[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 2

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,671
Động cơ
851,396 Mã lực
Giờ tôi chỉ mong anh giao thông đưa cái ảnh chứng minh "đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh" lên trong các bài trình bày hay báo cáo gửi QH là đẹp, tung lên báo chí truyền thông rầm rộ về lợi ích lưỡng dụng này. Hàng hoá gì tầm này nữa khi đã đề xuất phương án đsct 350 tải trọng trục 22.5 tấn không khai thác được tàu hàng chạy lẫn, để rồi cố giải thích là nó không chạy lẫn tàu hàng là đúng. Cụ có thấy vậy là đơn giản nhất không?

IMG_9555.jpeg
À chắc anh sếp bộ GTVT được đội 250 gồm có anh Leu leu ở trên tư vấn là đường 250 lưỡng dụng có thể chạy được 400 lẫn chở hàng nên anh ấy dùng luôn giải pháp đó, hình như là mức đầu tư tương đương. Có gì cụ hỏi đội 250 làm sao vừa chạy 350 lại vửa chở hàng được nhé.
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
498
Động cơ
377,277 Mã lực
À chắc anh sếp bộ GTVT được đội 250 gồm có anh Leu leu ở trên tư vấn là đường 250 lưỡng dụng có thể chạy được 400 lẫn chở hàng nên anh ấy dùng luôn giải pháp đó, hình như là mức đầu tư tương đương. Có gì cụ hỏi đội 250 làm sao vừa chạy 350 lại vửa chở hàng được nhé.
Sao cụ lại đá bóng sang đội 250 thế? Cái yêu cầu lưỡng dụng này là nằm trong đề xuất 350, tải trọng trục 22.5 tấn của bộ thì tư vấn của bộ chứng minh quá đơn giản về tính ưu việt vượt trội của đề án mà.

Tờ trình, bc nctkt... đều do một tay bt ký đóng dấu gửi đi, giờ chỉ cần đưa đẩy truyền thông thêm chút làm rõ cho bà con & đại biểu QH mở mang tầm nhìn là đẹp. Mà đưa ảnh thấy khó hiểu thì bộ đưa hẳn clip như Hàn Quốc đang chạy lẫn đsct này cho nó cụ thể, đảm bảo đập toè mỏ cái đám cứ lải nhải chở hàng hoá vớ vẩn kia đi, cụ nhỉ 😊

 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,906
Động cơ
319,747 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
đừng nghe bố con thằng nào, cứ lấy dân làm gốc, cứ hỏi dân có thích đi nhanh và rẻ không. Lãi lỗ chỉ là vấn đề tài chính có muốn thu hay không vì đường sắt bản thân nó đã là tiết kiệm và quy mô. Đi đông như kiến thì nước Việt dù có thu vé thấp thì dân Việt được hưởng lợi, chả mất đi đâu cả.
Em cũng mong dân Việt mình được hưởng lợi đi đường sắt giá rẻ. Như bên Séc thì hiện tại mức giá đường sắt của nhà nước là 1,7 korun/người/km (tức khoảng 1700 VND/người/km) và vận chuyển hàng là 0,104 korun/tấn/km (tức khoảng 104 VND/tấn/km). Trong khi đó mức lương trung bình của Séc trước thuế là 40 ngàn korun/tháng (tức khoảng 40 triệu VND/tháng). Đấy là Séc vẫn đang dùng hệ thống đường sắt lưỡng dụng 160/100 kmh và phục vụ người dân khá ổn và chắc chắn nó còn tồn tại hàng thập niên nữa.

Em đưa các số liệu trên để mọi người thấy rằng đường sắt nếu làm tốt thì người dân rất được hưởng lợi như cụ nói. Đấy là chưa kể các chuyến tầu của tư nhân giá còn rẻ hơn nữa. Như hình em đưa ở dưới, tuyến Praha - Brno dài 210 km, chạy hết 2 tiếng rưỡi, nếu mua vé của tổng công ty đường sắt thì hết 359 korun, còn nếu mua vé tầu tư nhân thì hết có 179 korun, cũng chạy đúng trên hệ thống đường ray và các ga đó luôn.

