[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

rotac

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-848282
Ngày cấp bằng
20/2/24
Số km
328
Động cơ
3,496 Mã lực
Tuổi
28

rotac

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-848282
Ngày cấp bằng
20/2/24
Số km
328
Động cơ
3,496 Mã lực
Tuổi
28
Giờ nâng cấp đường cũ lên khổ đôi chuyên chạy hàng thì dự chi phí nhiều không các cụ.
Không kiếm ăn được cụ ạ
Nâng cấp đường đôi thì tàu khách chạy 100km trung bình ok, Hà Nội sài gềnh chỉ 13 tiếng
 

antidau

Xe container
Biển số
OF-205092
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
6,494
Động cơ
-177,809 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Ai thi công vậy cụ???
Vậy mà nhiều anh vẫn...cười khẩy Thailand bất ổn 😂😂😂
Thái Lan thuê nhà thầu Trung Quốc làm, nối liền vào chỗ đường sắt Viên Chăn - Lào mà, đi lên phía Bắc chứ có xuống phía Nam bất ổn đánh bom đòi ly khai ầm ĩ đâu
5.4 tỷ $ cho 250km, chưa tính đội vốn, mà max tốc độ chỉ 250kmh như Lào thôi 8->
 
Chỉnh sửa cuối:

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Giờ nâng cấp đường cũ lên khổ đôi chuyên chạy hàng thì dự chi phí nhiều không các cụ.
Nâng cấp lên khổ 1435 mm để vận chuyển hàng rời, hàng lỏng...những thứ không chở container được, có vẻ quan trọng hơn là nâng cấp thành đường sắt đôi, đối với đường sắt chở hàng.

Quyết tâm làm thì vài năm là xong.

Hiện tại, tàu hàng rời (hình như quặng apatit) của Việt Nam chạy đến ga Lào Cai, sau đó phải dùng xe xúc múc từng gàu một từ toa hàng, đổ vào toa xe có container hở nắp để chở tiếp sang Trung Quốc, có khi một ngày chưa chắc đã xong một đoàn tàu. Sau đó sang Trung Quốc lại phải chuyển container từ ray khổ 1m sang ray 1435 mm để đi tiếp, đều rất mất thời gian, chưa nói hao hụt.

Ngày xưa tuyến đường sắt xuyên Mãn Châu (Trans-Manchuria, gần 1000 km) do đế quốc Nga xây để đi tắt qua lãnh thổ Trung Quốc từ TransBaikal đến Vladivostok là dùng khổ Nga 1520 mm, đến khi Nhật chiếm Mãn Châu Quốc lại chuyển hết sang khổ ray của Nhật 1067 mm, đến khi Mãn Châu được giải phòng, lại chuyển thành khổ 1435 mm để kết nối với đường sắt Trung Quốc.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,781
Động cơ
481,797 Mã lực
Nơi ở
..
Dự án này là đường sắt thông thường thôi, khổ 1435. Có gì mà không tự lập dự án được.
Mấy ông trong BQLDA cơ bản công chưc, viên chức nhét cho đủ biên chế….muốn lập chủ trương hay dự án bắt buộc phải thuê tư vấn lập ( Ta hoặc tàu ) mà thuê thì lấy tiền đâu ra, với lại ăn lương nhà nước không lập đc dự án đâu… ăn lương doanh nghiệp thì còn đc. Mà mấy cái này tư vấn TQ nó làm hết rồi cái thằng Viện 5 ý thì copy paste cho nhanh ;)) vì nó viện trợ mà

