[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,703
Động cơ
229,699 Mã lực
... Chưa kể VN cái gì cũng đi mua và dân thu nhập thấp khách ít thì còn đắt nữa.
Kinh doanh nói mãi rồi, em còn dùng vật lý nữa.

Cứ bảo chạy 700 km/h rẻ hơn 350 km/h, 30 phi công nhập ngoại lương rẻ hơn 2 lái tàu VN, xăng máy bay rẻ hơn điện, máy bay Boeing rẻ hơn toa tàu, lãi suất đô la 8% rẻ hơn lãi suất cục gạch 2%.... em thấy cứ sao sao! :D
 

nickthu2

Xe buýt
Biển số
OF-821624
Ngày cấp bằng
27/10/22
Số km
878
Động cơ
68,412 Mã lực
Tuổi
35
250 km/h chỉ áp dụng nếu có những ga ngắn thôi, khoảng 30 km/1 ga. Còn từ 50-70km 1 ga thì 350 km/h chạy tốt. Mà ở VN sắp tới sẽ xây thêm đường 160 km/h nên 250 km/h càng không có cửa. 160 km/h thì 10 km 1 ga cũng được, như metro liên tỉnh.

Chi phí cho tàu 350 km/h ngoài vài chục ngàn tiền điện 1 vé ra thì do xây dựng đường ray bền hơn bình thường để nâng chuẩn an toàn, bền hơn thì sẽ tiết kiệm phí bảo trì nhé.

ví dụ ray trên bê tông không dùng thanh ngang tà vẹt gỗ :

View attachment 8217083
Cháu nghĩ nhu cầu Bắc Nam ở ĐSCT chủ yếu là chờ hàng.
Hành khách chủ yếu ở các tuyến 2 đầu.
lượng khách đi Bắc Nam ngồi tàu 10-12h hoàn toàn chấp nhận được.
Ai muốn nhanh thì đi máy bay.

Cơ bản đạt được mục đích.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,674
Động cơ
326,645 Mã lực
Kinh doanh nói mãi rồi, em còn dùng vật lý nữa.

Cứ bảo chạy 700 km/h rẻ hơn 350 km/h, 30 phi công nhập ngoại lương rẻ hơn 2 lái tàu VN, xăng máy bay rẻ hơn điện, máy bay Boeing rẻ hơn toa tàu, lãi suất đô la 8% rẻ hơn lãi suất cục gạch 2%.... em thấy cứ sao sao! :D
Thế cụ đưa hẳn tuyến nào khoảng cách tương đương dsct có giá rẻ hơn mb ra đây xem nào. Trừ tuyến của tq vì nó không đặc trưng ra nhé.🤣😅 Đến vận chi phí vận hành cái oto điện còn tốn hơn xăng nếu không có trợ giá nói chi cái tàu đsct
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,180
Động cơ
83,029 Mã lực
Nhu cầu vận tải còn tăng với giá cước rẻ hơn mà bác.