Screenshot_20241127_091436_com.android.chrome.jpg


Thế nên em rất hy vọng các lãnh đạo nhà nước Việt Nam mình sẽ vì dân mà đưa ra những chính sách hợp lý, giúp hệ thống giao thông nói chung và đường sắt nói riêng phát triển phù hợp với lợi ích của toàn xã hội.
 
Chỉnh sửa cuối:

safe3

Xe tải
Biển số
OF-870632
Ngày cấp bằng
31/10/24
Số km
351
Động cơ
4,321 Mã lực
Tuổi
29
Em cũng mong dân Việt mình được hưởng lợi đi đường sắt giá rẻ. Như bên Séc thì hiện tại mức giá đường sắt của nhà nước là 1,7 korun/người/km (tức khoảng 1700 VND/người/km) và vận chuyển hàng là 0,104 korun/tấn/km (tức khoảng 104 VND/tấn/km). Trong khi đó mức lương trung bình của Séc trước thuế là 40 ngàn korun/tháng (tức khoảng 40 triệu VND/tháng). Đấy là Séc vẫn đang dùng hệ thống đường sắt lưỡng dụng 160/100 kmh và phục vụ người dân khá ổn và chắc chắn nó còn tồn tại hàng thập niên nữa.

Em đưa các số liệu trên để mọi người thấy rằng đường sắt nếu làm tốt thì người dân rất được hưởng lợi như cụ nói. Đấy là chưa kể các chuyến tầu của tư nhân giá còn rẻ hơn nữa. Như hình em đưa ở dưới, tuyến Praha - Brno dài 210 km, chạy hết 2 tiếng rưỡi, nếu mua vé của tổng công ty đường sắt thì hết 359 korun, còn nếu mua vé tầu tư nhân thì hết có 179 korun, cũng chạy đúng trên hệ thống đường ray và các ga đó luôn.

View attachment 8856063

Thế nên em rất hy vọng các lãnh đạo nhà nước Việt Nam mình sẽ vì dân mà đưa ra những chính sách hợp lý, giúp hệ thống giao thông nói chung và đường sắt nói riêng phát triển phù hợp với lợi ích của toàn xã hội.
Vẫn là câu chuyện mua Mercedes chạy grab, thay vì vios cụ ạ
Còn lý do thì muôn nghìn, 🤣🤣🤣
Miếng bánh to bao giờ cũng dễ chia hơn
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,584
Động cơ
14,097 Mã lực
Các cụ cãi nhau xong chưa để em ấn nút nào :D bây giờ em ra kèo xem QH sẽ thông qua chủ trương với tỷ lệ 90%, 80% hay 70%? Hay không thông qua?
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,775
Động cơ
770,161 Mã lực
Thêm thông tin về đường 100km/h: Hành lang chở hàng đặc biệt của Ấn độ. Đây là 1 tham chiếu rất tốt vì Ấn vừa khánh thành tuyến đường sắt này năm 2024 để chạy tàu hàng 100km/h, mới hoàn toàn. 1 vài thông số:

- Độ dài: 1.224km, đường đôi (Việt nam: 1.600km, đường đôi)
- Khổ đường: siêu rộng 1.676mm (Việt nam: 1.435mm)
- Tải trọng trục: siêu nặng 32,5 tấn (Việt nam: 22,5 tấn)
- Điện khí hóa (Việt nam: không điện khí hóa)

Đây là ảnh chụp giai đoạn thi công:
View attachment 8854786

Kết quả cuối cùng của tuyến đường này là 14,9 tỉ đô cho 1.224km. Hiện tại, tuyến đường này đang vận hành 300 (!) chuyến tàu hàng mỗi ngày, mỗi chuyến tàu chở trung bình 4.000 tấn hàng, tốc độ trung bình trên 90km/h

Các cụ thử nghĩ nếu là đường VN: 1.600km đường đôi khổ 1.435mm tải trọng trục 22,5 tấn không điện khí hóa thì sao? Chắc chắn là thấp hơn 15 tỉ đô.
Đó là lý do tôi khẳng định nếu làm đường hỗn hợp 160km/h khách và 120km/h hàng toàn tuyến là 15 tỷ đô.
Từ mấy vol trước.
Nhưng tất nhiên có người không thích.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,584
Động cơ
14,097 Mã lực
Cụ Vinh Tgđ TEDI cũng nói như đài nói ? :) làm gì có cái gì "không được phép sai số"? chỉ là sai số trong giới hạn cho phép, càng thấp càng tốt thôi. Nhưng cụ ấy nói đúng: đòi hỏi sự chính xác khi đi vào thực hiện.

