[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

giaulenvidat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-826165
Ngày cấp bằng
10/2/23
Số km
1,493
Động cơ
3,814 Mã lực
Bên TQ cứ tp nào lớn chút là có rồi, tốc độ nó giờ đã 350-400, mà là tàu từ trường hẳn hoi, hạ tầng TQ đúng là số 1
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Cụ phân tích cũng có lý nhưng nó chỉ đúng khi nước mình tiến lên thu nhập cao, theo tôi còn rất lâu nữa người dân vẫn chọn xe giường nằm vì nó rẻ hơn nhiều, số khách như cụ nói hàng ngày đi tàu vài chuyến hết sạch, phải thực tế.
Cụ hình dung khi đường bộ cao tốc xong, xe giường nằm đỡ sợ tai nạn nó lại rẻ, tiện hơn vì ga tàu xa bỏ mẹ chưa chắc tiện đâu, nếu dân không giàu ko lại xe khách đâu cụ.
Xe giường nằm đang mua đường, vỉa tốc độ cụ ạ, chứ cứ chạy gặp mấy ông xe tải lừ đừ như ông từ vào đền thì có khi 60-70km/h thôi.

Chỉ là hy vọng dân mình giàu lên, luật pháp nghiêm minh, vé rẻ hơn máy bay, thì tàu 160km/h đông khách thôi. Cái đó là cảm nhận của lãnh đạo khi ra quyết định. Chứ mấy ông tính toán lý thuyết, lấy lý thuyết nước phát triển áp vào thực tế VN sai bét nhè à
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Làm vài đoạn 200km được không nhỉ?
Thì cứ làm Ha Nội Hải Phòng, Thủ Thiêm - Long Thành - Bà Rịa - Vũng tàu thử nghiệm trước đi chết ai đâu mấy cái đó về quy hoạch quốc gia, cực tăng trưởng, còn ưu tiên hơn cả đường sắt Bắc Nam.
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Tôi khảng định với các cụ bình thường phương án cao tốc trên 60 tỷ $ là toi chắc, chỉ duy nhất 350 km/h khả thi với một yêu cầu rất đơn giản nhưng phải có chiến lược bài bản, đó là:
Định hướng phát triển 30 năm nữa các thành phố:
Đà nẵng: 5-6 tr dân.
Nha trang Cam Lâm: 4-5 tr dân.
Quy Nhơn, Huế, Vinh, Thanh Hóa và tất cả các thành phố nhỏ trên tuyến gấp 3 lần hiện nay.
Cái này làm được chứ không phải bất khả thi.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,716
Động cơ
251,849 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Tôi khảng định với các cụ bình thường phương án cao tốc trên 60 tỷ $ là toi chắc, chỉ duy nhất 350 km/h khả thi với một yêu cầu rất đơn giản nhưng phải có chiến lược bài bản, đó là:
Định hướng phát triển 30 năm nữa các thành phố:
Đà nẵng: 5-6 tr dân.
Nha trang Cam Lâm: 4-5 tr dân.
Quy Nhơn, Huế, Vinh, Thanh Hóa và tất cả các thành phố nhỏ trên tuyến gấp 3 lần hiện nay.
Cái này làm được chứ không phải bất khả thi.
Nhưng tỷ lệ tăng dân số của Việt Nam giảm tốc rồi. Tối đã chỉ lên khoảng 110 triệu thôi nên mấy thành phố kia tăng gấp rưỡi hiện này là quá lắm rồi.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Tôi khảng định với các cụ bình thường phương án cao tốc trên 60 tỷ $ là toi chắc, chỉ duy nhất 350 km/h khả thi với một yêu cầu rất đơn giản nhưng phải có chiến lược bài bản, đó là:
Định hướng phát triển 30 năm nữa các thành phố:
Đà nẵng: 5-6 tr dân.
Nha trang Cam Lâm: 4-5 tr dân.
Quy Nhơn, Huế, Vinh, Thanh Hóa và tất cả các thành phố nhỏ trên tuyến gấp 3 lần hiện nay.
Cái này làm được chứ không phải bất khả thi.
Dân đông mà không có công nghiệp, dịch vụ cao thì chỉ tốn đất, quá tải hạ tầng, vấn nạn xã hội thôi. 4 triệu dân x 5000$ thì có 20 tỷ GDP thôi hà
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,484
Động cơ
408,530 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Việc tàu chạy 300 km/h mà êm đến mức đặt đồng xu đứng lên vẫn không đổ, em mới thấy có tàu Trung Quốc và tàu Nhật làm được (có nhiều video trên mạng), châu Âu chưa hề thấy (không nói là tuyệt đối không có, nhưng xem nhiều video về tàu rồi mà vẫn không có thì khả năng cao là không có, đồng thời ông anh em đi tàu tuyến Moscow – St Peterburg, tuyến này dùng tàu công nghệ Siemens, về nói là tàu chạy rất ồn). Việc này chứng tỏ công nghệ tàu cao tốc thì Trung Quốc và Nhật ở đẳng cấp khác Đức và Pháp (kết hợp nhiều công nghệ, từ vật liệu, bánh xe, bôi trơn, ổ trượt, hộp giảm tốc…. Em cũng dân kỹ thuật nhưng không phải trong ngành nên chỉ biết thế thôi) nên nhiều khả năng là tàu của Trung Quốc (ở phân khúc cận cao tốc này) sẽ đắt hơn chứ chưa chắc rẻ hơn tàu của Siemens, Một số lĩnh vực mà Trung Quốc đã vượt trội thì hàng của họ không hề rẻ hơn phương Tây, thậm chí đắt hơn.
Mình đã đi tàu cao tốc 200km/h+ của châu Âu, Nhật, Trung, Hàn (các nước có năng lực tự chủ đường sắt 200km/h+ rất cao). Thấy tàu châu Á ngon hơn tàu châu Âu. Còn giữa các nước châu Á, cảm nhận của hành khách gần như ko phân biệt được chất lượng. Cảm nhận của khách giữa tàu TQ vs tàu Nhật ko khác gì.
Lý do tàu Âu đi ồn hơn tàu Nhật, Trung thì có nhiều:

