quên biến số đó là nót gựt!
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,979
Động cơ
272,059 Mã lực
Em nghiên cứu cả công nghệ đó cho máy bay rồi. Mỹ mới có tiếp liệu trên không, em còn có công nghệ đón trả khách trên không cơ.
Thế cụ nghiên cứu công nghệ bung dù từng modun máy bay mới tiện. Hiện cứ cháy nổ động cơ là tèo nguyên con máy bay. Cứ bung dù thành từng block như thả dù xe tăng là ngon.
 

Demchinhhang.net

Xe container
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
8,094
Động cơ
544,411 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải
Top