“Dự án đường sắt tốc độ cao đòi hỏi sự chính xác trong thi công, không được phép sai số và ý thức con người trong kiểm soát chất lượng phải tuyệt đối bởi nếu không thì sẽ trở thành vấn đề lớn,” ông Vinh nhấn mạnh.

 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,294
Động cơ
504,793 Mã lực
Sao cụ lại đá bóng sang đội 250 thế? Cái yêu cầu lưỡng dụng này là nằm trong đề xuất 350, tải trọng trục 22.5 tấn của bộ thì tư vấn của bộ chứng minh quá đơn giản về tính ưu việt vượt trội của đề án mà.

Tờ trình, bc nctkt... đều do một tay bt ký đóng dấu gửi đi, giờ chỉ cần đưa đẩy truyền thông thêm chút làm rõ cho bà con & đại biểu QH mở mang tầm nhìn là đẹp. Mà đưa ảnh thấy khó hiểu thì bộ đưa hẳn clip như Hàn Quốc đang chạy lẫn đsct này cho nó cụ thể, đảm bảo đập toè mỏ cái đám cứ lải nhải chở hàng hoá vớ vẩn kia đi, cụ nhỉ 😊

Đúng rồi, bộ gtvt xoen xoét cái mồm là lưỡng dụng, có thể chở hàng nhưng hồ sơ lại không phải vậy. (Án tại hồ sơ nha).
Thiết kế sơ bộ chứng tỏ không chở được hàng (bán kính, siêu cao,...)
Sơ bộ tổng mức đầu tư thì chỉ lấy công trình tương tự chỉ chở khách.

Với một thứ dối trên lừa dưới như vậy thì phải trả hồ sơ từ lâu rồi, vẫn còn mặt dày mang đi trình thì đúng là
" Người vô liêm điều gì cũng dám tranh, kẻ vô sỉ điều gì cũng dám làm"
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,584
Động cơ
14,097 Mã lực
Đó là lý do tôi khẳng định nếu làm đường hỗn hợp 160km/h khách và 120km/h hàng toàn tuyến là 15 tỷ đô.
Từ mấy vol trước.
Nhưng tất nhiên có người không thích.
Cụ nói linh tinh. Nếu chỉ 1 line như Lào, gpmb rẻ, khoán trắng cho TQ cũng đã tầm 17 triệu /km rồi theo thời giá 2024. 25,5 tỷ.

Chém gió thì dễ, giao hẳn cho cụ 30 tỷ đô làm đs 160-120km/h, 1 line HN-SG cả gpmb cho tương lai 2 line đố cụ làm được đấy? Easier said than done.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,294
Động cơ
504,793 Mã lực
Cụ Vinh Tgđ TEDI cũng nói như đài nói ? :) làm gì có cái gì "không được phép sai số"? chỉ là sai số trong giới hạn cho phép, càng thấp càng tốt thôi. Nhưng cụ ấy nói đúng: đòi hỏi sự chính xác khi đi vào thực hiện.

“Dự án đường sắt tốc độ cao đòi hỏi sự chính xác trong thi công, không được phép sai số và ý thức con người trong kiểm soát chất lượng phải tuyệt đối bởi nếu không thì sẽ trở thành vấn đề lớn,” ông Vinh nhấn mạnh.

Ông này không biết gì về đường sắt, gần đây phát hiện ra cũng chẳng hiểu gì đường bộ. Kiểu này thì bộ gtvt dễ sai bảo đây mà.

Về bài này thì em bóc phốt mấy hôm trước rồi.

Trước em có nhận xét là tư vấn của Bộ GTVT không biết gì về đường sắt ( https://www.otofun.net/threads/tong-hop-thong-tin-ve-duong-sat-cao-toc-bac-nam-1.1586639/page-301#post-64972564 )

Hôm nay lên phỏng vấn lộ ngay nguyên hình. Đọc đoạn này nhận ra ngay:

"Hệ thống đường sắt khác đường bộ ở chỗ có tính phức tạp cao hơn và làm việc theo hệ thống, bao gồm nhiều bộ phận cấu thành như hạ tầng, thông tin tín hiệu, thiết bị, cấp điện…

Để so sánh điểm giống, theo tôi chỉ nên tập trung vào kết cấu hạ tầng. Cả ĐSTĐC và đường bộ cao tốc đều có kết cấu hạ tầng nền đường, cầu, hầm.

