[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
678
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Đấy là ngày xưa thôi. Ngày xưa (tính từ thời cổ đại cho đến năm 1945), cả đất nước Việt Nam hầu như có sản xuất được gì đâu, ngoài mặt hàng lúa gạo, lúc đó thì miền Tây Nam Bộ có giá trị, cảng Sài Gòn có giá trị. Không có hàng công nghiệp, còn hàng tiểu thủ công chất lượng kém, số lượng ít, hầu như không đáng kể. Thương nhân nước ngoài (Trung, Nhật, phương Tây) đến Việt Nam chỉ mua nguyên liệu thô và bán hàng chế tạo (em xem khá nhiều sách lịch sử, trong đó cũng có đề cập đến vấn đề nội, ngoại thương thời Lê, Nguyễn). Đến cái kim, sợi chỉ từ ngày xưa chúng ta cũng phải nhập từ Trung Quốc, vì không tự làm được (và hình như giờ vẫn không làm được. Làm được theo nghĩa là phải làm tốt, cạnh tranh được với hàng nước ngoài).

Còn hiện tại thì đóng góp của Tây Nam Bộ so với các địa phương trong cả nước không đáng kể (có thể xem bảng thu ngân sách các tỉnh).

Về mặt chính trị thì vẫn phải nói ĐB sông Cửu Long là đóng vai trò quan trọng, nhưng thực tế, có thể nói cả triệu ha lúa của tất cả Đông bằng sông Cửu Long gộp lại không có giá trị bằng một nhà máy sản xuất công nghệ. Nhưng cũng phải nói thêm, cả trăm nhà máy sản xuất hàng công nghê như Samsung ở Việt Nam cũng chưa chắc có giá trị (tạo ra giá trị gia tăng) bằng một phòng thí nghiệm, nơi thực sự nghiên cứu ra công nghê/sản phẩm mới, Tất nhiên đấy là nói trong điều kiện bình thường. lúc thiên tai chiến tranh địch họa thì lại khác, lúc đấy cái ăn lại đứng lên đầu.

Ngoài ra, không có đường sắt tốc độ cao Bắc Nam thì đường sắt Sài Gòn - Cần Thơ (khổ 1435 mm) làm sao kết nối được với đường sắt Bắc - Nam. Chờ hàng bằng đường sắt từ Cần Thơ lên Sài Gòn rồi lại dùng cẩu để chuyển hàng từ đường sắt 1435 sang đường sắt khổ 1m, sau đó đi ra đến Yên Viên lại dùng cẩu chuyển sang tàu khổ 1435 mm? Như thế có lẽ chở xe công thẳng từ Cần Thơ đến Sài Gòn đưa lên tàu còn đỡ tốn kém và nhanh hơn nhiều.
Miền Tây có quan hệ rất mật thiết, là nơi cung cấp nhân lực, thực phẩm chính cho tứ giác kinh tế Đông Nam Bộ. Đúng là đường tàu cần dài mới phát huy hiệu quả, nhưng nếu ở mức độ đầu tư trước mắt 300km, em nghĩ là làm Cần Thơ-SG và SG- Cái Mép là hợp lý nhất rồi.
Thậm chí làm xong, huy động các dự án nhỏ kéo thêm các đường sắt tới Bình Dương, Bình Phước, Mộc Bài, Tây Ninh... có khi còn thiết thực hơn nối toàn tuyến Bắc Nam ngay.
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
678
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Đường sắt Cần Thơ - TP. HCM có ga cuối là ga An Bình (ga Sóng Thần) là để vận chuyển hàng hoá. Hàng hoá từ miền tây chở tàu đến đó rồi tăng bo tiếp theo đường không, thuỷ, bộ ra sân bay Long Thành, ra cảng Cái Mép - Thị Vải. Giai đoạn đầu chưa có đường sắt tốc độ cao Bắc Nam khổ 1.435m thì nó cũng chả phát huy hiệu quả gì mấy trong vấn đề vận chuyển hàng hoá nhanh chóng xuyên Việt bằng đường sắt. Căn bản chọn tuyến TP.HCM - Cần Thơ để làm trước nhằm mục đích vận chuyển hành khách giữa TP.HCM và miền Tây, vì tuyến này nhu cầu chở khách quá lớn. Đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam phải đầu tư phân kỳ do đó chọn tuyến cấp bách nhất để làm trước, giống như đường bộ cao tốc làm trước đoạn TP.HCM - Trung Lương.