Để có những bước tiến trong các dự án xây dựng đường sắt phía Tây ở Việt Nam, Tập đoàn Viện thiết kế khảo sát số 5 đường sắt Trung Quốc (Viện 5) đã từng có 5 năm nghiên cứu, lập dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng suốt từ năm 2015.
Cụ thể, vào tháng 8/2015, sau 8 ngày thu thập các tài liệu liên quan về dự án quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Viện 5 đã có phương án thực hiện nghiên cứu khả thi của viện trợ cho dự án.
Đến năm 2016, Viện 5 đã cử đoàn chuyên gia phụ trách kinh doanh và kỹ thuật để tiến hành kiểm tra hiện trường dự án trong 1 tháng. Sau hàng loạt cuộc khảo sát và làm việc với các đại diện phía Việt Nam, sang năm 2023, hai bên đang triển khai các thủ tục để hoàn thiện hồ sơ, bàn giao và tiếp nhận kết quả nghiên cứu của dự án.”
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,230
Động cơ
504,315 Mã lực
Nhìn tuyến đường sắt cao tốc Bangkok - Nongkhai dài 750 km của Thái Lan làm sắp xong mà thích mê! :)
View attachment 8460575
View attachment 8460576
View attachment 8460577
Thái tận dụng đất hành lang của đường sắt 1000 hiện hữu nên làm tương đối nhanh. Nhưng vẫn còn ý kiến nhiều nên phải luôn đổi thiết kế, bởi thế thời gian đưa vào thương mại còn lâu.

Không kiếm ăn được cụ ạ
Nâng cấp đường đôi thì tàu khách chạy 100km trung bình ok, Hà Nội sài gềnh chỉ 13 tiếng
Đường hiện hữu chỉ nâng cấp khi đã có đường mới vì nó bị gián đoạn chạy tàu bởi chỉ là đường đơn.

Đường hiện hữu giao cắt rất nhiều đường ngang, nhiều góc cua bán kính nhỏ nên muốn đạt tốc độ trung bình 100km/h, đồng nghĩa tàu vận hành 160km/h và là đường đôi.
Với mục tiêu trên thì phải đổ vào đây từ 40-50 tỏi usd, không có rẻ đâu.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,369
Động cơ
80,621 Mã lực
Cái vụ tàu cao tốc này tốn nhiều giấy mực thật, cả cp bàn về 1 vấn đề mà ta ko làm chủ được. Việc làm được bây h là cao tốc cả nước hoàn thiện thì đã là ngon lắm rồi. Nâng tốc độ chạy xe con lên 150km là tuyệt vời rồi. Còn cái DSCT muốn làm thì tốt nhất để tư nhân làm, dính vào ông nhà nước thì có mà hết mấy đời chưa xong, trước mắt làm từng đoạn 1 như HN-DN, SG-NT chẳng hạn, cho hẳn ndt nước ngoài làm rồi kinh doanh, họ tự bỏ tiền tất sẽ hoàn thanh nhanh đưa vào khai thác, có thêm cái DSCT thì thúc đẩy du lịch phát triển mạnh
Ko có cái ĐS cao tốc của nước nào mà tư nhân làm cả, đs thường còn phải PPP lên đến 50-60% vốn nhà nước. Chính vì vậy nên giá vận tải của ĐS luôn rẻ hơn kéo chi phí logictic và cạnh tranh của quốc gia lên.