Chỉ riêng về tốc độ, dự án ĐSTĐC Bắc - Nam là 350km/h còn đường bộ là 120km/h, đó đã là sự khác biệt lớn.

Tốc độ này là yếu tố hết sức quan trọng, liên quan tới quy định kĩ thuật kết cấu hạ tầng.

Ví dụ về thiết kế hình học của tuyến đường, đường sắt tốc độ cao 350km/h yêu cầu bán kính cong khoảng 6.000mm trở lên còn đường bộ cao tốc 120km/h thì chỉ cần bán kính cong khoảng 3.000mm.,"


Đoạn này sai ở chỗ, đường bộ yêu cầu cao hơn đường sắt về siêu cao. Lý do vì bánh xe trượt ngang trên đường khi ẩm ướt và bụi bẩn.
Nếu tiêu chuẩn đường bộ 120 km/h với siêu cao 2% thì cần bán kính 3.000 m.
Còn với đường sắt thì tốc độ 120 km/h thì có thể chọn siêu cao đến 90 mm (tức là 90/1500 = 6%) thì bán kính chỉ cần 800 m chẳng hạn. Trong trường hợp tàu khách thì siêu cao có thể đến 150 mm, tức là khoảng 10%, chứ đường bộ chỉ max 8% thôi.
Tiêu chuẩn đường bộ
View attachment 8842883
Tiêu chuẩn về đường sắt.
View attachment 8842881


Ví dụ V 350km/h bán kính 7000m thì tức là tổng siêu cao và siêu cao thiếu của nó vào quãng 207 mm, tức là 13,7%.

Tóm lại tư vấn từ chỗ không biết gì về đường sắt lại có dấu hiệu không hiểu gì về đường bộ nữa ;;)

PS: Phóng viên gõ nhầm đơn vị m và mm rồi.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,854
Động cơ
411,642 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đó là lý do tôi khẳng định nếu làm đường hỗn hợp 160km/h khách và 120km/h hàng toàn tuyến là 15 tỷ đô.
Từ mấy vol trước.
Nhưng tất nhiên có người không thích.
VN có thể tự làm đến tận 200/120 cụ ợ, vì bản chất nó vẫn là đường sắt thông thường, chỉ làm móng sâu chút, đầm lăn kỹ và phẳng thôi. Thứ nữa là làm đường kiểu truyền thống như thế này rất nhanh nếu có máy móc phù hợp. Máy này thì mua của Trung quốc phút mốt.

Khác với đường 350, VN không biết chút gì nên nếu làm phải thuê rất nhiều chuyên gia nước ngoài. Hôm trước tôi đã tính sơ tổng lương chuyên gia/kỹ thuật viên nước ngoài trong 8 năm (theo tỉ lệ xây dựng đường Indo) là 3,5 tỉ đô. Khủng khiếp!

Cụ nói linh tinh. Nếu chỉ 1 line như Lào, gpmb rẻ, khoán trắng cho TQ cũng đã tầm 17 triệu /km rồi theo thời giá 2024. 25,5 tỷ.

Chém gió thì dễ, giao hẳn cho cụ 30 tỷ đô làm đs 160-120km/h, 1 line HN-SG cả gpmb cho tương lai 2 line đố cụ làm được đấy? Easier said than done.
VN làm thì sẽ rẻ hơn TQ vì đường 160-200/120 vẫn là đường sắt truyền thống, VN đã nắm được phương pháp thi công. Cái nữa là tất cả các vật liệu làm đường 160/120 (cát đá xi-măng sắt thép tà vẹt vv) VN đều tự chủ được hết.

Khác với đường sắt Lào, 90% nhân công xây dựng là người TQ. Vì là lao động kỹ thuật hải ngoại nên lương rất cao (công nhân 2.000đô/tháng, kỹ sư 3.000 đô/tháng). Và toàn bộ tà vẹt xi măng sắt thép phải phụ thuộc vào TQ.

