Đáng chú ý trong bài báo này là y kiến của cụ Hiếu. Chắc có lẽ sẽ là đại diện cho phe QH.
Có thể hòm hòm các nhóm:
- Quốc hội, KHĐT, Tài chính sẽ prefer phương án 2 (hàng, khách 250km/h). Có thể đại diện tư tưởng của nhóm này là câu chuyện kinh tế, tài chính (cụ Huệ cũng dân Tài chính đi lên) và tính khả thi về mặt tài chính.
- Nhóm Giao thông thì với 1 cái đám tư vấn đểu thì phương án 1, có vẻ đang hướng sang phương án 3 (bản chất vẫn là phương án 1 phẩy). Nhóm này thì bất chấp, cứ phải hoành tráng, tốc độ cao là thích vì nó hiện đại. Rồi tự tin là dân sẽ dùng nhiều vì sau này mình giàu mà. Thiếu gì xiền.
- Xây dựng đang loanh quanh phương án 3- bản chất là 1 phẩy. A Hà mới lên PTtg làm trưởng BCĐ tự hiểu cái KL 49 là phương án 350km/h. Mặc dù dân tình đọc cái KL 49 tới lui ko thấy có câu nào về tốc độ cả. Cứ phải hiện đại cho nó hoành tráng, phải tiến thẳng lên hiện đại. Tiền thì ko đắt hơn nhiều so với phương án 2. Để thấy thuyết phục thì cứ dìm chi phí xuống là thấy nó rẻ ngay.
Với lực lượng chính trị ntn thì các cụ nghĩ nhóm nào sẽ có ưu thế hơn?
ông Trần Chủng này phân tích cứ như mấy ông bán trà dạo. Bảo sao mấy cụ ở đây chê nhiều. Èo mẹ chạy cao tốc max 120km/h mà tốc độ hành trình cả chặng chỉ có 70km/h là cùng mà ông này còn bảo đường sắt 200km/h dân éo mê chuyển sang chạy đường bộ. Chuyên gia lol gì phân tích theo kiểu đặt câu hỏi như tít báo thế cũng bày đặt làm tư vấn.
Nếu tốc độ chạy tàu chỉ 200 km/giờ thì rất nhiều người sẽ lựa chọn đi bằng đường bộ. Như vậy, đường sắt vừa lép vế so với hàng không, lại phải cạnh tranh với đường bộ, rất khó đảm bảo hiệu quả khai thác. Ngoài ra, VN chưa thể làm chủ công nghệ đường sắt cao tốc 350 km/giờ nhưng chúng ta phải tiếp cận, từ mua công nghệ lõi tới từng bước làm chủ công nghệ lõi. Phải phấn đấu, chuẩn bị từ bây giờ về cả vật lực và nhân lực, có chính sách rõ ràng để tiến tới làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ trên 300 km/giờ trong tương lai.
Tuy nhiên, ông Trần Chủng cũng lưu ý Bộ GTVT cần phân tích kỹ kịch bản 3 dựa trên 2 yếu tố: cơ sở khoa học và thực tiễn các bài học trên thế giới. Cụ thể, về cơ sở khoa học, đầu tiên phải tính toán nhu cầu. Tuyến đường sắt cao tốc đầu tư để phục vụ ai, phục vụ cái gì. Đặc điểm địa hình nước ta dài, theo chiều dọc, lượng hàng hóa chở từ TP.HCM - Hà Nội với tốc độ nhanh như vậy có thật sự nhiều không? Từ nhu cầu mới tính toán tiếp đến điều kiện yêu cầu kỹ thuật bởi làm tuyến đường sắt cao tốc đảm bảo chở hàng đòi hỏi phải tăng tải trọng trục, tính toán kích thước đường ray, kích thước tàu, qua hầm, cầu… nâng tổng chi phí đầu tư lên rất nhiều. Chưa kể chở hàng còn cần tăng cường công tác điều độ, quản lý, xây dựng thêm ga hàng hóa dọc tuyến và đường kết nối tới các nhà ga…
Ông Hoàng Minh Hiếu (Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An)
Đồng tình với quan điểm nên chọn kịch bản 2, ông Hoàng Minh Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An, phân tích: Nhiều nghiên cứu cho thấy đường sắt tốc độ 350 km/giờ chỉ có hiệu quả cao trong khoảng cách khoảng 500 km vì dưới khoảng đó, người dân sẽ chọn đi ô tô, còn quãng đường xa hơn thì ưu tiên máy bay. Ngoài ra, nếu chọn công nghệ tàu 350 km/giờ thì sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ của nước ngoài. Do đó, vào thời điểm hiện nay, nếu làm đường sắt Bắc - Nam thì nên chọn phương án 250 km/giờ. Tuy nhiên, cần lưu ý việc đầu tư đường sắt 250 km/giờ cũng phải đi kèm theo mục tiêu làm chủ công nghệ đường sắt thì mới đạt hiệu quả cao về đầu tư công