Vai Chủ tịch Quốc hội thường chỉ quyết những vấn đề vĩ mô và bên họ cũng vậy. Cụ Huệ hỏi quá sâu quá chi tiết thì nó đi vào phạm trù của ông khác nên Ông Tề khó trả lời. Cụ thể về chi tiết thường do chính phủ hay Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc họ quyết. Ông Tế trả lời chung chung là đúng thôi vì vai QH không thì lại lấn sân Ông Lý Cường.
Thường những cái cụ thể từ bước triển khai dự án hay vận hành dự án do bên Cụ Thủ đảm nhiệm, Bên QH thì phê Đến chủ trương đầu tư thôi là hết nhiệm vụ. Thế nên lần này cụ Huệ sang gặp nhiều nhà thầu có gì nó lạ lạ.
Các cty đó đề nghị gặp chứ không phải cụ Huệ đòi gặp. Họ gặp để trình bày các vướng mắc về luật pháp liên quan đến đầu tư, đấu thầu cho người làm luật biết mà hóa giải. Chứ truyền qua vài khâu trung gian thì vừa khó hiểu vừa chậm vấn đề.
Em thấy vai chù tich QH mà đi gặp các DN này ko chuyên nghiệp cho lắm. Và việc đề xuất dự án cụ thể thì càng chán vì đá chân bên CP, QH có thể đi tham quan mô hình hay dự án cụ thể trao đổi học tập kinh nghiệm, đề xuất giúp đỡ cách xây dựng luật cho lĩnh vực huy động vốn và nguồn lực cho ĐS chứ nhỉ?
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,482
Động cơ
408,528 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thái Lan thuê nhà thầu Trung Quốc làm, nối liền vào chỗ đường sắt Viên Chăn - Lào mà, đi lên phía Bắc chứ có xuống phía Nam bất ổn đánh bom đòi ly khai ầm ĩ đâu
5.4 tỷ $ cho 250km, chưa tính đội vốn, mà max tốc độ chỉ 250kmh như Lào thôi 8->
Đường sắt Lào chỉ 160km/h, không phải 250 cụ nhé.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,117
Động cơ
220,289 Mã lực
Đường hiện hữu giao cắt rất nhiều đường ngang, nhiều góc cua bán kính nhỏ nên muốn đạt tốc độ trung bình 100km/h, đồng nghĩa tàu vận hành 160km/h và là đường đôi.
Với mục tiêu trên thì phải đổ vào đây từ 40-50 tỏi usd, không có rẻ đâu.
😛 đoạn nào khó quá thì làm hẳn 1 đoạn đường mới,đường trên cao chứ gì mà 50 tỉ!
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,781
Động cơ
481,797 Mã lực
Nơi ở
..
Ko có cái ĐS cao tốc của nước nào mà tư nhân làm cả, đs thường còn phải PPP lên đến 50-60% vốn nhà nước. Chính vì vậy nên giá vận tải của ĐS luôn rẻ hơn kéo chi phí logictic và cạnh tranh của quốc gia lên.



Em thấy vai chù tich QH mà đi gặp các DN này ko chuyên nghiệp cho lắm. Và việc đề xuất dự án cụ thể thì càng chán vì đá chân bên CP, QH có thể đi tham quan mô hình hay dự án cụ thể trao đổi học tập kinh nghiệm, đề xuất giúp đỡ cách xây dựng luật cho lĩnh vực huy động vốn và nguồn lực cho ĐS chứ nhỉ?
Cụ Huệ thừa biết điều này, đáng ra thay vì hỏi nhà thầu thì QH có thể yêu cầu Bộ GT và CP giải trình các ý kiến thẩm định, vì QH là người duyệt Chủ Trương đầu tư. Tuy nhiên có gì đó cụ thích hỏi trực tiếp hơn mà ko thông qua CP.
Nhưng sang đó mà cương vị chủ tịch QH đi gặp Chính phủ họ hỏi thì nó ko đúng lắm, nhưng nếu hỏi mấy ông QH thì trên nguyên tắc mấy ông QH này chỉ đc phép trả lời chung chung. Cuối cùng đi hỏi nhà thầu hê hê
Quá biết đấy chứ không phải vô tình đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,117
Động cơ
220,289 Mã lực
Lần đầu tiên đề cập đến khả năng làm luôn 1 lần toàn tuyến Bắc Nam cho nhanh!🍻
Anh D. được phân công đóng vai ác!

 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Lần đầu tiên đề cập đến khả năng làm luôn 1 lần toàn tuyến Bắc Nam cho nhanh!🍻
Anh D. được phân công đóng vai ác!