Hợp lực mấy tập đoàn VN như Đèo Cả, Sơn hải vv có thể làm tốt và nhanh, chắc chắn rẻ hơn đường sắt Lào nếu làm nghiêm túc. Vì đường sắt Lào có đến 45% hầm xuyên núi và 30% cầu cạn, đường 160/120 của VN không đến mức như vậy (sơ bộ là 60% cầu cạn, 10% hầm, 30% đường mặt đất)
 
Chỉnh sửa cuối:

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,584
Động cơ
14,097 Mã lực
Ông này không biết gì về đường sắt, gần đây phát hiện ra cũng chẳng hiểu gì đường bộ. Kiểu này thì bộ gtvt dễ sai bảo đây mà.

Về bài này thì em bóc phốt mấy hôm trước rồi.
Không sao cụ ạ, muốn làm được thì phải Đông Tây Y kết hợp :) em thấy đủ điều kiện để bấm nút rồi. Quan trọng nhất là không nợ nước ngoài nhiều
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,654
Động cơ
60,577 Mã lực
Tuổi
24
Cụ Vinh Tgđ TEDI cũng nói như đài nói ? :) làm gì có cái gì "không được phép sai số"? chỉ là sai số trong giới hạn cho phép, càng thấp càng tốt thôi. Nhưng cụ ấy nói đúng: đòi hỏi sự chính xác khi đi vào thực hiện.

“Dự án đường sắt tốc độ cao đòi hỏi sự chính xác trong thi công, không được phép sai số và ý thức con người trong kiểm soát chất lượng phải tuyệt đối bởi nếu không thì sẽ trở thành vấn đề lớn,” ông Vinh nhấn mạnh.

Đúng rồi, bộ gtvt xoen xoét cái mồm là lưỡng dụng, có thể chở hàng nhưng hồ sơ lại không phải vậy. (Án tại hồ sơ nha).
Thiết kế sơ bộ chứng tỏ không chở được hàng (bán kính, siêu cao,...)
Sơ bộ tổng mức đầu tư thì chỉ lấy công trình tương tự chỉ chở khách.

Với một thứ dối trên lừa dưới như vậy thì phải trả hồ sơ từ lâu rồi, vẫn còn mặt dày mang đi trình thì đúng là
" Người vô liêm điều gì cũng dám tranh, kẻ vô sỉ điều gì cũng dám làm"
Tôi muốn hỏi 2 bác 1 chút, trích từ link của VietNamPlus của bác X-Axe:
"Đứng ở góc độ của doanh nghiệp xây dựng, ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị FECON .... Đặc biệt, đường sắt tốc độ cao không cho phép chờ lún như đường bộ nên việc xử lý nền, móng đòi hỏi phải đạt ổn định ngay khi đưa vào khai thác, không cho phép bất cứ sai sót dù là nhỏ nhất. ":

Tại sao ông Khoa không cho chờ lún nhỉ?
Anh đi bộ chờ được thì anh đi tàu cũng có thể chờ chứ?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,593
Động cơ
222,828 Mã lực
..
Khác với đường 350, VN không biết chút gì nên nếu làm phải thuê rất nhiều chuyên gia nước ngoài. Hôm trước tôi đã tính sơ tổng lương chuyên gia/kỹ thuật viên nước ngoài trong 8 năm (theo tỉ lệ xây dựng đường Indo) là 3,5 tỉ đô. Khủng khiếp!
Cụ phải trừ bớt đi lương Indo nếu không dùng lương China chứ. Có khi hàng siêu hiếm lương lại cao hơn.

đường cũ VN rành à, nên làm 100 năm mới được 50 km/h. Còn đường 350 chưa rành nên làm 8 năm! :D

200 thì sau vụ Bắc Nam tha hồ xây nhé. Tư nhân cụ nào tính 200 hốt bạc thì cứ xây, có ai cấm đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,169
Động cơ
82,741 Mã lực
VN có thể tự làm đến tận 200/120 cụ ợ, vì bản chất nó vẫn là đường sắt thông thường, chỉ làm móng sâu chút, đầm lăn kỹ và phẳng thôi. Thứ nữa là làm đường kiểu truyền thống như thế này rất nhanh nếu có máy móc phù hợp. Máy này thì mua của Trung quốc phút mốt.