- Đường ray Nhật, Trung làm riêng cho tàu cao tốc nên tối ưu, còn đường ray Âu hầu hết là đường hỗn hợp cao tốc/chở hàng, hoặc đường ray từ xưa nâng cấp lên nên ồn.

- Tàu Đức, Pháp chủ yếu là động lực nhóm 4 toa 1 động cơ, còn tàu Nhật, Trung chủ yếu là 2 toa 1 động cơ nên êm hơn hẳn.

- Âu coi đg sắt cao tốc chỉ là tàu thường nâng cấp nên tiện nghi toa tàu không cao lắm, còn Nhật. Trung coi ĐSCT là loại hình cao cấp nên tiện nghi toa tàu hơn hẳn của Âu.

Nếu VN và TQ không có mâu thuẫn biển đảo thì ĐSCT để TQ làm là hợp lý nhất, nhưng vì 1 vụ như HD981 năm 2014 bất cứ lúc nào cũng có thể nổ ra nên phải nhìn sang châu Âu là đúng.

Cũng có 1 giải pháp nữa là Hàn quốc. Tàu cao tốc KTX-EUM của Hàn khá thích hợp với concept hiện nay của VN (tốc độ thiết kế 260km/h) nhưng con KTX này của Hàn mới đưa vào hoạt động chưa lâu nên có thể các bác còn rén.
 