Hiện nay có một số nhà ga phía Bắc làm nhiệm vụ depot hàng hoá liên vận quốc tế như ga Yên Viên, ga Đồng Đăng trên tàu liên vận của TQ, gọi là cảng cạn: Container được vận chuyển đến đó tập kết rồi từ đó xếp lên tàu chở sang TQ. Kiểu gì kiểu cũng phải tập kết ở đó rồi tăng bo sang tàu liên vận vì còn làm thủ tục hải quan xuất khẩu, tàu liên vận chở sang TQ lại phải tăng bo lượt nữa làm thủ tục nhập khẩu rồi xếp lên tàu cao tốc điện khí hoá của họ (vì tàu liên vận là tàu Diesel). Đường sắt tốc độ cao chỉ tiết kiệm thời gian trong lãnh thổ VN thôi (VD trước đây 2 ngày hàng mới đến được ga Đồng Đăng thì nhờ có ĐSTĐC giờ chỉ mất 12 tiếng)

Có cái xe cẩu như này thì xếp dỡ container hoặc sang hàng tàu nọ sang tàu kia có gì khó khăn đâu:
Đường lên Đồng Đăng là đường lồng chạy cả 2 loại tàu. Tàu hàng từ nam ra sao k cho chạy thẳng lên ga Đồng đăng làm thủ tục hải quan cho nhanh cụ nhỉ? Mà sau này có tuyến đường đôi khổ rộng Hà Nội Lạng Sơn, mình có cho tàu TQ vào tận Yên Viên ăn hàng (hoặc tàu mình sang Trung Quốc) được k?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,117
Động cơ
220,289 Mã lực

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
12,027
Động cơ
396,350 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Đường lên Đồng Đăng là đường lồng chạy cả 2 loại tàu. Tàu hàng từ nam ra sao k cho chạy thẳng lên ga Đồng đăng làm thủ tục hải quan cho nhanh cụ nhỉ? Mà sau này có tuyến đường đôi khổ rộng Hà Nội Lạng Sơn, mình có cho tàu TQ vào tận Yên Viên ăn hàng (hoặc tàu mình sang Trung Quốc) được k?
tất cả đều đầu máy việt nam sở hữu - kéo toa của trung quốc trên lãnh thổ . khi qua biên giới chỉ kiểm tra thông tin đủ bolt-seal đối coongtenno là kéo về nội địa thông quan .

vấn đề bây giờ là phải liên kết nhanh hệ thống hải quan để khi quá cảnh trung hoa đi sâu vào các lãnh thổ châu Á phải nhanh gọn chứ vẫn nằm chờ ở biên gioi khó ăn được đường biển .
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
312
Động cơ
23,971 Mã lực
Tuổi
32
Đường lên Đồng Đăng là đường lồng chạy cả 2 loại tàu. Tàu hàng từ nam ra sao k cho chạy thẳng lên ga Đồng đăng làm thủ tục hải quan cho nhanh cụ nhỉ? Mà sau này có tuyến đường đôi khổ rộng Hà Nội Lạng Sơn, mình có cho tàu TQ vào tận Yên Viên ăn hàng (hoặc tàu mình sang Trung Quốc) được k?
Tàu hàng của TQ chạy về ga Yên Viên ship hàng từ lâu rồi mà bác. Từ Trung Quốc chở thiết bị điện tử máy móc quần áo super fake Quảng Châu sang, rồi lại ship hoa quả rau củ gạo thịt sang lại TQ. Trước dịch còn có cả tàu khách liên vận chở khách mỗi ngày 2 chuyến Hà Nội - Bằng Tường, Hà Nội - Bắc Kinh thì mỗi tuần 2 chuyến liên vận… Nói chung đường sắt ở phía Bắc đã hoàn thiện rồi, đi từ Hà Nội sang TQ qua ngả Lạng Sơn hay ngả Lào Cai đều thuận lợi dễ dàng, như anh Ủn năm 2019 chạy một lèo từ Bình Nhưỡng đi Đồng Đăng ấy.

