Nhìn thế này bảo sao các cụ giao thông chọn PA 350kmh chở khách.
Cụ ơi, hàng đi từ Miền Tây ra thẳng Móng Cái qua đường thủy được ko ạ?
Cụ phải nhìn kỹ. Cái “Hàng hải” ở cột “liên tỉnh” mới là vận chuyển ven biển. Trong trường hợp mông má số liệu tốt nhất, dìm có dụng ý đường sắt chở hàng thì cũng chỉ có 10% vận chuyển ven biển. Cái đề bài từ Miền Tây ra Móng Cái của cụ chính là nằm trong cái này, gọi là tàu vận tải sông pha biển VR-SB. Nó lấy hàng ở các cảng sông trên sông Tiền, sông Hậu, rồi ra biển đi dọc ven biển theo tuyến Kiên Giang - Bình Thuận - Quảng Bình - Quảng Ninh.
Thị phần đường thuỷ nội địa còn lại chủ yếu vẫn vận chuyển nội vùng đường sông trên hệ thống sông Hồng ở miền Bắc, sông Cửu Long và Đồng Nai ở miền Nam. Vào cảng rồi lên xe container chạy dọc đất nước.
Ta không có con sông lớn nào chạy dọc đất nước cả.
Vận tải ven biển có rất nhiều vấn đề. Đầu tiên phải nói tới hệ thống cảng. Trừ vài cảng lớn ra thì đa số đều nhỏ, cầu cảng bé, thiết bị cũ kỹ (thiết bị đặc biệt quan trọng với cảng), nông - đã lâu ko nạo vét, diện tích kho bãi nhỏ… Thứ 2 là vấn đề kết nối cảng với hạ tầng giao thông. Thứ 3 là tổng hợp các vấn đề nhạy cảm khác như buôn lậu, an toàn, đào tạo, cấp phép…
Những nước mà cụ thấy tỷ lệ thị phần vận chuyển đường thuỷ cao đáng mơ ước, thì cần xem xét số liệu cẩn thận xem có bị lẫn với vận chuyển đường biển quốc tế ko - vì nó ko liên quan đến vấn đề ta đang bàn. Một số nước là trung tâm sản xuất, trung tâm kinh tế kỹ thuật nên họ vận chuyển đường thuỷ rất nhiều, nhưng đa số là đường biển quốc tế vượt đại dương sang các nước khác chứ ko phải nội địa (vd như TQ, Mỹ). Một số nước có thị phần vận chuyển đường biển nội địa cao thì bản thân họ là quần đảo, truyền thống vận tải biển hàng trăm thậm chí ngàn năm (ta mới khởi động tuyến ven biển từ 2014), có hàng trăm thậm chí ngàn cái cảng xung quanh đất nước (chứ ko phải vài chục cái như ta).