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,896
Động cơ
279,688 Mã lực
Đúng bọn lãnh đạn tầm nhìn đái không qua ngọn cỏ. Loanh quanh chỉ đớp là nhanh. Chuyện này lẽ ra phải làm từ lâu và như giáo sư Phan Văn Trường Trường cựu phó chủ tịch tập đoàn Astolm thì nhiều nước sẵn sàng chuyển giao công nghệ đường ray và giáo sư có thể là người liên hệ với các bên để hiện thực điều này. Sao ta không làm từ ít nhất là 5 năm trước mà vẫn loay hoay để bọn Nhật lùn nó doogy thằng Tedi sướng trợn mắt bao năm nay.
Bác xem thằng nào là cổ đông lớn của Tedi là sẽ biết tại sao Tedi chọn tàu nhật.

 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Nhưng tỷ lệ tăng dân số của Việt Nam giảm tốc rồi. Tối đã chỉ lên khoảng 110 triệu thôi nên mấy thành phố kia tăng gấp rưỡi hiện này là quá lắm rồi.
Đô thị thì tăng chủ yếu cơ học cụ ạ. Như SG lâu nay vẫn tăng quá tải vì tăng cơ học chứ ko phải tăng tự nhiên. Nhưng cái chính là: cơ học đến đó thì làm gì mà kiếm ăn? Làm sao để thu nhập từ 4000$ lên 5000$, 7000$? Ăn nhậu trường học bệnh viện dịch vụ vui chơi giải trí vv đâu?
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Dân đông mà không có công nghiệp, dịch vụ cao thì chỉ tốn đất, quá tải hạ tầng, vấn nạn xã hội thôi. 4 triệu dân x 5000$ thì có 20 tỷ GDP thôi hà
Thì Nhà nước phải cơ cấu lại, nếu không thất bại chắc chắn.
Cụ có thấy tuyến nội đô Cát Linh Hà Đông không, lúc lập dự án tính bao nhiêu khách giờ lèo tèo? chúng nó lý do mới có mỗi tuyến, thế lúc lập dự án nó không biết điều ấy à, mấy chục năm nữa vẫn lèo tèo, đốt tiền, kể cả đủ mạng lưới chắc gì đã đủ tải.
Bọn hàn, trung cao ốc nó dày đặc, tàu điện nó cực hiệu quả, mình đã nghèo lại hoang.

Tôi hỏi cụ nếu nó làm một tuyến ven đô, kết hợp với quy hoạch khảng chục đô thị toàn cao ốc như Vin smart ở các nhà ga thì một tuyến tàu điện nó gánh tắc đường cả thành phố, khi đó một mình tuyến tàu nó vận hành cũng có lãi.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,358
Động cơ
268,547 Mã lực
Cụ phân tích cũng có lý nhưng nó chỉ đúng khi nước mình tiến lên thu nhập cao, theo tôi còn rất lâu nữa người dân vẫn chọn xe giường nằm vì nó rẻ hơn nhiều, số khách như cụ nói hàng ngày đi tàu vài chuyến hết sạch, phải thực tế.
Cụ hình dung khi đường bộ cao tốc xong, xe giường nằm đỡ sợ tai nạn nó lại rẻ, tiện hơn vì ga tàu xa bỏ mẹ chưa chắc tiện đâu, nếu dân không giàu ko lại xe khách đâu cụ.
Có mấy kết luận nhanh:
1. Từ đây đến 2027, coi như thông tuyến cao tốc đường bộ Bắc-Nam. Đến 2030 thì san bằng tất cả nâng lên max tốc 120km/h. Đường bộ cao tốc chưa bao giờ có cảnh bị ném đá như đường quốc lộ vì xa nhà dân và có hàng rào bảo vệ, thỉnh thoảng khác cao độ ném không được. Với tốc độ khai thác cứ cho là 100km/h thì các chặng dưới 400km các phương tiện vận tải khác coi như thua vì di chuyển từ đầu vào đến đầu ra cao tốc mất 5h. Tương đương đi máy bay từ SG-Nha Trang (bắt grab lên sân bay mất 30 phút, làm thủ tục mất 60 phút cho đến khi ra đến máy bay, chờ có làn bay mất 30 phút, bay mất 1h, chờ đỗ 20 phút, làm check out mất 30 phút, bắt taxi về thành phố mất 1h, tổng cộng 270 phút tức 4h30 phút). Chỗ này máy bay chỉ cạnh tranh được nếu là loại giá rẻ. Còn tàu? Tàu ở đâu?
2. Để giá vé tàu = xe và hiệu quả hơn xe, thì chỉ cần tốc độ khai thác tàu gấp rưỡi xe (chạy cao tốc). Xe hơi không bao giờ có thể đẩy lên hơn được vì tính kỹ thuật của nó. Do đó chỉ cần duy trì gấp rưỡi (tốc độ khai thác 150km/h chở khách toàn tuyến) thì ưu thế vượt trội cho với xe hơi và máy bay trong phạm vi dưới 400km, và ngang với máy bay trong phạm vi từ 400-600km. Với chặng 600km như SG-Quy Nhơn hay Hà Nội - Huế, tàu tốc độ 150km/h cũng chỉ mất 4h, cộng 1h vào ra ga là 5h. Thắng.
3. Trên 700km, ta hãy để máy bay chiếm thị phần.
4. Chặng nào hot quá, thường xuyên trễ chuyến, ta nghiên cứu tàu cao tốc xịn xò BOT 350-400km/h cho nó máu. SG - Nha Trang đi mất 2h cả vào lẫn ra ga. Như thế thì vé có thể cao gấp rưỡi đến gấp đôi vé máy bay phổ thông, dành cho giới trung lưu đến trung lưu cao. Nếu không có nhà đầu tư nào mặn mà, thì có nghĩa là bài toán kinh tế không có đầu ra.
Nếu không có đầu ra, ta chỉnh lại đề bài.

