[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,814
Động cơ
410,596 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em lấy ngay cái ví dụ của cụ, chí ít nó cũng tổ chức đấu thầu bên cho vay chào trong khuôn khổ và trong điều kiện có cạnh tranh chứ không phải là chỉ có nghe theo yêu cầu của bên cho vay.
Tuy nhiên trường hợp này em thấy cũng không phải là hay để mình làm theo.
Ở đây là đấu thầu phương án tổng hợp cụ ạ: bên chào thầu phải chào luôn cả phương án tài chính chứ chủ đầu tư không tự lo tiền. Tất nhiên nước nào thầu sẽ dùng ngân hàng của nước đó.

Trong một diễn biến khác thì mới đây (30/3/2021) Malaysia đã chính thức từ bỏ dự án ĐSCT Kuala Lumpur - Singapore (350km, 17 tỉ đô). Mặc dù Malai không hề là nước nghèo, và khoảng cách cũng như nhu cầu đi lại giữa KL và Sing là lý tưởng cho ĐSCT.

Điều này càng chứng tỏ với các nước chưa giàu và không tự chủ được công nghệ thì ĐSCT chỉ là 1 món đồ trang sức đắt đỏ chứ ko phải là 1 công trình dân sinh thiết thực.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Tôi không biết ý cụ "vay đàng hoàng" là thế nào. Tạm dẫn 1 dự án đang thi công của nước gần với VN là Indonesia: tuyến ĐSCT Jakarta - Bandung. Tuyến ĐSCT này có độ dài 150km, giá thành thiết kế là 5,5 tỉ đô, có 2 nước là Nhật và TQ đấu thầu, cuối cùng TQ trúng thầu.

Phương án thực hiện của TQ ở đây cũng y như phương án của dự án đg sắt Trung-Lào: Lập liên doanh Trung-Indo với 25% giá trị, 75% còn lại vay của Ngân hàng phát triển Trung quốc. Trong công ty liên doanh thì TQ chiếm 70%, 30% còn lại của Indo.

Từ thực tế ở Indo, có thể rút ra 2 kết luận:

1. Khi anh không có tiền thì sẽ phụ thuộc hoàn toàn. Với 1 nước có tài chính không kém như Indo cuối cùng cũng phải dựa hết vào TQ.

2. Giá thành xây dựng ĐSCT của Trung quốc hóa ra cũng không hề rẻ: 150km tốn 5,5 tỉ, thế thì 1.550km HN-SG sẽ tốn ít nhất 53-55 tỉ, không kém dự toán của Nhật là bao.
Tuyến Jakarta - Bandung thì vốn chủ đầu tư chiếm 25%, vốn vay ngân hàng TQ chiếm 75%. Thời hạn vay là 50 năm, cố định lãi suất.
Dự án triển khai theo hình thức PPP - kiểu hợp đồng BOT. Chính phủ Indo không phải bảo lãnh vay vốn cho dự án.
Ban đầu thì JICA tài trợ nghiên cứu dự án, nhưng JICA yêu cầu chính phủ Indo phải bảo lãnh thanh toán khoản vay mới đấu thầu.
Sau đó thì Indo mời TQ tham gia nghiên cứu dự án. TQ đề xuất thành lập liên doanh với Indo, trong đó phía Indo chiếm 60% cổ phần, TQ chiếm 40% cổ phần của liên doanh. Tức là để xây dựng thì phía Indo chỉ phải bỏ ra khoản tiền: 60% x 25% x 5.5 = 894 triệu $
Dự án có sự tham gia của các cty tư nhân Indo, và có các điều khoản về chế tạo tàu điện tại Indo để xuất khẩu sang các nước khác.
Sau khi TQ trúng thầu thì phía Nhật Bản rất cay cú, trách Indo ghê lắm, nhưng bọn Indo kệ mẹ.
Dự án sẽ khánh thành vào năm 2022.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,167
Động cơ
-154,679 Mã lực
Tuổi
36
Tuyến Jakarta - Bandung thì vốn chủ đầu tư chiếm 25%, vốn vay ngân hàng TQ chiếm 75%. Thời hạn vay là 50 năm, cố định lãi suất.
Dự án triển khai theo hình thức PPP - kiểu hợp đồng BOT. Chính phủ Indo không phải bảo lãnh vay vốn cho dự án.
Ban đầu thì JICA tài trợ nghiên cứu dự án, nhưng JICA yêu cầu chính phủ Indo phải bảo lãnh thanh toán khoản vay mới đấu thầu.
Sau đó thì Indo mời TQ tham gia nghiên cứu dự án. TQ đề xuất thành lập liên doanh với Indo, trong đó phía Indo chiếm 60% cổ phần, TQ chiếm 40% cổ phần của liên doanh. Tức là để xây dựng thì phía Indo chỉ phải bỏ ra khoản tiền: 60% x 25% x 5.5 = 894 triệu $
Dự án có sự tham gia của các cty tư nhân Indo, và có các điều khoản về chế tạo tàu điện tại Indo để xuất khẩu sang các nước khác.
Sau khi TQ trúng thầu thì phía Nhật Bản rất cay cú, trách Indo ghê lắm, nhưng bọn Indo kệ mẹ.
Dự án sẽ khánh thành vào năm 2022.
Qua ví dụ này thấy tàu chơi đúng kiểu làm ăn đôi bên cùng có lợi.
Còn nhật chơi kiểu ăn 2 đầu vừa có tiền lãi vừa bán được công nghệ.

