Nói vậy là cụ không hiểu quy trình làm việc của phanh tàu rồi. Tàu có nhiều toa nhưng chỉ kích hoạt bởi 1 lần nhấn pedal duy nhất. Vì thế mà các toa tàu phanh có độ trễ, từ toa đầu đến toa cuối có thể đến 7-10 giây. Tức là phần đầu toa tàu đã phanh nhưng phần cuối vẫn chạy với tốc độ cũ và dồn trọng lực lên đầu tàu, tàu càng dài thì lực dồn càng lớn và thời gian dồn lực càng lâu. Chỉ khi các vị trí phanh được kích hoạt hết thì lực phanh mới phân bố đều ở các toa.Cụ lại nói lung tung rồi, đang nói tàu nhanh hay tàu ngắn không phải bàn về tốc đọ nào. Ngắn hay dài thì lực phanh, mài mòn trên mỗi toa xe cũng như nhau thôi.
Còn tại sao ngày xưa không chạy tàu dài, bởi ngày xưa tàu chạy chậm có dài thêm ra nữa cũng chả tiết kiệm được mấy. Ngày nay tàu chạy tốc độ rất cao nên chi phí thắng sức cản không khí là rất lớn, tàu càng dài càng tiết kiệm được khoản này.
Không có cách nào tránh được độ trễ khi phanh, tàu càng dài (tức là càng nặng và độ trễ càng lớn) thì phanh ở các toa đầu càng mòn nhanh gây tốn kém và không an toàn.