Có mấy kết luận nhanh:
1. Từ đây đến 2027, coi như thông tuyến cao tốc đường bộ Bắc-Nam. Đến 2030 thì san bằng tất cả nâng lên max tốc 120km/h. Đường bộ cao tốc chưa bao giờ có cảnh bị ném đá như đường quốc lộ vì xa nhà dân và có hàng rào bảo vệ, thỉnh thoảng khác cao độ ném không được. Với tốc độ khai thác cứ cho là 100km/h thì các chặng dưới 400km các phương tiện vận tải khác coi như thua vì di chuyển từ đầu vào đến đầu ra cao tốc mất 5h. Tương đương đi máy bay từ SG-Nha Trang (bắt grab lên sân bay mất 30 phút, làm thủ tục mất 60 phút cho đến khi ra đến máy bay, chờ có làn bay mất 30 phút, bay mất 1h, chờ đỗ 20 phút, làm check out mất 30 phút, bắt taxi về thành phố mất 1h, tổng cộng 270 phút tức 4h30 phút). Chỗ này máy bay chỉ cạnh tranh được nếu là loại giá rẻ. Còn tàu? Tàu ở đâu?
2. Để giá vé tàu = xe và hiệu quả hơn xe, thì chỉ cần tốc độ khai thác tàu gấp rưỡi xe (chạy cao tốc). Xe hơi không bao giờ có thể đẩy lên hơn được vì tính kỹ thuật của nó. Do đó chỉ cần duy trì gấp rưỡi (tốc độ khai thác 150km/h chở khách toàn tuyến) thì ưu thế vượt trội cho với xe hơi và máy bay trong phạm vi dưới 400km, và ngang với máy bay trong phạm vi từ 400-600km. Với chặng 600km như SG-Quy Nhơn hay Hà Nội - Huế, tàu tốc độ 150km/h cũng chỉ mất 4h, cộng 1h vào ra ga là 5h. Thắng.
3. Trên 700km, ta hãy để máy bay chiếm thị phần.
4. Chặng nào hot quá, thường xuyên trễ chuyến, ta nghiên cứu tàu cao tốc xịn xò BOT 350-400km/h cho nó máu. SG - Nha Trang đi mất 2h cả vào lẫn ra ga. Như thế thì vé có thể cao gấp rưỡi đến gấp đôi vé máy bay phổ thông, dành cho giới trung lưu đến trung lưu cao. Nếu không có nhà đầu tư nào mặn mà, thì có nghĩa là bài toán kinh tế không có đầu ra.
Nếu không có đầu ra, ta chỉnh lại đề bài.
Hết ạ.
...
Bài toán đua ngựa 3 vòng, là thế này:
Cụ có 3 con ngựa, con nhất, con nhì, con ba. Điểm tốc độ ví dụ lần lượt là 80-75-70 km/h chẳng hạn. So với đối thủ thì con nhất của cụ kém hơn con nhất người ta, con nhì cũng thế, con ba cũng thế, ví dụ của người ta là 83-77-73km/h chẳng hạn. Nhưng KHÔNG thua quá xa.
Nếu cụ biết cách binh, có thể hòa đến thắng:
1. Lấy con ba của cụ đấu con nhất. 70<83. Thua 0-1.
2. Vòng 2 lấy con nhất của cụ thi với con nhì của đối thủ: 80>77. Gỡ 1-1.
3. Vòng 3, lấy con nhì của cụ đấu với con ba của đối thủ: 75>73. Thắng 2-1.
Bài toán đua ngựa 3 vòng nói trên áp dụng vào 3 cuộc đua, 3 phạm vi chở khách (dưới 400 km, từ 400km đến dưới 800km và trên 800km).
Mỗi cuộc đua, các đối thủ dùng 3 con ngựa đua là giá vé, tổng thời gian và sự tiện nghi nhé.
Rõ ràng ở phạm vi dưới 400km thì cho dù tốc độ nhanh nhất hay nhì thì máy bay, tàu tốc độ cao không thắng được ô tô chạy trên cao tốc vì chênh lệch ít mà tính tiện nghi lẫn giá vé thì xe ô tô lại hơn. Như vậy ở cuộc đua này thì đối thủ xe ô tô về nhất.
Tương tự như như vậy thì ở cuộc đua range 400-800km thì so sánh trên tổng hợp 3 con ngựa (giá, tốc độ, sự tiện nghi) thì tàu tốc độ 150km/h chở khách thắng.
Tương tự như vậy, nếu đua đường trường (trên 800km) thì máy bay thắng.
Vậy là tất cả các đối thủ đều có thị trường của mình, hệ thống vận tải hài hòa, tránh cực đoan, tránh hụt hẫng, tránh quá tải. Đó là chưa nói về hàng hóa. Với giải tốc độ 150km/h chở người thì đầu tư thêm để chở hàng 100km/h không đắt thêm nhiều. Thông số kỹ thuật giữa 2 loại không xa nhau như tốc độ khai thác 150km/h chở hàng và 200km/h chở người trên cùng tuyến, mà đòi hỏi phải ném tiền đến hơn 60 tỷ.
Chỉ 30 tỷ thôi các cụ ạ.
Còn loại 350km/h vẫn thành công. Nhưng chỉ thành công trên nền tảng của hệ thống phổ thông phổ dụng kia. Vì khi có nó mới tạo nhu cầu di chuyển bằng đường sắt nhiều, tạo đà cho nhu cầu đi lại bằng ĐS cao tốc 350km/h (khi đến lúc của nó).