Còn về ga Đồng Đăng do nó không có bến bãi, đường bộ vào ga thì xuống cấp, nên nó không được chọn làm ga liên vận để tăng bo hàng hoá sang TQ
 
Chỉnh sửa cuối:

Nam việt nam

Xe buýt
Biển số
OF-698457
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
929
Động cơ
103,106 Mã lực
Tuổi
48
Đường lên Đồng Đăng là đường lồng chạy cả 2 loại tàu. Tàu hàng từ nam ra sao k cho chạy thẳng lên ga Đồng đăng làm thủ tục hải quan cho nhanh cụ nhỉ? Mà sau này có tuyến đường đôi khổ rộng Hà Nội Lạng Sơn, mình có cho tàu TQ vào tận Yên Viên ăn hàng (hoặc tàu mình sang Trung Quốc) được k?
Tư duy moiix thời nó khác cụ ah. Kiểu như ở Yên Viên nó tiện cho việc tập kết hàng hoá đường bộ, đường sắt các tuyến về. Rồi hàng hoá ở đó dễ kiểm, chớ ở LS lỡ bên kia chuyển món gì sag mình ko biết thì sao. Em nghe các cụ ngày xưa hay lo xa kiểu đó. Ví cửa khẩu Lào Cai trước đây, phía TQ muốn mở cách vị trí cầu Kim Thành hiện tại 20km. Nhưng các cụ nhà ta ko muốn, nào là ở chỗ đó gần mỏ, nào là vùng sâu vùng xa bất tiện...
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
678
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Tàu hàng của TQ chạy về ga Yên Viên ship hàng từ lâu rồi mà bác. Từ Trung Quốc chở thiết bị điện tử máy móc quần áo super fake Quảng Châu sang, rồi lại ship hoa quả rau củ gạo thịt sang lại TQ. Trước dịch còn có cả tàu khách liên vận chở khách mỗi ngày 2 chuyến Hà Nội - Bằng Tường, Hà Nội - Bắc Kinh thì mỗi tuần 2 chuyến liên vận… Nói chung đường sắt ở phía Bắc đã hoàn thiện rồi, đi từ Hà Nội sang TQ qua ngả Lạng Sơn hay ngả Lào Cai đều thuận lợi dễ dàng, như anh Ủn năm 2019 chạy một lèo từ Bình Nhưỡng đi Đồng Đăng ấy.

Còn về ga Đồng Đăng do nó không có bến bãi, đường bộ vào ga thì xuống cấp, nên nó không được chọn làm ga liên vận để tăng bo hàng hoá sang TQ
Cám ơn cụ. Đường sắt Lạng Sơn vốn là đường 1 mét sau có thêm ray số 3, nên chắc chỉ vận tải được container hàng nhẹ (điện tử, may mặc, trái cây) , tốc độ chậm ( em xem tàu khách nhanh nhất là 3,5 tiếng, vận tốc 50 - 60 km/h) và là đường đơn, chạy đâu có 20đôi/ngày. Còn đường Lào Cai vẫn là khổ hẹp. Nói chung là tận dụng cho khỏi phí, chứ sau này phát triển thì vẫn phải 2 tuyến mới mới gọi là hoàn thiện chứ nhỉ?

Trước mắt thấy bảo bổ sung thêm ga Kép làm ga liên vận. Em nghĩ có khi làm độ 20 km đường đôi khổ rộng mới từ Đồng Đăng về ga Yên Trạch (Lạng Sơn đang quy hoạch làm ga tàu mới) có bến bãi đầy đủ để là tăng năng suất thông quan lên đáng kể rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

Soigia

Xe tăng
Biển số
OF-144493
Ngày cấp bằng
4/6/12
Số km
1,365
Động cơ
376,394 Mã lực

H2 sẽ là công nghệ của tương lai?
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Tàu 1m4 từ VN chạy thẳng sang châu Âu, không chuyển hàng sang tàu TQ, được rồi mà

Cụ đăng bài báo lên nhưng có vẻ chính cụ lại chưa đọc nội dung bài báo thì phải, tàu VN chở container chạy khổ 1m mà ...báo viết rõ thế....:D
Báo viết 1 cách mập mờ là tàu đi từ ĐN đến Đồng Đăng- LS của VN là tàu chạy trên khổ đường ray 1m, sau đó chuyển sang tàu chạy ray 1m4 ( chắc là tàu TQ) chạy tiếp đến Trinh Châu-TQ, rồi "kết nối vào" đoàn tàu Á-Âu mới chạy thẳng sang châu Âu.
Vấn đề ở cái cụm từ "kết nối vào" rất dễ khiến người đọc hiểu lầm là tàu VN chạy thẳng sang Châu Âu.
Tàu VN chạy trên khổ ray 1m sao có thể chạy xuyên qua đất TQ được khi mà ở TQ đã hầu như không còn hệ thống đường ray khổ 1m, và ở châu Âu thì cũng đâu còn dùng khổ ray 1m ( trừ 1 số ít tuyến khổ ray 1m chạy phục vụ du lịch) ??? :D