Nếu là em em cũng làm giống indo
 
Chỉnh sửa cuối:

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,129
Động cơ
770,306 Mã lực
Tuyến Jakarta - Bandung thì vốn chủ đầu tư chiếm 25%, vốn vay ngân hàng TQ chiếm 75%. Thời hạn vay là 50 năm, cố định lãi suất.
Dự án triển khai theo hình thức PPP - kiểu hợp đồng BOT. Chính phủ Indo không phải bảo lãnh vay vốn cho dự án.
Ban đầu thì JICA tài trợ nghiên cứu dự án, nhưng JICA yêu cầu chính phủ Indo phải bảo lãnh thanh toán khoản vay mới đấu thầu.
Sau đó thì Indo mời TQ tham gia nghiên cứu dự án. TQ đề xuất thành lập liên doanh với Indo, trong đó phía Indo chiếm 60% cổ phần, TQ chiếm 40% cổ phần của liên doanh. Tức là để xây dựng thì phía Indo chỉ phải bỏ ra khoản tiền: 60% x 25% x 5.5 = 894 triệu $
Dự án có sự tham gia của các cty tư nhân Indo, và có các điều khoản về chế tạo tàu điện tại Indo để xuất khẩu sang các nước khác.
Sau khi TQ trúng thầu thì phía Nhật Bản rất cay cú, trách Indo ghê lắm, nhưng bọn Indo kệ mẹ.
Dự án sẽ khánh thành vào năm 2022.
Qua ví dụ bày thấy tàu chơi đúng kiểu làm ăn đôi bên cùng có lợi.
Còn nhật chơi kiểu ăn 2 đầu vừa có tiền lãi vừa bán được công nghệ.

Nếu là em em cũng làm giống indo
Có một bài cũng nói về dự án này các cụ đọc cho thêm thông tin đa chiều:

Indonesia tính mời Nhật thay Trung Quốc xây đường sắt cao tốc

Indonesia xem xét mời Nhật Bản tham gia dự án đường sắt cao tốc Jakarta - Bandung đang chậm tiến độ và đội vốn do Trung Quốc xây dựng.

PS: Nói thêm là em không mê gì Nhật hay 1 nước nào cụ thể cả nhưng thấy 1 số cụ đưa tin 1 chiều quá chỉ ca ngợi TQ hay TQ tốt nên em thêm cái này cho thông tin nó đầy đủ. Nước nào nó cũng có mặt nọ mặt kia cả chả có thằng nào toàn tốt nhất là TQ tai tiếng của nó cũng chả thiếu gì.

Những cái TQ hay:

Một số cái tai tiếng:
 
Chỉnh sửa cuối:

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,451
Động cơ
114,649 Mã lực
Cung cấp thêm thông tin cho hội nghị:

- Vận tốc thiết kế:
Khái niệm này dùng cho cả đoàn tàu lẫn tuyến đường:
+ Về đoàn tàu: đoàn tàu phải có cấu tạo để chạy được an toàn ở vận tốc thiết kế: về hình dáng, cấu tạo giá chuyển hướng,...
+ Về tuyến đường: hạ tầng đảm bảo tàu khai thác ở vận tốc thiết kế: nền đường, bán kính cong,...