Hết ạ.
...
Bài toán đua ngựa 3 vòng, là thế này:
Cụ có 3 con ngựa, con nhất, con nhì, con ba. Điểm tốc độ ví dụ lần lượt là 80-75-70 km/h chẳng hạn. So với đối thủ thì con nhất của cụ kém hơn con nhất người ta, con nhì cũng thế, con ba cũng thế, ví dụ của người ta là 83-77-73km/h chẳng hạn. Nhưng KHÔNG thua quá xa.
Nếu cụ biết cách binh, có thể hòa đến thắng:
1. Lấy con ba của cụ đấu con nhất. 70<83. Thua 0-1.
2. Vòng 2 lấy con nhất của cụ thi với con nhì của đối thủ: 80>77. Gỡ 1-1.
3. Vòng 3, lấy con nhì của cụ đấu với con ba của đối thủ: 75>73. Thắng 2-1.
Bài toán đua ngựa 3 vòng nói trên áp dụng vào 3 cuộc đua, 3 phạm vi chở khách (dưới 400 km, từ 400km đến dưới 800km và trên 800km).
Mỗi cuộc đua, các đối thủ dùng 3 con ngựa đua là giá vé, tổng thời gian và sự tiện nghi nhé.
Rõ ràng ở phạm vi dưới 400km thì cho dù tốc độ nhanh nhất hay nhì thì máy bay, tàu tốc độ cao không thắng được ô tô chạy trên cao tốc vì chênh lệch ít mà tính tiện nghi lẫn giá vé thì xe ô tô lại hơn. Như vậy ở cuộc đua này thì đối thủ xe ô tô về nhất.
Tương tự như như vậy thì ở cuộc đua range 400-800km thì so sánh trên tổng hợp 3 con ngựa (giá, tốc độ, sự tiện nghi) thì tàu tốc độ 150km/h chở khách thắng.
Tương tự như vậy, nếu đua đường trường (trên 800km) thì máy bay thắng.
Vậy là tất cả các đối thủ đều có thị trường của mình, hệ thống vận tải hài hòa, tránh cực đoan, tránh hụt hẫng, tránh quá tải. Đó là chưa nói về hàng hóa. Với giải tốc độ 150km/h chở người thì đầu tư thêm để chở hàng 100km/h không đắt thêm nhiều. Thông số kỹ thuật giữa 2 loại không xa nhau như tốc độ khai thác 150km/h chở hàng và 200km/h chở người trên cùng tuyến, mà đòi hỏi phải ném tiền đến hơn 60 tỷ.
Chỉ 30 tỷ thôi các cụ ạ.
Còn loại 350km/h vẫn thành công. Nhưng chỉ thành công trên nền tảng của hệ thống phổ thông phổ dụng kia. Vì khi có nó mới tạo nhu cầu di chuyển bằng đường sắt nhiều, tạo đà cho nhu cầu đi lại bằng ĐS cao tốc 350km/h (khi đến lúc của nó).
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Thì Nhà nước phải cơ cấu lại, nếu không thất bại chắc chắn.
Cụ có thấy tuyến nội đô Cát Linh Hà Đông không, lúc lập dự án tính bao nhiêu khách giờ lèo tèo? chúng nó lý do mới có mỗi tuyến, thế lúc lập dự án nó không biết điều ấy à, mấy chục năm nữa vẫn lèo tèo, đốt tiền, kể cả đủ mạng lưới chắc gì đã đủ tải.
Bọn hàn, trung cao ốc nó dày đặc, tàu điện nó cực hiệu quả, mình đã nghèo lại hoang.