Quoted:
Đoàn tàu sẽ gồm 23 container 40 feet, chạy từ Đà Nẵng đến Đông Anh (Hà Nội) bằng đường sắt khổ 1.000mm, sau đó chuyển toàn bộ container sang toa khổ 1.435mm. Tàu sẽ tiếp tục chạy đến ga Liên vận quốc tế Đồng Đăng, làm thủ tục thông quan sang đường sắt Trung Quốc, đến ga Trịnh Châu và kết nối vào đoàn tàu Á - Âu để đến điểm đích.
Unquoted.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,117
Động cơ
220,289 Mã lực
Tàu VN chạy trên khổ ray 1m sao có thể chạy xuyên qua đất TQ được khi mà ở TQ đã hầu như không còn hệ thống đường ray khổ 1.4
Hà Nội- Lạng Sơn có khổ lồng 1m4 ạ. Theo trong bài thì trước đó năm 2021 đã chạy thẳng Hà Nội-Châu Âu rồi. Còn chuyến mới lần đầu tiên này là Đà Nẵng-Châu Âu, có đổi tàu ở Hà Nội.

Cái từ "kết nối" thì hơi khó hiểu nhưng có thể là tùy tình hình mà quăng đồ lại Trịnh Châu để gửi tàu Hà Nội-châu Âu (thường xuyên hơn) hoặc gửi tàu TQ, hoặc đi thẳng tùy từng chuyến đầy hay vơi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Báo viết 1 cách mập mờ là tàu đi từ ĐN đến Đồng Đăng- LS của VN là tàu chạy trên khổ đường ray 1m, sau đó chạy tiếp đến Trinh Châu-TQ, rồi "kết nối vào" đoàn tàu Á-Âu mới chạy thẳng sang châu Âu.
Vấn đề ở cái cụm từ "kết nối vào" rất dễ khiến người đọc hiểu lầm là tàu VN chạy thẳng sang Châu Âu.
Tàu VN chạy trên khổ ray 1m sao có thể chạy xuyên qua đất TQ được khi mà ở TQ đã hầu như không còn hệ thống đường ray khổ 1m, và ở châu Âu thì cũng đâu còn dùng khổ ray 1m ( trừ 1 số ít tuyến khổ ray 1m chạy phục vụ du lịch) ??? :D