Đọc thật sự thấy phấn khởi. Ít nhất là rõ ràng hơn rất nhiều mấy cái thông tin cũ rích bao nhiêu lâu vẫn đăng đi đăng lại bấy lâu nay. Đúng là a T về hưu cái khác hẳn.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,117
Động cơ
220,289 Mã lực
Đọc thật sự thấy phấn khởi. Ít nhất là rõ ràng hơn rất nhiều mấy cái thông tin cũ rích bao nhiêu lâu vẫn đăng đi đăng lại bấy lâu nay. Đúng là a T về hưu cái khác hẳn.
đọc tin hôm nay thì hóa ra có khi anh Hà là fan ngầm của 225 km/h, làm thì làm đi sao lại còn phong phản biện chính, cố tình kéo dài...
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,117
Động cơ
220,289 Mã lực
Doanh thu xiêu khủng ở đâu hả cụ ? Chỉ có nhà nước chi tiền bù lỗ nhá 8-}

Nhật Bản: Hệ thống đường sắt cao tốc có bề dầy lịch sử từ thập niên 1960, nhưng trong hai thập niên đầu đã tích lũy khoản nợ tương đương 280 tỷ USD, mà nhà nước phải thanh toán như là một hình thức trợ giá. Tất cả các tuyến đường sắt cao tốc của chính phủ đều cần trợ giá cho dù Nhật Bản có tỷ lệ hành khách cao nhất trong số các nước đã phát triển.
Trung Quốc: Khoản trợ giá cho đường sắt nói chung mỗi năm là 130 tỷ USD
Đức: Khoản trợ giá cho đường sắt cao tốc dài gần 1300 km là gần 1 tỷ USD mỗi năm.
Mấy cái đoạn trên là từ 1 bài báo kỳ lạ của Vietnamnet, có TBT người xứ Nghệ. Chưa cần nói đến chính xác số liệu, bài báo nhập nhèm giữa trợ cấp và bù lỗ. Trợ cấp là để duy trì dịch vụ, mở đường đến những nơi chưa có, chả liên quan gì đến lỗ... Ở tây mấy hãng hàng không thua lỗ và nhận trợ cấp khủng gấp mấy lần, kể cả ở đường sắt VN thua lỗ 1 tí cũng gọi hàng không bằng cụ!

Đây hãng chip to nhất, lãi nhất thế giới cũng ăn trợ cấp ngập mặt đây:

1712719143197.png

1712719270152.png
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Có nhiều điểm mới trong cái chỉ đạo mới nhất của Phó TTg, sẽ hài lòng nhiều cụ ở trong thớt này. Về vận chuyển hàng hóa, về tốc độ thiết kế, về phân kỳ đầu tư, về lựa chọn dn để nhận chuyển giao công nghệ, và quan trọng nhất là về khía cạnh tài chính dự án (Đẩy vai trò của bộ KHĐT)

Đợt trước bảo là trình trong tháng 3, nhưng bài viết này có nghĩa là phải soạn lại cả nội dung trình để trình lại, khi BCT có sự thay đổi (Cụ T nghỉ). Chứng tỏ có sự thay đổi lớn mà team viết tờ trình phải viết lại từ đầu. Nên có vẻ phù hợp với cái comment của cụ nào trên đây.