Tôi hỏi cụ nếu nó làm một tuyến ven đô, kết hợp với quy hoạch khảng chục đô thị toàn cao ốc như Vin smart ở các nhà ga thì một tuyến tàu điện nó gánh tắc đường cả thành phố, khi đó một mình tuyến tàu nó vận hành cũng có lãi.
Câu hỏi của cụ mình xin trả lời thế này: quan trọng là sức mạnh lợi ích công, hạ tầng đi trước đô thị 1 bước có quy củ thì vào nề nếp hết.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,358
Động cơ
268,547 Mã lực
Làm vài đoạn 200km được không nhỉ?
Làm vài đoạn ok mà cụ. Nhưng đầu tư làm con thấp tốc (150km/h tốc độ khai thác, tạm gọi là thấp đi) thì sẽ hình thành công ty kiểu Đèo Cả, nhẹ nhàng lót lá dắt tay hết tư vấn lẫn nhà thầu ngoại tiễn ra cửa, biến mình thành một ông kẹ Đông Nam Á như kiểu đục hầm hiện nay.
Hồi khánh thành cái hầm Hải Vân bằng ODA của Nhật chao ôi là long trọng, chao ôi là thần tượng.
Đến cái hầm Hải Vân 2, do Đèo Cả làm, thậm chí như mấy cụ YSL, nhoáy phát hơn năm đã xong.
Lúc đó muốn làm con 350km/h cũng chỉ cần ông này. Thừa sức mua rẻ công nghệ, đ.ếch bị ai làm màu. Kể cả tiền trong túi cũng rủng rỉnh.
Cứ nhìn gương Đèo Cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Làm vài đoạn ok mà cụ. Nhưng đầu tư làm con thấp tốc (150km/h tốc độ khai thác, tạm gọi là thấp đi) thì sẽ hình thành công ty kiểu Đèo Cả, nhẹ nhàng lót lá dắt tay hết tư vấn lẫn nhà thầu ngoại tiễn ra cửa, biến mình thành một ông kẹ Đông Nam Á như kiểu đục hầm hiện nay.
Hồi khánh thành cái hầm Hải Vân bằng ODA của Nhật chao ôi là long trọng, chao ôi là thần tượng.
Đến cái hầm Hải Vân 2, do Đèo Cả làm, thậm chí như mấy cụ YSL, nhoáy phát hơn năm đã xong.
Có một cái tai họa nữa là mình chơi 60 tỷ $ hơn 20 năm nữa mới xong chúng nó bảo vé rẻ, bố láo hết chỗ nói.
Trong khi lúc đó bọn Lào, Thái, Malay, Inđo giờ đang xây sắp xong nó hết khấu hao mịa nó rồi mình cạnh tranh sao lại, nói thẳng là đâm đầu xuống hố.
 