Khác với đường 350, VN không biết chút gì nên nếu làm phải thuê rất nhiều chuyên gia nước ngoài. Hôm trước tôi đã tính sơ tổng lương chuyên gia/kỹ thuật viên nước ngoài trong 8 năm (theo tỉ lệ xây dựng đường Indo) là 3,5 tỉ đô. Khủng khiếp!


VN làm thì sẽ rẻ hơn TQ vì đường 160-200/120 vẫn là đường sắt truyền thống, VN đã nắm được phương pháp thi công. Cái nữa là tất cả các vật liệu làm đường 160/120 (cát đá xi-măng sắt thép tà vẹt vv) VN đều tự chủ được hết.

Khác với đường sắt Lào, 90% nhân công xây dựng là người TQ. Vì là lao động kỹ thuật hải ngoại nên lương rất cao (công nhân 2.000đô/tháng, kỹ sư 3.000 đô/tháng). Và toàn bộ tà vẹt xi măng sắt thép phải phụ thuộc vào TQ.

Hợp lực mấy tập đoàn VN như Đèo Cả, Sơn hải vv có thể làm tốt và nhanh, chắc chắn rẻ hơn đường sắt Lào nếu làm nghiêm túc. Vì đường sắt Lào có đến 45% hầm xuyên núi và 30% cầu cạn, đường 160/120 của VN không đến mức như vậy (sơ bộ là 60% cầu cạn, 10% hầm, 30% đường mặt đất)
Cái chính là ra được bộ tiêu chuẩn thôi, chứ có tiêu chuẩn thì bọn tây nó chuyển giao công nghệ xây dựng thì kỹ sư Việt học mấy đâu cụ.
À mà kỹ sư đường sắt đâu đó còn 1000 người. Có người cóc làm đường sắt ngày nào khi ra trường🤣
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,584
Động cơ
14,097 Mã lực
Tôi muốn hỏi 2 bác 1 chút, trích từ link của VietNamPlus của bác X-Axe:
"Đứng ở góc độ của doanh nghiệp xây dựng, ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị FECON .... Đặc biệt, đường sắt tốc độ cao không cho phép chờ lún như đường bộ nên việc xử lý nền, móng đòi hỏi phải đạt ổn định ngay khi đưa vào khai thác, không cho phép bất cứ sai sót dù là nhỏ nhất. ":

Tại sao ông Khoa không cho chờ lún nhỉ?
Anh đi bộ chờ được thì anh đi tàu cũng có thể chờ chứ?
Đường bộ lún lệch giữa cầu và đường một chút cũng không sao chỉ là xóc nảy thôi. Còn đstdc mà lún lệch profile các tiêu chuẩn an toàn quá giới hạn thì bay tàu luôn.

Nhưng cũng không sao nốt :) vì 60% cầu 10% hầm. Cầu, hầm lún rất ít nếu thiết kế thi công đúng. Và trước khi thật đều chạy thử nghiệm chán chê.

Cụ nào làm ẩu trong bước thiết kế thi công chi tiết thì bắt bỏ tù.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,854
Động cơ
411,642 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ phải trừ bớt đi lương Indo nếu không dùng lương China chứ. Có khi hàng siêu hiếm lương lại cao hơn.

đường cũ VN rành à, nên làm 100 năm mới được 50 km/h. Còn đường 350 chưa rành nên làm 8 năm! :D
Cụ có thấy Sơn Hải làm đường bộ cao tốc không?

1732710877069.png


Làm đường sắt truyền thống nó cũng gần y như thế, thêm cái máy rải tà vẹt-ray liên hoàn. Mua máy về đào tạo 1 tháng là làm được.

100 năm VN không làm được cầu lớn, đường lớn, bây giờ làm ngon lành. Có gì đâu.

Thêm cái lương nước ngoài cho cụ thêm thông tin: Đường sắt cao tốc Indonesia, quá trình xây dựng dùng đến 51 ngàn người trong đó có 6 ngàn chuyên gia/kỹ thuật viên Trung quốc. ĐSCT Việt nam độ dài gấp hơn 10 lần mà phải hoàn thành trong 8 năm, xuất phát điểm của VN không hơn Indo nên chắc chắn phải thuê không dưới 20 ngàn chuyên gia/kỹ thuật viên nước ngoài. Cứ cho chi phí 1 người 1 tháng là 2.000 đô (thực tế phải hơn) thì tổng chi phí cho 8 năm sẽ là 20.000 x 2.000 x 12 x 8 = 3,84 tỉ đô!!!