(Dân trí) - Phương án thiết kế đường sắt cao tốc phải đồng bộ, thống nhất. Các ga tại Hà Nội và TPHCM cần bố trí ở trung tâm, kết hợp đi ngầm và trên cao, theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà.
Yêu cầu này được đề cập trong Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (Trưởng ban Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia), tại phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, việc triển khai đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Ông nhấn mạnh một quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải đầu tư đường sắt tốc độ cao để giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Để hoàn thiện Đề án đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiến độ trình Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ, kỹ lưỡng ý kiến của các đại biểu (ý kiến góp ý, phản biện của các chuyên gia, nhà khoa học, bao gồm ý kiến của GS.TSKH Lã Ngọc Khuê).
Ảnh minh họa: indiatransportportal.com.
Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý cần đánh giá toàn diện các yếu tố: công nghệ, kỹ thuật, an toàn, tổ chức vận tải khai thác, năng lực vận tải (hàng hóa và hành khách) của đường sắt trên trục Bắc - Nam (gồm đường sắt tốc độ cao và đường sắt khổ 1.000mm hiện hữu.
Bên cạnh đó, theo ông, phải đánh giá tính khả thi, phương án huy động vốn, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế… để lựa chọn kịch bản tối ưu.
Phương án triển khai đường sắt cao tốc, theo Phó Thủ tướng, phải bảo đảm đồng bộ, thống nhất về tiêu chuẩn thiết kế, hạ tầng, tín hiệu, thiết bị, toa xe, đầu máy….
Đối với các ga tại Hà Nội và TPHCM, cần bố trí ở trung tâm, kết hợp đi ngầm, trên cao… bảo đảm thuận tiện cho hành khách.
Về tốc độ thiết kế, lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo tiếp tục làm rõ hơn dựa trên phân tích, nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư, vận hành, khai thác hành khách kết hợp hàng hóa của các nước trên thế giới như Bộ Giao thông vận tải báo cáo (làm rõ tiêu chuẩn, tổ chức khai thác vận tải, cách làm của từng nước).
Ông cũng yêu cầu phân tích, chứng minh về hiệu quả kinh tế, tài chính đối với trường hợp chỉ vận tải hành khách, hoặc vận tải hành khách kết hợp vận tài hàng hóa.
Về chuyển giao công nghệ, Phó Thủ tướng lưu ý nghiên cứu đề xuất lập Đề án riêng để phân tích, chọn đối tác chuyển giao công nghệ; lựa chọn tổ chức tiếp nhận công nghệ để làm chủ công nghệ (thành lập mới một tập đoàn Nhà nước, giao doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân, đơn vị quân đội…).

Về phân kỳ đầu tư,
Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu phương án phân kỳ đầu tư phù hợp, có thể kiến nghị đầu tư đồng thời, một lần để giảm thời gian, chi phí…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định nhà nước) nghiên cứu, phản biện độc lập để lựa phương án tối ưu, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà.
 
Chỉnh sửa cuối:

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,144
Động cơ
253,272 Mã lực
Nhìn ĐSCT của Pháp và Châu Âu mà thèm các cụ ạ.
Em rất hay xem kênh youtube "Simple Railway".

Các cụ xem tuyến TGV OUIGO của Pháp chặng TP Marseille - TP Lille dài tầm 1000 km ( đi qua TP Lyon, Thủ đô Paris, đi xuyên qua sân bay quốc tế CDG), giá vé có 19 Euro ( ~ 500k VND), tốc độ đạt max 300km/h, thời gian khoảng hơn 4h35'. Quả thật là hiệu quả. Em không biết tuyến này bọn nó có chở hàng với người không mà sao giá rẻ vậy ? ! Giá đó mà so với thu nhập dân ta thì đã là rẻ.....so với thu nhập dân Pháp thì quá rẻ....:)

 
Chỉnh sửa cuối:

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,417
Động cơ
113,930 Mã lực
Nhìn ĐSCT của Pháp và Châu Âu mà thèm các cụ ạ.
Em rất hay xem kênh youtube "Simple Railway".

Các cụ xem tuyến TGV OUIGO của Pháp chặng TP Marseille - TP Lille dài tầm 1000 km ( đi qua TP Lyon, Thủ đô Paris, đi xuyên qua sân bay quốc tế CDG), giá vé có 19 Euro ( ~ 500k VND), tốc độ TB 300km/h, thời gian khoảng hơn 4h35'. Quả thật là hiệu quả. Em không biết tuyến này bọn nó có chở hàng với người không mà sao giá rẻ vậy ? ! Giá đó mà so với thu nhập dân ta thì đã là rẻ.....so với thu nhập dân Pháp thì quá rẻ....:)

Khiếp quá 1000km đi mất 4h35p mà tốc độ TB 300km/h =))
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top