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
2,741
Động cơ
153,134 Mã lực
Tuổi
47
Cụ lấy thị phần của đg sắt hiện tại để chiếu sang ĐSCT là không dúng đâu, vì tàu chở khách ĐSCT nó là 1 đẳng cấp khác hẳn. Nếu có ĐSCT 225km/h thì ở khoảng cách khoảng 800km (nghĩa là HN-Đà nẵng, SG- Đà nẵng) đảm bảo sẽ không ít khách nếu giá vé không cao hơn giá vé máy bay.

Cách đây mấy năm trở về trước VN không có tiền để làm ĐSCT nên Nhật là giải pháp tổng thể duy nhất (cả tài chính và thiết bị/công nghệ). Chỉ từ 2019 trở lại đây khi thu ngân sách tăng vọt, thì VN mới có tự tin dòm sang các phía khác.
Ý tôi là hiện tại đấy chứ cụ, với thị phần như hiện tại thì tạm quên cái tàu cao tốc chở khách đi, tập trung vào thế mạnh của đường sắt là giá rẻ để chở hàng đi đã, cày kiếm tiền bao giờ giàu rồi thì hãy nghĩ đến cao tốc chở khách

Nếu theo phương án 225/160km/h kết hợp chở khách lẫn chở hàng thì cả Pháp (Alstom), Đức (Siemens) và TQ đều đáp ứng tốt, Nhật không đi theo hướng này nên có khi bật bãi.

Nếu để TQ thầu 100% thì có thể nhạy cảm. Có 1 phương án là mua tàu của Siemens nhưng chế tạo tại liên doanh Siemens ở TQ, rẻ hơn, vẫn đủ tiêu chuẩn và kéo được Siemens vào cuộc. Thụy điển đang đặt Siemens 60 đoàn tàu 220km/h theo phương thức này.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,358
Động cơ
268,547 Mã lực
Có một cái tai họa nữa là mình chơi 60 tỷ $ hơn 20 năm nữa mới xong chúng nó bảo vé rẻ, bố láo hết chỗ nói.
Trong khi lúc đó bọn Lào, Thái, Malay, Inđo giờ đang xây sắp xong nó hết khấu hao mịa nó rồi mình cạnh tranh sao lại, nói thẳng là đâm đầu xuống hố.
Nhiều bọn đểu cáng quá cụ ạ.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,231
Động cơ
504,327 Mã lực
... Với giải tốc độ 150km/h chở người thì đầu tư thêm để chở hàng 100km/h không đắt thêm nhiều. Thông số kỹ thuật giữa 2 loại không xa nhau như tốc độ khai thác 150km/h chở hàng và 200km/h chở người trên cùng tuyến, mà đòi hỏi phải ném tiền đến hơn 60 tỷ.
Chỉ 30 tỷ thôi các cụ ạ.
Còn loại 350km/h vẫn thành công. Nhưng chỉ thành công trên nền tảng của hệ thống phổ thông phổ dụng kia. Vì khi có nó mới tạo nhu cầu di chuyển bằng đường sắt nhiều, tạo đà cho nhu cầu đi lại bằng ĐS cao tốc 350km/h (khi đến lúc của nó).
Cụ viết rất dài, nhưng đoạn này chứng tỏ cụ không có chuyên môn đường sắt.
Cũng chả trách cụ vì em đọc hồ sơ của tedi - tedi south - tricc thì em biết họ chưa bao giờ thiết kế đường sắt cho 2 dải tốc độ bao giờ cả.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Có mấy kết luận nhanh:
1. Từ đây đến 2027, coi như thông tuyến cao tốc đường bộ Bắc-Nam. Đến 2030 thì san bằng tất cả nâng lên max tốc 120km/h. Đường bộ cao tốc chưa bao giờ có cảnh bị ném đá như đường quốc lộ vì xa nhà dân và có hàng rào bảo vệ, thỉnh thoảng khác cao độ ném không được. Với tốc độ khai thác cứ cho là 100km/h thì các chặng dưới 400km các phương tiện vận tải khác coi như thua vì di chuyển từ đầu vào đến đầu ra cao tốc mất 5h. Tương đương đi máy bay từ SG-Nha Trang (bắt grab lên sân bay mất 30 phút, làm thủ tục mất 60 phút cho đến khi ra đến máy bay, chờ có làn bay mất 30 phút, bay mất 1h, chờ đỗ 20 phút, làm check out mất 30 phút, bắt taxi về thành phố mất 1h, tổng cộng 270 phút tức 4h30 phút). Chỗ này máy bay chỉ cạnh tranh được nếu là loại giá rẻ. Còn tàu? Tàu ở đâu?
2. Để giá vé tàu = xe và hiệu quả hơn xe, thì chỉ cần tốc độ khai thác tàu gấp rưỡi xe (chạy cao tốc). Xe hơi không bao giờ có thể đẩy lên hơn được vì tính kỹ thuật của nó. Do đó chỉ cần duy trì gấp rưỡi (tốc độ khai thác 150km/h chở khách toàn tuyến) thì ưu thế vượt trội cho với xe hơi và máy bay trong phạm vi dưới 400km, và ngang với máy bay trong phạm vi từ 400-600km. Với chặng 600km như SG-Quy Nhơn hay Hà Nội - Huế, tàu tốc độ 150km/h cũng chỉ mất 4h, cộng 1h vào ra ga là 5h. Thắng.
3. Trên 700km, ta hãy để máy bay chiếm thị phần.
4. Chặng nào hot quá, thường xuyên trễ chuyến, ta nghiên cứu tàu cao tốc xịn xò BOT 350-400km/h cho nó máu. SG - Nha Trang đi mất 2h cả vào lẫn ra ga. Như thế thì vé có thể cao gấp rưỡi đến gấp đôi vé máy bay phổ thông, dành cho giới trung lưu đến trung lưu cao. Nếu không có nhà đầu tư nào mặn mà, thì có nghĩa là bài toán kinh tế không có đầu ra.
Nếu không có đầu ra, ta chỉnh lại đề bài.