Quoted:
Đoàn tàu sẽ gồm 23 container 40 feet, chạy từ Đà Nẵng đến Đông Anh (Hà Nội) bằng đường sắt khổ 1.000mm, sau đó chuyển toàn bộ container sang toa khổ 1.435mm. Tàu sẽ tiếp tục chạy đến ga Liên vận quốc tế Đồng Đăng, làm thủ tục thông quan sang đường sắt Trung Quốc, đến ga Trịnh Châu và kết nối vào đoàn tàu Á - Âu để đến điểm đích.
Unquoted.
Cụ chắc ở miền Nam rồi. Ở miền Bắc khổ 1435 mm và khổ đường lồng đã có từ những năm 1960 của thế kỷ trước, tổng chiều dài em tính đến hiện tại cả đường đang xây là đến gần 500 km. Tàu Trung Quốc chở khách trước dịch covid vẫn vào đến ga Gia Lâm, tất nhiên đầu máy VN kéo, nhưng là đầu máy D19er (cả VN có 5 chiếc). Ngoài ra, còn có đầu máy D14 cũng là cho.khổ 1435 mm.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,446
Động cơ
87,192 Mã lực
Cụ chắc ở miền Nam rồi. Ở miền Bắc khổ 1435 mm và khổ đường lồng đã có từ những năm 1960 của thế kỷ trước, tổng chiều dài em tính đến hiện tại cả đường đang xây là đến gần 500 km. Tàu Trung Quốc chở khách trước dịch covid vẫn vào đến ga Gia Lâm, tất nhiên đầu máy VN kéo, nhưng là đầu máy D19er (cả VN có 5 chiếc). Ngoài ra, còn có đầu máy D14 cũng là cho.khổ 1435 mm.
À thế à....giờ tôi mới biết thông tin này, cứ nghĩ ở VN chỉ có tàu đường sắt khổ 1m ...:D
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
À thế à....giờ tôi mới biết thông tin này, cứ nghĩ ở VN chỉ có tàu đường sắt khổ 1m ...:D
Ngày xưa theo em biết thì đường sắt Hà nội Lạng Sơn lúc đầu chỉ là khổ 1000 mm do Pháp xây, sau đó thời đánh Mỹ ta lắp thêm 1 ray thành đường lồng (cả khổ 1000 mm và 1435 mm) để tàu Trung Quốc chuyển hàng viện trợ. Tuyến Hà Nội Thái Nguyên 80 km cũng vậy, nếu tính cả đường nhánh đến Gang thép Thái Nguyên thì phải tầm 100 km. Tuyến Thái Nguyên Kép (Bắc Giang) Hạ Long, Cảng Cái Lân (khoảng 200 km) là ta xây mới hoàn toàn khổ 1435 mm (sau này đoạn Kép Lưu Xá (Thái Nguyên) bỏ không chạy)
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
678
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Ngày xưa theo em biết thì đường sắt Hà nội Lạng Sơn lúc đầu chỉ là khổ 1000 mm do Pháp xây, sau đó thời đánh Mỹ ta lắp thêm 1 ray thành đường lồng (cả khổ 1000 mm và 1435 mm) để tàu Trung Quốc chuyển hàng viện trợ. Tuyến Hà Nội Thái Nguyên 80 km cũng vậy, nếu tính cả đường nhánh đến Gang thép Thái Nguyên thì phải tầm 100 km. Tuyến Thái Nguyên Kép (Bắc Giang) Hạ Long, Cảng Cái Lân (khoảng 200 km) là ta xây mới hoàn toàn khổ 1435 mm (sau này đoạn Kép Lưu Xá (Thái Nguyên) bỏ không chạy)
Đường sắt thái nguyên vẫn khổ 1 mét mà cụ, lắp ray lồng cho tuyến lạng sơn thôi. Mà như em đã nói, làm chữa cháy như thế thì cũng chỉ cho tàu khách và tàu hàng nhẹ chạy với tốc độ chậm như tàu 1 mét, vì bản chất kết cấu nền đường và các thông số kĩ thuật vẫn k đổi.
Tuyến Lào Cai và Hải Phòng vài năm trước cũng đặt phương án lắp ray lồng, sau bỏ vì k hợp lý.
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Đường sắt thái nguyên vẫn khổ 1 mét mà cụ, lắp ray lồng cho tuyến lạng sơn thôi. Mà như em đã nói, làm chữa cháy như thế thì cũng chỉ cho tàu khách và tàu hàng nhẹ chạy với tốc độ chậm như tàu 1 mét, vì bản chất kết cấu nền đường và các thông số kĩ thuật vẫn k đổi.
Tuyến Lào Cai và Hải Phòng vài năm trước cũng đặt phương án lắp ray lồng, sau bỏ vì k hợp lý.
Em có thể chắc chắn với cụ là Yên Viên Thái Nguyên là ray lồng. Mới cách đây vài tháng có cái video trên Youtube một đoàn tàu kéo bằng đầu máy D14e (đầu máy khổ 1435 mm) ở Thái Nguyên, ghi chú thích là tàu chở than cốc cho Gang thép Thái Nguyên từ Trung Quốc. Ngoài ra trên wiki cũng nói từ Gia Lâm đến Lưu Xá là ray lồng. Chỉ vì tuyến này ít chạy tàu khổ 1435 mm nên hầu hết mọi người không để ý. Ga Lưu Xá là thuộc thành phố Thái Nguyên. Từ đây đến ga Quán Triều (cũng thuộc tp Thái Nguyên) lại là khổ 1000 mm. Đường sắt nhánh từ Lưu Xá đến Gang thép Thái Nguyên và Mỏ sắt Trại Cau hoặc là khổ lồng, hoặc là chỉ có khổ 1435 mm (theo wiki).

Em sửa lại là tuyến Đông Anh đi Thái Nguyên là do Việt Nam xây, hòan thành năm 1960, không phải do Pháp. Có lẽ ngay từ đầu nó đã là đường lồng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,231
Động cơ
504,354 Mã lực
Trên là mặt cắt ngang điển hình của đường đôi shinkansen, chỉ chở khách, không chở hàng. Nhưng cụ post lên có ý gì?
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Đầu máy D14e ở ga Lưu Xá

 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top