Đành là, tàu hỏa, dù rẻ, cũng cần khoảng cách lớn mới ra tiền.
Còn xét về trung chuyển + xếp dỡ thì hiện tại, với tỷ lệ thấp, dân xe tải vẫn phải chuyển tải như tàu hỏa.
Tỷ lệ thấp là khi nó tạt té dọc đường, vô các địa chỉ Final destination như Thanh Hoa city hay Diễn Châu chẳng hạn, thì nó có thể trả hàng được ngay mà không phải chuyển tải.
Còn bác muốn trả hàng cách QL 1A cỡ dăm chục km, vẫn phải chuyển tải như tàu hỏa.
Vâng, cái sai và hạn chế của ngành Đường sắt hiện nay là ko biến các ga đường sắt thành các kho vận, bến xe tải để đây là trung tâm xếp dỡ hàng hoá, với đủ xe nâng cẩu trục điện..,
Một số ga nằm giữa trung tâm ko nói, nhưng các ga xép nằm bên ngoài trung tâm có thể thuê thêm đất của địa phương để thành trung tâm vận chuyển hàng hoá cho khu vực
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,293
Động cơ
400,119 Mã lực
Tuổi
44
Philipins hay Argentina em nghĩ sai lầm về mặt chính trị, chính sách là chính chứ nhỉ? Không thể đổ cho việc đầu tư một dự án lớn dẫn đến kinh tế thảm hại như hiện nay. Argentina là việc quốc hữu hóa toàn bộ nền kinh tế và sau đó là không còn gì nữa. Còn Philipins là để cho tổng thống (Marcos) tham nhũng, lũng đoạn nền kinh tế.
Ý tôi là ko phải đổ lỗi cho việc đầu tư đại dự án khiến kinh tế đi lùi, mà là dự báo về tăng trưởng kinh tế. Một nước đang giàu có vẫn có thể nghèo đói. Tăng trưởng kinh tế rất khó dự báo. Cho nên đầu tư 1 dự án đắt đỏ vượt qua khả năng trước mắt để đi tắt đón đầu sau này mình sẽ giàu là quá phiêu lưu. Chính phủ dự báo tăng trưởng trước có vài tháng mà còn chả chuẩn huống hồ vẽ kế hoạch cho mấy chục năm tới.
Bài học về Philippines có thể là 1 gợi mở cho chúng ta hiện nay. Philippines từ chỗ giàu số 2 châu Á định hướng sang nền kinh tế dịch vụ nên giờ mới rơi vào bẫy thu nhập trung bình và con bệnh châu Á hiện nay. Nhang nhác như việc chúng ta mong mỏi phát triển ĐSCT để phát triển du lịch ở miền Trung ấy. Đó là nền kinh tế dịch vụ. Đó là sai lầm. Nên dự án ĐSCT rường cột mà ko chở hàng, kích thích sản xuất ở khu vực miền Trung, thì dễ rơi vào tình huống như Philippines hiện nay. Không một nước châu Á nào vươn lên thành nước phát triển mà ko đi lên từ phát triển sản xuất cả. Philippines sai lầm khi đã copy cứng nhắc lý thuyết kinh tế của mấy nhà kinh tế tư bản là một nước phát triển thì cơ cấu dịch vụ chiếm tỉ trọng cao. Philippines và Thái lan là 2 nước như vậy và cũng nhang nhác cảnh ngộ như nhau.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,703
Động cơ
229,699 Mã lực
Thế cụ đưa hẳn tuyến nào khoảng cách tương đương dsct có giá rẻ hơn mb ra đây xem nào.
Ví dụ tuyến Taskent-Bukhara 600 km của Uzbekistan:

Máy bay 1h10p 1tr3
Tàu 250 km/h: 4h10: 600k

 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,713
Động cơ
858,228 Mã lực
Em vừa tìm được cái nghiên cứu này về chi phí xây dựng, vận hành đường sắt cao tốc ở châu Âu. Nghiên cứu thực hiện năm 2009 khi đó chưa có đsct 350 km/h của TQ.

Theo đó chi phí vận hành chiếm phần lớn, lớn hơn nhiều chi phí bảo trì hạ tầng lẫn tàu.

Ví dụ tuyến TGV rẻ nhất thì phí vận hành cũng khoảng 0.07-0.09 EUR trên mỗi khách.km, nếu áp cho 1500km của tuyến Bắc-Nam sẽ tốn chi phí vận hành khoảng 120 EUR mỗi khách, giá EUR năm 2002 nhé các cụ.

Các tuyến khác đắt hơn nhiều, ví dụ ICE-2 của Đức có chi phí 0.1766 mỗi khách.km, sẽ tốn khoảng 264 EUR mỗi khách.

Như vậy nếu VN học theo châu Âu thì lỗ là chắc chắn, các cụ chú ý con số là EUR năm 2002, tính đến giờ phải nhân 1.5 lần nữa, tức là 120 EUR năm 2002 bằng 180 EUR bây giờ.

Em đang tìm chi phí vận hành tuyến 350 của TQ mà chưa thấy. Tuy vậy em đang nghĩ thế này: bỏ qua chi phí bảo trì đường và tàu thì chi phí vận hành còn mỗi nhân công và năng lượng.