Hết ạ.
...
Bài toán đua ngựa 3 vòng, là thế này:
Cụ có 3 con ngựa, con nhất, con nhì, con ba. Điểm tốc độ ví dụ lần lượt là 80-75-70 km/h chẳng hạn. So với đối thủ thì con nhất của cụ kém hơn con nhất người ta, con nhì cũng thế, con ba cũng thế, ví dụ của người ta là 83-77-73km/h chẳng hạn. Nhưng KHÔNG thua quá xa.
Nếu cụ biết cách binh, có thể hòa đến thắng:
1. Lấy con ba của cụ đấu con nhất. 70<83. Thua 0-1.
2. Vòng 2 lấy con nhất của cụ thi với con nhì của đối thủ: 80>77. Gỡ 1-1.
3. Vòng 3, lấy con nhì của cụ đấu với con ba của đối thủ: 75>73. Thắng 2-1.
Bài toán đua ngựa 3 vòng nói trên áp dụng vào 3 cuộc đua, 3 phạm vi chở khách (dưới 400 km, từ 400km đến dưới 800km và trên 800km).
Mỗi cuộc đua, các đối thủ dùng 3 con ngựa đua là giá vé, tổng thời gian và sự tiện nghi nhé.
Rõ ràng ở phạm vi dưới 400km thì cho dù tốc độ nhanh nhất hay nhì thì máy bay, tàu tốc độ cao không thắng được ô tô chạy trên cao tốc vì chênh lệch ít mà tính tiện nghi lẫn giá vé thì xe ô tô lại hơn. Như vậy ở cuộc đua này thì đối thủ xe ô tô về nhất.
Tương tự như như vậy thì ở cuộc đua range 400-800km thì so sánh trên tổng hợp 3 con ngựa (giá, tốc độ, sự tiện nghi) thì tàu tốc độ 150km/h chở khách thắng.
Tương tự như vậy, nếu đua đường trường (trên 800km) thì máy bay thắng.
Vậy là tất cả các đối thủ đều có thị trường của mình, hệ thống vận tải hài hòa, tránh cực đoan, tránh hụt hẫng, tránh quá tải. Đó là chưa nói về hàng hóa. Với giải tốc độ 150km/h chở người thì đầu tư thêm để chở hàng 100km/h không đắt thêm nhiều. Thông số kỹ thuật giữa 2 loại không xa nhau như tốc độ khai thác 150km/h chở hàng và 200km/h chở người trên cùng tuyến, mà đòi hỏi phải ném tiền đến hơn 60 tỷ.
Chỉ 30 tỷ thôi các cụ ạ.
Còn loại 350km/h vẫn thành công. Nhưng chỉ thành công trên nền tảng của hệ thống phổ thông phổ dụng kia. Vì khi có nó mới tạo nhu cầu di chuyển bằng đường sắt nhiều, tạo đà cho nhu cầu đi lại bằng ĐS cao tốc 350km/h (khi đến lúc của nó).
Quy hoạch có thể dành đất cho cả 200km/h và 350km/h. Hiện nay hệ số đất giao thông quá thấp

