Có cái post cũ, tôi đã định giá hệ thống ray (là thứ duy nhất hiện nay VN chưa thể làm được, phải nhập khẩu) đối với đường sắt phổ thông (tốc độ tàu hàng thường 140km/h và khai thác khoảng 100km/h, tốc độ tàu khách 200km/h và tốc độ khai thác khoảng 160km/h). Nó khoảng 1USD/kg cân ký (QU100-88kg/m, 1.87 triệu/mét). Thứ đồ hết bí mật công nghệ, trăm người bán chục người mua. Vậy thôi cụ. 1 kilomet 4 làn gồm chi tiết bẻ ghi, đai ốc siết ước tốn tất cả 650 ngàn đô la Mỹ.
Giá thép ray hôm nay đang bán là 13,500 vnđ/kg, hàng chính hãng 100%, có đầy đủ CO, CQ đi kèm, giao hàng tận nơi, xem ngay.
baogiathepxaydung.com
Tôi lấy loại QU100 cho nó máu để cụ yên tâm. Mua sale từ Á sang Âu.
...
Tiếp theo là đầu máy. Giá một cái đầu máy xe 1.900 mã lực truyền động điện là 700 ngàn USD (2003) như sau:
vi.wikipedia.org
"..Năm 2003, Đường sắt Việt Nam vì đã khá hài lòng với nhà máy Tư Dương nên đã trực tiếp đặt mua lô đầu máy thứ 3 gồm 20 đầu máy (921-940) với tổng giá trị hợp đồng là 14,4 triệu đô la Mỹ trực tiếp từ nhà máy Tư Dương việc giao hàng sau đó cũng được hoàn thành vào tháng 8 năm 2004.
Năm 2005, trước tình hình hoạt động tốt của 40 đầu máy trên mạng lưới Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty
Đường sắt Việt Nam đã khởi động dự án “
Lắp ráp đầu máy CKD7F trong nước”. Ngày 19 tháng 5 năm 2006, Tổng công ty
Đường sắt Việt Nam và Công ty TNHH Đầu máy Tư Dương đã ký hợp đồng xuất khẩu 20 bộ linh kiện đầu máy CKD7F và hợp đồng xuất khẩu công nghệ sang Việt Nam” tại
Hà Nội. Sau đó nhà máy Tư Dương đã xuất khẩu 5 đầu máy CKD7F làm mẫu sang cho Việt Nam và 15 bộ linh kiện, phụ tùng để lắp ráp 15 đầu máy, đồng thời xuất khẩu công nghệ lắp ráp đầu máy cho
Công ty cổ phần xe lửa Gia Lâm ở Việt Nam. Lô đầu máy diesel D19E (941-960) lắp ráp tại Việt Nam lần này có sự khác biệt rõ ràng về màu sơn, hình dáng so với ba lô đầu máy sản xuất tại Trung Quốc đầu tiên. Từ năm 2011 đến năm 2012,
Công ty xe lửa Gia Lâm đã sản xuất lô thứ năm gồm 20 đầu máy D19E (961-980)...".
Đây là loại đầu máy mà nguyên bản chạy trên tuyến đường khổ 1.435mm. Hoán chuyển sang đường 1.000mm của Việt Nam. Nó có tốc độ tối đa 120km/h (chạy trên tuyến đường 1m hiện tại của VN).
...
Còn giá rao trên mạng:
equipped with many features and electronic safety systems. However, the more equipment, the higher the price point.So, How much do locomotives cost?
worldwiderails.com
Đầu máy diesel, giá từ 500 ngàn đến 2 triệu tùy sức kéo, tốc độ.
Đầu máy điện (điện khí hóa): đến 6 triệu.
