Có vẻ Tư vấn đang tính toán lại theo yêu cầu, nhưng quan điểm các anh vẫn không thay đổi đâu nhé
Việc lựa chọn công nghệ nào, tốc độ chạy tàu bao nhiêu cho tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam để đảm bảo hiệu quả đầu tư và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước đang là vấn đề được cơ quan quản lý Nhà nước và các chuyên gia quan tâm. Theo một số chuyên gia, để đảm bảo khả năng huy...
amp.laodong.vn
Vẫn xạo sự thôi.
Ép nữa, nội địa hoá tối đa, nó sẽ về 25 tỷ đô chứ không phải 45 tỷ. 70% nội địa hoá và chào thầu cạnh tranh quốc tế cho 30% còn lại.
Và quốc tế định nghĩa gì về tàu 200km/h mặc kệ nó. Nó mới là thứ ta cần và là xương sống vận tải. Rẻ, bền, an toàn mọi mặt. TEDI đuối lý nói như con nít.
Cự ly lý tưởng của đường sắt tương lai của VN là 800-1000km. Ở vận tốc khai thác 160km/h thì đường sắt là số 1. Vì nhanh gần ngang hàng không, tiện nghi và rê hơn hàng không.
Cự ly bắc nam 1550km cũng tiếp tục vợt thêm 50% khách hàng không vì không phải ai cũng cần thật nhanh. 5h hay 10h cũng thế với khoảng 50% hành khách này.
Xây nhà ga rộng rãi, còn đường đôi điều độ công suất vận tải có thể gấp 10 lần đường đơn. Tùy thuộc tình huống có thể cả 2 làn cùng chạy 1 chiều ở 1 vài thời điểm. Bổ sung vài đoạn tránh tàu thôi.
Cố tình dìm hàng đường sắt phổ thông là có chủ ý cả.
Đường sắt cao tốc chỉ nên quy hoạch trước ở chặng ngắn dưới 400km, bắt đầu làm sau khi ds phổ thông đi vào hoạt động hiệu quả, khuyếch đại nhu cầu đi lại bằng đs. Đầu tư tư nhân 100%, nhà nước cho thuê đất rẻ, sau 50 năm bàn giao toàn bộ hệ thống thì đc. Lúc đó thì dsct không phải là con tin hay phương tiện vận tải xương sống quốc gia mà là viên kim cương trên vương miện marketing của đất nước. Phục vụ doanh nhân, giới trung lưu cao cấp trở lên. Không bị ai ép vay ODA để chịu cái nhục vừa bị mau đắt vài lần giá, vừa phải mang ơn.
Làm như vậy có thể mời thầu đầu tư quốc tế luôn. TQ hay Nhật Pháp Đức đều hoan nghênh.