Như ct đường bộ là phải tối thiểu 4 làn, quy hoạch 8-10 làn. Làm quy hoạch mà cứ rón rén.

Quy hoạch là vậy, còn làm bao nhiêu làm lúc nào tùy thuộc vừa sức vừa tầm.
 
Chỉnh sửa cuối:

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Quy hoạch có thể dành đất cho cả 200km/h và 350km/h. Hiện nay hệ số đất giao thông quá thấp

Như ct đường bộ là phải tối thiểu 4 làn, quy hoạch 8-10 làn. Làm quy hoạch mà cứ rón rén.

Quy hoạch là vậy, còn làm bao nhiêu làm lúc nào tùy thuộc vừa sức vừa tầm.
Nó chốt luôn 225 km/h chứ có quy hoạch 350 đâu cụ, cái này là tai họa.
Tôi sợ là 100 năm nữa tàu 350 phổ biến hơn máy bay, lý do là lúc đó hết dầu và giá xăng máy bay đắt gấp nhiều lần dẫn đến giá vé máy bay đắt hơn tàu 350, chưa tính ông máy bay bị đánh thuế ô nhiễm.
Có thể chưa cần làm 350 nhưng phải quy hoạch.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Nó chốt luôn 225 km/h chứ có quy hoạch 350 đâu cụ, cái này là tai họa.
Tôi sợ là 100 năm nữa tàu 350 phổ biến hơn máy bay, lý do là lúc đó hết dầu và giá xăng máy bay đắt gấp nhiều lần dẫn đến giá vé máy bay đắt hơn tàu 350, chưa tính ông máy bay bị đánh thuế ô nhiễm.
Có thể chưa cần làm 350 nhưng phải quy hoạch.
Cứ quy hoạch giữ đất tẹt ga đi cụ :) diện tích VN tới 331 nghìn km2 vuông mà thiếu gì đất? Chỉ thiếu là thiếu đất có hạ tầng tốt để tăng giá trị đất thôi. Thiếu là thiếu chất lượng sống, giá trị gia tăng, GDP bản địa / đầu người dù dân đông thôi.

Như Thủ Thiêm, nếu phát triển đúng tầm thành trung tâm dịch vụ tài chính + dịch vụ cao nó có thể chấp cả toàn bộ GDP Sài gòn bây giờ. Ko cần phải đường sắt đường bộ cao tốc gì cho rách việc, chỉ cần đường sắt đường bộ đô thị + sân bay Long Thành thôi.

Cùng là miếng đất chó ỉa ngập nước Thủ Thiêm, mà đầu tư cho đáng thì giá trị có thể nhân lên 1000 lần
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top