Tiêu thụ điện thì ta có con số khoảng 80kwh mỗi khách cho tuyến Bắc - Nam, từ kinh nghiệm của tuyến 350 Bắc Kinh - Thượng Hải. Nói chung tàu điện đều chạy hiệu quả cao nên cơ bản chi phí sẽ tương đương nhau, chỉ khác nhau do cách vận hành thôi (tàu dừng nhiều hay ít, dài hay ngắn, nhanh hay chậm, ...). Giá điện của châu Âu rất cao nên cái này cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận hành cao.

Chi phí nhân công: nói chung châu Âu so với TQ thì bảo thủ (quy trình rườm rà), lạc hậu, tự động hóa kém, nhân công đắt đỏ... thế nên em kỳ vọng chi phí vận hành của TQ sẽ thấp hơn châu Âu rất nhiều.

Một yếu tố làm tăng chi phí vận hành tàu ở châu Âu là công nghệ cũ mới không đồng bộ, đường cũ lạc hậu, chạy hỗn hợp nhiều loại tàu, thích chạy cả khách lẫn hàng kèm metro chứ không chuyên biệt như TQ. Việc này tăng cả chi phí năng lượng (do không chạy được tốc độ tối ưu, phải tránh bọn đi chậm, nhường bọn đi nhanh, đèn đỏ nhiều) lẫn nhân công (lắm tàu thì điều độ khổ, lái tàu cũng mệt hơn, ...)

Nói chung áp dụng công nghệ tự động hóa hiện đại cho tuyến đsct, VN có thể vận hành ở mức chi phí thấp hơn nhiều châu Âu:
+ Chi phí điện: chi phí điện trên mỗi khách.km có thể chỉ bằng 1/2 châu Âu do giá điện thấp hơn (VN còn có thể tận dụng nguồn điện mặt trời dư thừa với giá rất rẻ) và vận hành hiệu quả hơn do đi đường riêng.
+ Chi phí nhân công: Hiện tại chi phí nhân công VN chỉ bằng 1/8, sau này VN tăng GDP đầu người lên 10k thì cũng chỉ bằng 1/4 châu Âu. Áp dụng công nghệ điều hành đường sắt mới tăng tự động hóa, tốn ít nhân lực hơn châu Âu, thì chi phí có lẽ chỉ còn 1/10 châu Âu.

Như vậy VN có thể vận hành đsct với chi phí chỉ bằng 1/5-6 châu Âu trong nghiên cứu, khoảng 40-50$ ~ 1 triệu đồng mỗi khách trên tuyến Bắc - Nam. Đạt được mức đó thì có thể bán vé tàu Bắc-Nam với mức giá 1.5-2tr mà không bị lỗ.

View attachment 8216397
Từ nghiên cứu này ta có thể thấy là:

1. Chi phí bảo trì bảo dưỡng hệ thống không lớn
Cả chi phí bảo trì hạ tầng lẫn tàu đều nhỏ, nghĩa là phương án tài chính sẽ rất linh hoạt theo nhu cầu đi lại thực tế. Chúng ta sẽ không phải lo gánh nặng chi phí cao nếu có ít khách đi do nhu cầu ban đầu chưa nhiều hoặc các sự kiện ảnh hưởng lớn đến nhu cầu như 2 năm covid.

2. Chi phí nhân công chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí vận hành
Thực tế ở châu Âu cho thấy đsct của họ cần lượng lớn nhân lực vận hành trong khi đsct đáng lẽ được tự động hóa cao cần rất ít nhân lực. Do chưa có số liệu về phương án 350 của TQ hay Shinkansen 320 của Nhật nên chưa thể khẳng định nhưng em tạm thời nhận định thế này:
+ Phương án chở tàu khách, hay nói chung là nhiều tốc độ hỗn hợp sẽ có chi phí vận hành cao hơn do cần nhiều nhân lực để điều độ cũng như giải quyết các tình huống phát sinh, so với phương án tàu chỉ chạy một dải tốc độ giống nhau. Năng lượng (điện) tiêu thụ cũng lớn hơn đáng kể do tàu không thể chạy ổn định ở tốc độ tối ưu, phải dừng nhiều lần để tránh nhau.
+ Phương án 200-250 chỉ chở khách cũng chưa chắc có chi phí vận hành tốt hơn phương án 350 do tàu chạy chậm hơn, dù tiết kiệm điện hơn nhưng nhân lực lại tốn kém hơn. Đại khái tàu 350 chạy hết 5h nhân công thì tàu 200 hết 10h nhân công vận hành, điện tốn bằng nửa nhưng nhân công tốn gấp đôi.
Hai ý trên cho thấy phương án hỗn hợp khách hàng 225 là giải pháp kém tối ưu nhất, kém hơn nhiều 350kmh chỉ chở khách. Đấy là ta còn chưa xét đến tiện nghi rất lớn do thời gian đi ít hơn nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,713
Động cơ
858,228 Mã lực
Em cho là VN nên làm hai tuyến chở khách hàng riêng biệt, trong đó tuyến chở hàng tốc độ 120 bắt buộc phải có, còn tuyến chở khách sẽ là 350, làm hoặc không làm cũng được (em thì 50/50), tùy theo độ "máu" của VN.