Nếu làm đường 160/120, thậm chí 200/120 thì VN có thể tiết kiệm được phần lớn số tiền này.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,584
Động cơ
14,097 Mã lực
Cụ có thấy Sơn Hải làm đường bộ cao tốc không?

View attachment 8856458

Làm đường sắt truyền thống nó cũng gần y như thế, thêm cái máy rải tà vẹt-ray liên hoàn. Mua máy về đào tạo 1 tháng là làm được.

100 năm VN không làm được cầu lớn, đường lớn, bây giờ làm ngon lành. Có gì đâu.

Thêm cái lương nước ngoài cho cụ thêm thông tin: Đường sắt cao tốc Indonesia, quá trình xây dựng dùng đến 51 ngàn người trong đó có 6 ngàn chuyên gia/kỹ thuật viên Trung quốc. ĐSCT Việt nam độ dài gấp hơn 10 lần mà phải hoàn thành trong 8 năm, xuất phát điểm của VN không hơn Indo nên chắc chắn phải thuê không dưới 20 ngàn chuyên gia/kỹ thuật viên nước ngoài. Cứ cho chi phí 1 người 1 tháng là 2.000 đô (thực tế phải hơn) thì tổng chi phí cho 8 năm sẽ là 20.000 x 2.000 x 12 x 8 = 3,84 tỉ đô!!!

Nếu làm đường 160/120, thậm chí 200/120 thì VN có thể tiết kiệm được phần lớn số tiền này.
Người Việt không tin người Việt đâu. Nên kể cả 160/120 vẫn phải thuê Tây
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,294
Động cơ
504,793 Mã lực
Tôi muốn hỏi 2 bác 1 chút, trích từ link của VietNamPlus của bác X-Axe:
"Đứng ở góc độ của doanh nghiệp xây dựng, ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch Hội đồng quản trị FECON .... Đặc biệt, đường sắt tốc độ cao không cho phép chờ lún như đường bộ nên việc xử lý nền, móng đòi hỏi phải đạt ổn định ngay khi đưa vào khai thác, không cho phép bất cứ sai sót dù là nhỏ nhất. ":

Tại sao ông Khoa không cho chờ lún nhỉ?
Anh đi bộ chờ được thì anh đi tàu cũng có thể chờ chứ?
Em thì không có trách nhiệm về việc thiếu hụt kiến thức của ông fecon kia. Nhưng cụ hỏi thì em trả lời.

Đường nào cũng cho phép võng đến một giới hạn nào đó. Nhưng đường sắt gắn với thanh ray nên yêu cầu võng nhỏ hơn, để đảm bảo không trật bánh.
Tương tự đường ray trên tấm bản yêu cầu võng nhỏ hơn đường ray trên nền ba lát.

Chờ lún để đất cố kết dần là giải pháp hiệu quả của đường bộ ở những nơi lưu lượng thấp, tốc độ tăng trưởng xe nhỏ, như vậy hiệu quả về kinh tế, và chỉ áp dụng cho đường nhựa. Về sau bù lún bằng bê tông nhựa luôn.
Còn loại đường bê tông xi măng thì hạn chế lún gây hư hỏng tấm. Ví dụ cụ thể là đường băng sân bay NB hay đường Hùng Vương qua Lăng Bác đấy.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,072
Động cơ
754,285 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Người Việt không tin người Việt đâu. Nên kể cả 160/120 vẫn phải thuê Tây
Sao lại không tin.
Cầu dây văng khó vậy mình làm cái rẹt.
Screenshot_20241127_200431.jpg

Cầu đường sắt là cầu dầm Super T.
Screenshot_20241127_200520.jpg

So với cầu dây văng chỉ là cái móng tay thôi.
Còn nền đường thì làm sao bằng đường băng sân bay được.
Screenshot_20241127_200633.jpg

Tất cả các món kia và cả hầm nữa. Người Việt ta làm chủ hoàn toàn rồi. Từ thiết kết, thi công, nghiệm thu, giám sát.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top