- Vận tốc vận hành: Là vận tốc tối đa cho phép tàu chạy trên tuyến đường đó.

- Tốc độ khai thác trung bình: Cái này đơn giản là lấy Quãng đường/Thời gian.

Em ví dụ: Thằng TGV có tàu nó thử nghiệm đến 570km/h, nhưng tốc độ thiết kế của nó chỉ 330km/h. Tốc độ vận hành của nó 300km/h. Và tính trung bình vận tốc khi di chuyển có 215km/h thôi (Paris - Lyon).
À lâu lắm mới thấy cụ sai, em chỉnh cụ tí nhé: Vận tốc Tốc độ thiết kế, Vận tốc Tốc độ vận hành. Nếu lấy khoảng cách chim bay Paris-Lyon chia cho thời gian mới là vận tốc trung bình, còn lấy độ dài đường tàu chia cho thời gian thì là tốc độ trung bình.
 

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Qua ví dụ bày thấy tàu chơi đúng kiểu làm ăn đôi bên cùng có lợi.
Còn nhật chơi kiểu ăn 2 đầu vừa có tiền lãi vừa bán được công nghệ.

Nếu là em em cũng làm giống indo
Hợp đồng PPP có thời hạn 50 năm mà không có gia hạn. Sau 50 năm vận hành thì phía Indo sẽ sở hữu toàn bộ dự án.
Dự án này là mở đầu, sau dự án này thì Indo tiếp tục triển khai mô hình liên doanh ở nhiều dự án ĐSCT tiếp theo, mà trực tiếp là đoạn nối Bandung tới Surabaya dài 600km.
 
  • Vodka
Reactions: Kuu

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Có một bài cũng nói về dự án này các cụ đọc cho thêm thông tin đa chiều:

Indonesia tính mời Nhật thay Trung Quốc xây đường sắt cao tốc

Indonesia xem xét mời Nhật Bản tham gia dự án đường sắt cao tốc Jakarta - Bandung đang chậm tiến độ và đội vốn do Trung Quốc xây dựng.
Báo viết tào lao cụ ạ. Indo mời Nhật tham gia nghiên cứu tiếp đoạn Bandung - Surabaya. Tuy nhiên, tổng thống Jokowi sau đó đã yêu cầu TQ tiếp tục nghiên cứu đoạn tiếp theo dài 600 km này. Đại khái mời Nhật nghiên cứu cho vui.
Tuyến Jakarta - Bandung bị chậm tiến độ là do giải phóng mặt bằng chậm. Giống như Cát Linh Hà Đông cũng mãi đến 2015 mới bàn giao mặt bằng cho nhà thầu và đến tháng 9/2018 thì nhà thầu đã chạy thử.
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,359 Mã lực
Tuổi
32
Mỹ ko làm vì nó để tư nhân tự bơi, mà tư nhân thì phải có lợi nhuận mới làm. Châu Âu nó vẫn xây ầm ầm nhé, càng ngày càng xây các tuyến hiện đại đắt tiền hơn, do có chính sách nhà nước hậu thuẫn, điển hình là thằng Alstom. Nó vẫn xây được vì: xét theo dòng tiền một dự án thì hầu như đường sắt cao tốc sẽ lỗ (kể cả TQ) nhưng nếu xét theo tổng lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án mang lại thì sẽ lãi rất nhiều (tạo công ăn việc làm, tăng giao thương, du lịch, hình ảnh quốc gia...). Còn dân TQ ông khỏi lo, chúng nó sướng như tiên với hệ thống đường sắt cao tốc, lại có nhà nước trợ giá nên chẳng thằng nào rên rỉ đâu.
VN có nên làm ĐSCT ko phụ thuộc vào việc trình độ quản lý tới đâu. Mỗi cái Cát Linh bằng 1% tuyến ĐSCT còn làm chả xong, thì quản lý sao nổi cái siêu dự án kia. Tuy nhiên, dải địa hình VN rất thuận lợi để phát triển ĐSCT với chi phí thấp nhất. Còn suốt ngày chỉ nghĩ đến dòng tiền 1 dự án mà ko nhìn được lợi ích tổng thể thì đúng là thằng Chợ Sắt mạt hạng, đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành, tầm nhìn hạn hẹp như thế chỉ làm dân đen chứ ko vào nhóm tinh hoa dc.
Được gửi từ iPhone 7 - Otofun

Đây là danh sách các tuyến đường sắt cao tốc trên thế giới ( trừ trung quốc) bao gồm cả các tuyến đang thi công. Như vậy bản thân trong khối G20 của 20 nước phát triển nhất trên thế giới thì hơn 10 nước vẫn chưa có đường sắt cao tốc. Chắc các nước đó ko thuộc về nhóm tinh hoa theo định nghĩa của bác rồi.