Toàn hệ thống đường sắt Bắc Nam cần khoảng 200 đầu kéo và khoảng 2000 toa xe (cứ bổ 500k/toa cho nó máu). Cứ lấy nóc tủ 6 triệu/cái thì hết 1.2tỷ đô. 2000 toa xe hết 1 tỷ đô nữa. Hệ thống điện vận hành (điện hóa) thì đây:
"...The other remote US project is Amtrak’s electrification of the New Haven-Boston segment of the Northeast Corridor in the late 1990s. Back then, the 250-km double-track route
was electrified for $600 million, which is $2.4 million per km, or about
$3.5 million per km adjusted for inflation ..."
Continuing from last week’s post about signaling costs, here is what I’ve found about electrification costs. Like signaling, electrification usually doesn’t make the industry pres…
pedestrianobservations.com
...
Giá phần nền hạ tầng tuyến đường đôi thì cứ áp giá cao tốc VN 4 làn 2 làn khẩn cấp mà tính, khoảng 5 triệu đô/km:
Suất đầu tư của cao tốc Bắc - Nam thấp nhất là dự án Cam Lộ - La Sơn với 78 tỉ đồng/km (3,4 triệu USD), cao nhất là cầu Mỹ Thuận 2 với 756,9 tỉ đồng/km (32,8 triệu USD).
thanhnien.vn
Và hệ thống sân đỗ-nhà ga: Toàn bộ hệ thống ga sẽ gồm khoảng 6 ga chính (HN-SG-DN-Nha Trang-Vinh) và 20 ga hành khách thứ cấp. Mỗi ga chính lấy suất đầu tư bằng nhà ga sân bay TSN do Nhật cho vay 250 triệu đô/cái. 5 cái hết 1.5 tỷ đô. 20 nhà ga thứ cấp mỗi cái 100 triệu đô, hết 2 tỷ đô nữa. Nội địa hóa 100% nhé.
...
Cộng chung lại:
1. Chi phí đầu tư toàn bộ hệ thống đường sắt đôi tốc độ cao sẽ gồm:
1.1. Chi phí hệ thống ray dẫn và phụ kiện-nhập khẩu hàng bãi: 650.000 x 1550 = 1 tỷ đô. Mua đâu cũng có.
1.2. Đầu máy điện hóa tốc độ tối đa 200km/h, 200 cái hết 1.2 tỷ đô. Mua đâu cũng có.
Giai đoạn 1 thì cứ lấy cái Đổi mới mà TQ chuyển giao CN từ 20 năm trước, nâng cấp lên. Cả thảy hết chưa tới 150 triệu đô. Tự đóng, chỉ nhập máy.
1.3. Toa xe. Lấy loại xịn xò nhất. 500.000 / cái. 2000 cái hết 1 tỷ đô. Tự đóng.
1.4. Hệ thống điện hóa đường sắt: lấy tiêu chuẩn Mỹ đi cho nó xịn. 2.5 triệu đô/km. Tổng 1550 km hết 3.87 tỷ đô, cho là 4 tỷ đi cho gọn. Nhập Mỹ. Không thì TQ, còn rẻ nữa (40% giá thôi).
1.5 Hạ tầng cơ bản đường sắt tốc độ 200km/h: tính như đường bộ cao tốc luôn cho máu dù đường sắt chỉ có bề ngang = 1/2 đường bộ: 5 triệu đô/km. Tổng khoảng 7.75 tỷ đô. Cho là 7.8 tỷ cho gọn. Toàn bộ nội địa.
1.6. Nhà ga và bến bãi: Tổng 3.5 tỷ đô. Nội địa hóa 90%.
Tính ra: tổng khoảng tối đa chi phí xây dựng và TTB là 18.5 tỷ đô trong đó phần phải nhập khẩu hoàn toàn tối đa 6 tỷ đô. Toàn bộ hệ thống và mức độ khó dễ thu mua vận hành cụ nhé.
Còn chi phí tư vấn, phần mềm vận hành ABC tôi cộng hết vào giá nội địa. Tổng tối đa 20 tỷ đô la và nếu quyết tâm làm, 7 năm hoàn thành. Tài chính thì vay thương mại luôn mà làm cho máu.
Thế nhé cụ.