nói thật bạn càng nói càng nhảm, dự án to như thế này khi vẽ ra kế hoạch nó đều có các bước quản lý giảm thiểu rủi ro. mấy cái phức tạp hơn bỏ qua không nói, nói cái đơn giản là dự án nó chia nhiều giai đoạn, sẽ thử nghiệm các đoạn ngắn trước rồi mới làm các đoạn dài. nếu hỏng thì nó sẽ hỏng ngay từ các giai đoạn đầu chứ đếch phải là đợi tới lúc cuối cùng nó mới nổ.
còn vụ trình độ nắm bắt công nghệ, phụ thuộc đối tác nước ngoài, thì đây là cái sẽ được tập trung khắc phục trong vòng 30 năm làm dự án. nếu 30 năm sau mà vẫn đếch nắm bắt được công nghệ, vẫn phụ thuộc vào nước ngoài thì thôi nghỉ mẹ đi làm cái gì nữa? chúng nó lên sao hoả rồi mà vẫn loay hoay không làm được cái dsct nó có đáng xấu hổ không?
thế giới này luôn vận động, tiến bộ phát triển là cả nhân loại, là tất cả các quốc gia chứ đếch phải chỉ có mình phát triển còn bọn khác đứng yên ngồi đợi. cái gì cũng sợ cũng đếch dám làm thì thôi tốt nhất là về quê trồng rau cho nó thanh thản.
mà cứ luôn mồm boả phải nắm bắt công nghệ, thế nắm bằng gì? bằng nói mồm gõ phím xuông à?
thằng đít nào nắm bắt công nghệ mà không phải bỏ cả đống tiền vào làm, rồi thất bại cả mớ đấm thép?
các bạn chỉ nhìn vào mấy cái ví dụ thành công của người ta, nhưng các ví dụ thất bại thì coi như không tồn tại, cũng không thèm nghiên cứu là thất bại từ đâu, đúc rút được cái gì. làm cái đít gì cũng đòi hỏi phải thành công 100% ngay từ đầu, không thì không làm. xin lỗi chứ đời này làm có cái gì nó ngon ăn thế.
cái quan trọng nhất là phân tích kỹ lưỡng các biện pháp quản lý rủi ro, phương án dự phòng, cơ chế thưởng phạt thì không thấy bàn, đến nản.
Lạy cụ:
1. Đường sắt phổ thông, khổ 1.435, đường đôi, tốc độ khai thác chở hàng 120km/h, chở khách 160km/h, tối đa 200km/h là thứ công nghệ cũ, không ai khè đc mình. Mua thứ đó rẻ nhất (25tỷ đô toàn bộ hệ thống). Vận hành rẻ nhất. Bảo trì sửa chữa nâng cấp rẻ nhất. Ngách thị trường chở khách chen giữa xe giường nằm 120km/h và máy bay 500km/h. Đó mới là thứ 100 năm nữa vẫn cần.
Còn thứ Shinkansen kia đối với Việt Nam mới là thứ vẽ ra để giết ngân sách.
Khoảng cách từ 800km đến 1200km thì thua hàng không về giá do cao gấp đôi, bằng nhau về thời gian. Từ 1200km trở lên thì thua hàng không cả về giá lẫn tốc độ.
Khoảng cách từ 500km đến 800km thì thua đường sắt 160km/h về giá (gấp 2.5 lần) và thắng không đáng kể về thời gian (ở khoảng 500km chỉ nhanh hơn 1h, ở khoảng 800km nhanh hơn khoảng 1h45 phút). Đối với đa số hành khách, sẽ chọn đs phổ thông.
Càng về gần càng thua bọn phổ thông.
Còn dưới 300km thua luôn xe hơi chạy cao tốc vì sự tiện dụng lẫn chi phí. Thắng về thời gian không đáng kể.
...
Mọi sự vật hiện tượng tồn tại đều có lý do của nó.
Chở hàng là thứ đường sắt thắng đường bộ lẫn đường không.
Còn về chở khách, ngày nay vé máy bay nó rẻ như rau, mật độ sân bay là cứ chấm 1 điểm, vẽ vòng tròn bán kính 300km là gặp 1 cái lân cận.
ĐSCT cạnh tranh vào mắt. Và CHẲNG AI CẦN thứ đắt lòi vô dụng đó (với VN thôi nhé, tôi không nói TQ vì với họ, nó là rau).
Còn đợi họ bán công nghệ, ừ thì ngay từ đầu đàm phán có mới có thực, chứ đợi con nợ run lẩy bẩy rồi thì đạp một đạp xuống hố, bán phát mãi luôn chứ ở đó mà chuyển giao công với nghệ.
...
Thứ chưa làm đã biết vô ich, biết chỉ có hại mà cứ cắm đầu khuyên làm? Lừa nhau ư?