Tuyến chở hàng có lẽ chỉ cần chở hàng tốc độ 120kmh đường đôi thôi. Nhìn nền đường sắt chở hàng Mỹ và Úc thì thấy chả có gì đặc biệt, có lẽ ta chỉ cần đổ nền cho chắc tí và lắp đường khổ 1.4m vào là đạt được thôi. Chi phí em nghĩ tầm 10-15 tỉ USD là đủ. Em không rõ cái công nghệ Tàu làm 120/160 thì cái có bí kíp gì đặc biệt để chạy 160 không mà đội giá lên thế. Nếu ta đã xác định làm đường chở khách riêng thì tuyến chở hàng chỉ cần chở hàng 120kmh thôi cũng được cho rẻ, tàu khách thích thì chạy cùng cũng được, chắc so với công nghệ 160 hướng chở khách thì đường 120 này xóc hơn tí :D

Kết lại là ta sẽ làm thế này:
+ Đường đôi chở hàng 120kmh: chi phí 10-15 tỉ.
+ Đường đôi 350 chở khách (không bắt buộc nhưng máu thì làm cũng được): 30-40 tỉ USD hạ tầng, còn lại tùy nhu cầu mua tàu nhiều hay ít.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
9,674
Động cơ
326,645 Mã lực
Ví dụ tuyến Taskent-Bukhara 600 km của Uzbekistan:

Máy bay 1h10p 1tr3
Tàu 250 km/h: 4h10: 315k

Hiz, cụ chơi khôn thế ai chơi lại. Đem cái cự ly vàng của đsct( mà lại không phải là 350km/g như cụ đang hô hào) ra so với cự ly yểu mệnh nhất của hàng không.🤣 Cụ ví dụ tuyến nào 320-350km/g chỉ chở người cự ly 1500-1800 km như hn- sg xem thế nào nhỉ😁
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,832
Động cơ
164,691 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hiz, cụ chơi khôn thế ai chơi lại. Đem cái cự ly vàng của đsct( mà lại không phải là 350km/g như cụ đang hô hào) ra so với cự ly yểu mệnh nhất của hàng không.🤣 Cụ ví dụ tuyến nào 320-350km/g chỉ chở người cự ly 1500-1800 km như hn- sg xem thế nào nhỉ😁
Cụ nớ đang lấy giá của tàu thường rồi. Mất 6 tiếng cho quãng đường hơn 500km thì chắc hơn tàu đời tống của Việt Nam tí ti.

1700709487707.png
 

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,320
Động cơ
269,177 Mã lực
Đường sắt ở Uzbekistan do Liên Xô xây dựng cho nên giờ tiền vé chỉ cho chi phí vận hành, bảo trì thôi. Lấy giá vé ở đấy đem làm tham chiếu cho Việt Nam phải đi vay để làm từ đầu thì vỡ nợ sớm :))
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,703
Động cơ
229,699 Mã lực
Đường sắt ở Uzbekistan do Liên Xô xây dựng cho nên giờ tiền vé chỉ cho chi phí vận hành, bảo trì thôi. Lấy giá vé ở đấy đem làm tham chiếu cho Việt Nam phải đi vay để làm từ đầu thì vỡ nợ sớm :))
Liên Xô mới xây năm 2011, cũng không lâu lắm đâu.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,703
Động cơ
229,699 Mã lực
Hiz, cụ chơi khôn thế ai chơi lại. Đem cái cự ly vàng của đsct( mà lại không phải là 350km/g như cụ đang hô hào) ra so với cự ly yểu mệnh nhất của hàng không.🤣 Cụ ví dụ tuyến nào 320-350km/g chỉ chở người cự ly 1500-1800 km như hn- sg xem thế nào nhỉ😁
Nhầm tí, 600km là 600 ngàn, 1.500 km là 1 triệu rưỡi. Tàu 350 km/h thì chi phí vận hành chỉ cao hơn 250 mười mấy %.