Về các tuyến đường sắt cao tốc đang thi công, 200 nước trên thế giới mà chỉ có 5 tuyến thôi ạ. Riêng trung quốc lại 1 mình 1 chợ với 14 tuyến định đưa vào hoạt động trong đó có 4 tuyến thuộc đại dự án. Rõ ràng là thế giới ko thèm làm đường sắt cao tốc, vậy chúng ta cần gì cái món đồ chơi đắt tiền đó?
 

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,129
Động cơ
770,306 Mã lực
Báo viết tào lao cụ ạ. Indo mời Nhật tham gia nghiên cứu tiếp đoạn Bandung - Surabaya. Tuy nhiên, tổng thống Jokowi sau đó đã yêu cầu TQ tiếp tục nghiên cứu đoạn tiếp theo dài 600 km này. Đại khái mời Nhật nghiên cứu cho vui.
Tuyến Jakarta - Bandung bị chậm tiến độ là do giải phóng mặt bằng chậm. Giống như Cát Linh Hà Đông cũng mãi đến 2015 mới bàn giao mặt bằng cho nhà thầu và đến tháng 9/2018 thì nhà thầu đã chạy thử.
Em thì không liên quan gì đến cả ba thằng này nên đọc với tâm thế khách quan chỉ cần thông tin không quan tâm nó ca tụng hay nói xấu ai cả nên thấy bài báo viết thế là bình thường.
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
11,790
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Các cụ tranh luận ghê quá...
Có 2 tốc độ cần lưu ý là tốc độ kỹ thuật ( tốc độ tối đa cho phép) và tốc độ vận hành trung bình.

Ngoài ra còn cần lưu ý đến tải trong nữa chứ...tuyến ĐS bắc nam theo em quan trọng nhất là vận chuyển hàng hóa trục bắc nam.
Đang rất bất cập về chi phí như hiện nay chuyển 1 container 2 chiều từ TP. HCM ra Hà Nội và ngược lại còn mắc hơn gấp mấy lần gửi hàng đi USA.

Tốc độ vận hành 80km/h? Are you fucking kidding me Trên này có nhiều cao thủ lắm bác nói câu nào nên chắc câu đó ko người ta khinh cho đấy. Đúng là cái giống ko biết gì nó phát ngôn tự tin thật đấy!
PS: nếu bác nói tốc độ vận hành là 80km/h thế bác cho em xin tốc độ tối đa của đường sắt trên cao cái =)) Luyên tha luyên thuyên =))
Được gửi từ iPhone 7 - Otofun
Cái tốc độ kỹ thuật cụ nói người ta gọi là tốc độ thiết kế. Ngoài ra còn có tốc độ vận hành, tốc độ giới hạn. Tốc độ vận hành và tốc độ (vận hành/khai thác) trung bình là khác nhau.

Vì mấy cụ ngâu kia đếch hiểu tốc độ vận hành là gì nên mới không hiểu tại sao tàu 160km/h mà đi từ Viêng đến Luông hơn 300km mất những 4 tiếng rưỡi =))
Cung cấp thêm thông tin cho hội nghị:

- Vận tốc thiết kế:
Khái niệm này dùng cho cả đoàn tàu lẫn tuyến đường:
+ Về đoàn tàu: đoàn tàu phải có cấu tạo để chạy được an toàn ở vận tốc thiết kế: về hình dáng, cấu tạo giá chuyển hướng,...
+ Về tuyến đường: hạ tầng đảm bảo tàu khai thác ở vận tốc thiết kế: nền đường, bán kính cong,...

- Vận tốc vận hành: Là vận tốc tối đa cho phép tàu chạy trên tuyến đường đó.

- Tốc độ khai thác trung bình: Cái này đơn giản là lấy Quãng đường/Thời gian.