Tàu 350 km/h giá rẻ chỉ mới có từ khoảng 2020 thôi. Cũng chả sao vì Boeing mới ra Dreamer thì VN cũng mua ngay có khó gì. Tuyến đường 1.500 km cũng là hàng top của thế giới bên ngoài TQ. Cứ đòi ví dụ thì sao có ngay, mai này bà con Việt Kiều sẽ về VN để đi tàu và để bảo các nước rằng sao chúng mày học tập Việt Nam đấy! :D

Để làm được đường sắt như thế không phải nước nào cũng làm được đâu mà đòi ví dụ ngoài TQ. VN phải có quyết tâm và đi trước về tầm như về tài chính, quản lý, đốt lò.. đó chính là lý do VN sẽ trở thành nước ngoài TQ đầu tiên xây dựng được tuyến vừa dài vừa nhanh như thế này. Còn trước đây cũng đưa ra phương án 320 km/h nhưng không được vì chưa đủ tầm.
 

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,320
Động cơ
269,177 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
14,062
Động cơ
397,914 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,320
Động cơ
269,177 Mã lực
nhầm rồi 70 triệu giai đoạn đầu 2011 .
không có giá phần mở rộng tới 600km .
Chi phí google loanh quanh để điện khí hóa từ hệ thống đường tàu cũ chỉ vài trăm triệu USD, mua toa mới từ Talgo Tây Ban Nha chạy 250km/h chỉ 38triệu$/toa. Không thể lấy làm tham chiếu về Việt Nam để tính giá vé được
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,758
Động cơ
486,795 Mã lực
Nơi ở
..
Bình thường đầu tư mới hay tái đầu tư doanh nghiệp dùng quỹ đầu tư phát triển trích lập từ lợi nhuận sau thuế…. Nghĩa là trả ai cấm anh đi hàn ray cả miễn là anh dùng tiền của doanh nghiệp anh. Tuy nhiên lõ vãi cứt nhà nước phải bù lỗ nên vẽ ra cái hàn ray xin tiền Ngân Sách Nhà Nước để đầu tư.
Bộ tài chính anh Ph còn đang vãi rắm lên lo tiền từng đồng …cân đối ngân sách….thì có vẽ nữa cũng ko có 1 xu cho câc anh đâu mà đòi vẽ 10.000 tỷ ;))
Nói chung biết là ko có tiền cứ vẽ ra hàn ray tung lên báo. Bản chất các anh cho thợ thuyền, công xưởng nghỉ lâu rồi… hàn thì lại thuê anh Khựa sang hàn làm B’ thôi :))
Tóm lại có dự án là có % tiền vẽ đã tính sau kể cả tính cua trong lỗ
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,713
Động cơ
858,228 Mã lực
Chi phí google loanh quanh để điện khí hóa từ hệ thống đường tàu cũ chỉ vài trăm triệu USD, mua toa mới từ Talgo Tây Ban Nha chạy 250km/h chỉ 38triệu$/toa. Không thể lấy làm tham chiếu về Việt Nam để tính giá vé được
Nói chung chi phí vài trăm triệu cũng là rất nhỏ với đường sắt. Không lẽ đường LX để lại tốt đến mức mông má tí là chạy luôn được 250km/h?
 

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,320
Động cơ
269,177 Mã lực
Nói chung chi phí vài trăm triệu cũng là rất nhỏ với đường sắt. Không lẽ đường LX để lại tốt đến mức mông má tí là chạy luôn được 250km/h?
Khổ 1.520 mm Liên Xô thiết kế ngày xưa chắc hàng xịn chỉ mất tí tiền nâng cấp điện khí hóa, đổi toa tàu mới cái x2 tốc độ luôn
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top