Em ví dụ: Thằng TGV có tàu nó thử nghiệm đến 570km/h, nhưng tốc độ thiết kế của nó chỉ 330km/h. Tốc độ vận hành của nó 300km/h. Và tính trung bình vận tốc khi di chuyển có 215km/h thôi (Paris - Lyon).
Nhiều Cụ chưa hiểu rõ.
Về thuật ngữ chỉ tốc độ thì nó như thế này:
- Max speed: tốc độ tối đa mà tàu có thể đạt được trong phạm vi kỹ thuật cho phép.
- Operating speed: tốc độ tối đa cho phép khi đưa vào khai thác sử dụng.
- Average speed: tốc độ trung bình của cả hành trình.
Ví dụ thực tê':
Tuyến Bắc Kinh-Thượng Hải có Max speed là 380km/h, Operating speed là 350km/h.
Average speed là 300km/h.

Lưu ý: Vì chi phí xây dựng và vận hành đsct cực kỳ tốn kém nên để đảm bảo hiệu quả khai thác để thu hồi vốn, các đoàn tàu phải chạy liên tục với mật độ rất dày đặc. Vì mật độ chạy dày đặc và tốc độ luôn rất cao >300 km/h, nên để đảm bảo an toàn, hệ thống đsct phải vận hành rất đồng bộ và chính xác về thời gian và tốc độ nếu không rất dễ xảy ra tai nạn...
Không có chuyện Operating speed 350km/h mà tàu lại chỉ đạt Average speed 200km/h đâu mà nó phải đạt 300km/h.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,266
Động cơ
504,527 Mã lực
À lâu lắm mới thấy cụ sai, em chỉnh cụ tí nhé: Vận tốc Tốc độ thiết kế, Vận tốc Tốc độ vận hành. Nếu lấy khoảng cách chim bay Paris-Lyon chia cho thời gian mới là vận tốc trung bình, còn lấy độ dài đường tàu chia cho thời gian thì là tốc độ trung bình.
Cảm ơn cụ. Em đôi lúc bị nhầm giữa 2 từ này do thành thói quen. Từ giờ về sau em sẽ nắn nót lại: speed là tốc độ, velocity là vận tốc.
 
  • Vodka
Reactions: Kuu

Cartoner

Xe container
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
5,154
Động cơ
1,281 Mã lực
Ấn Độ ăn quả lừa của JICA (Nhật bản):
- Năm 2014 thì Ấn Độ và JICA hợp tác nghiên cứu xây dựng tuyến ĐSCT dài 508 km. Dự án được động thổ vào năm 2017, dự kiến hoàn thành vào năm 2023.
- Chi phí ước tính ban đầu: 15 tỷ $.
- JICA đã tư vấn cho chính phủ Ấn Độ bảo lãnh khoản vay 12 tỷ $ (chiếm 81% dự toán ban đầu) từ các ngân hàng Nhật Bản, lãi suất 0.1% với thời hạn 50 năm để thi công dự án.
- Đến hiện tại, 11 gói thầu chính có sự tham gia của nhà thầu Nhật vẫn chưa đóng thầu, nguyên nhân là giá bỏ thầu cao hơn 90% so với dự toán ban đầu.
- Hiện tại thì tiến độ dự án dự kiến đã chậm 5 năm, dự kiến đến 2028 hoàn thành. Nhưng khả năng dự án sẽ giống như ĐSCT California của Mỹ, tức là hoãn vô thời hạn.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,167
Động cơ
-154,679 Mã lực
Tuổi
36
Ấn Độ ăn quả lừa của JICA (Nhật bản):
- Năm 2014 thì Ấn Độ và JICA hợp tác nghiên cứu xây dựng tuyến ĐSCT dài 508 km. Dự án được động thổ vào năm 2017, dự kiến hoàn thành vào năm 2023.
- Chi phí ước tính ban đầu: 15 tỷ $.
- JICA đã tư vấn cho chính phủ Ấn Độ bảo lãnh khoản vay 12 tỷ $ (chiếm 81% dự toán ban đầu) từ các ngân hàng Nhật Bản, lãi suất 0.1% với thời hạn 50 năm để thi công dự án.
- Đến hiện tại, 11 gói thầu chính có sự tham gia của nhà thầu Nhật vẫn chưa đóng thầu, nguyên nhân là giá bỏ thầu cao hơn 90% so với dự toán ban đầu.
- Hiện tại thì tiến độ dự án dự kiến đã chậm 5 năm, dự kiến đến 2028 hoàn thành. Nhưng khả năng dự án sẽ giống như ĐSCT California của Mỹ, tức là hoãn vô thời hạn.
Cần gì nhìn qua Ấn Độ làm gì cụ...tuyến bến thành suối tiên đó thui.
Tin vào mồm của mấy anh jica chỉ bán thóc giống cũng chưa chắc là hết nợ.
 

haivu68

Xe máy
Biển số
OF-701445
Ngày cấp bằng
23/9/19
Số km
94
Động cơ
96,580 Mã lực
Tuổi
32
Em nghĩ nếu dư dả tiền thì đầu tư thôi, còn đâu mà đang đói thì cứ từ từ :D
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,814
Động cơ
410,596 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ấn Độ ăn quả lừa của JICA (Nhật bản):
- Năm 2014 thì Ấn Độ và JICA hợp tác nghiên cứu xây dựng tuyến ĐSCT dài 508 km. Dự án được động thổ vào năm 2017, dự kiến hoàn thành vào năm 2023.
- Chi phí ước tính ban đầu: 15 tỷ $.
- JICA đã tư vấn cho chính phủ Ấn Độ bảo lãnh khoản vay 12 tỷ $ (chiếm 81% dự toán ban đầu) từ các ngân hàng Nhật Bản, lãi suất 0.1% với thời hạn 50 năm để thi công dự án.
- Đến hiện tại, 11 gói thầu chính có sự tham gia của nhà thầu Nhật vẫn chưa đóng thầu, nguyên nhân là giá bỏ thầu cao hơn 90% so với dự toán ban đầu.
- Hiện tại thì tiến độ dự án dự kiến đã chậm 5 năm, dự kiến đến 2028 hoàn thành. Nhưng khả năng dự án sẽ giống như ĐSCT California của Mỹ, tức là hoãn vô thời hạn.
Nếu muốn làm tàu nhanh nâng cấp (160km/h), không TQ và rẻ thì anh bạn Ấn độ này cũng là một lựa chọn.

Vì Ấn đã tự đóng được tàu tốc độ cao, thiết kế 200km/h, thực tế 180km/h, với giá tự quảng cáo là rẻ hơn 40% so với tàu tương tự của Châu Âu.
Vande_Bharat_exp.jpg


Trông cũng ra gì đấy chứ nhỉ?
 

Vinsmoke Sanji

Tháo bánh
Biển số
OF-598606
Ngày cấp bằng
12/11/18
Số km
1,057
Động cơ
137,713 Mã lực
Tuổi
35
Chắc còn lâu lắm mới bàn đến việc này. Dịch dã thế này a ajinomoto chưa ngồi ấm mông làm sao mà làm dc lắm việc thế.
 

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
11,790
Động cơ
1,231,487 Mã lực
Cảm ơn cụ. Em đôi lúc bị nhầm giữa 2 từ này do thành thói quen. Từ giờ về sau em sẽ nắn nót lại: speed là tốc độ, velocity là vận tốc.
Oài, cái này khoai bỏ xừ...:D
Do không để ý nên hầu như tất cả mọi người đều nghĩ rằng 2 khái niệm trên là 1, là như nhau. Và ngay cả khi đã biết rồi thì cũng rất khó giải thích cho người khác cách phân biệt sự khác nhau giữa 2 từ trên.
- Speed/tốc độ: nó cho biết mức độ chuyển động nhanh chậm của vật thể như thế nào, không cần quan tâm đến hướng di chuyển. Từ này được dùng phổ biến trong cuộc sống thường ngày.
Ví dụ: sound speed =1236km/h (tốc độ âm thanh là 1236 km/h); average walking speed of a human is 10km/h (tốc độ đi bộ trung bình của con người là 10km/h)...

- Velocity/vận tốc: nó cho biết mức độ chuyển động nhanh chậm của vật thể (tốc độ) đồng thời cho biết (hay ngầm cho biết) hướng di chuyển của vật thể đó. Từ này hay dùng trong kỹ thuật.
Ví dụ: initial velocity of AK47 bullet is 750m/s (vận tốc đầu nòng của đạn AK47 là 750m/s; hướng bay về phía trước).
 
Biển số
OF-781575
Ngày cấp bằng
24/6/21
Số km
33
Động cơ
31,970 Mã lực
Tuổi
31
thử hỏi mình từ tỉnh này đi làm ở tỉnh khác các bác có muốn k? thời gian nhanh chóng mức lương hấp dẫn công việc yêu thích. tốt quá chứ ạ.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top