[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,065
Động cơ
589,332 Mã lực

Các bác nhanh thật :D đã quy hoạch đường sắt xuống Cái Mép - Thị Vải rồi, mỗi tội PPP toàn 40 50 k tỷ thế kia không rõ ai vào.
"Tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành, chiều dài khoảng 37,5km; điểm đầu: ga Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức, TP.HCM; điểm cuối: cảng hàng không quốc tế Long Thành. Quy mô đề xuất thực hiện: đường đôi, khổ 1.435mm, chỉ phục vụ hành khách; tổng mức đầu tư khoảng 40.566 tỷ đồng, theo phương thức PPP.

Tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, chiều dài khoảng 65km; điểm đầu: ga Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối: cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải. Quy mô đề xuất thực hiện khổ 1.435mm, trong đó: đoạn Biên Hòa - Thị Vải đường đôi, đoạn Thị Vải - Vũng Tàu đường đơn. Tổng mức đầu tư khoảng 50.822 tỷ đồng, theo phương thức PPP."
Cảng biển phải kết nối đường sắt mới hiệu quả. Kể cả Cái mép lẫn Lạch huyện đều có quy hoạch đường sắt hết.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,833
Động cơ
339,612 Mã lực
Tuổi
44
Mảng ray của đường sắt thị phần quá nhỏ, không bõ để đầu tư hẳn cả một dây chuyền sản xuất mới tinh. Khối lượng cho cả tuyến Bắc Nam kê ra thì lớn nhưng chia đều cho mấy chục năm xây dựng thì lại quá nhỏ.

Hòa Phát đầu tư dây chuyền sản xuất thép hợp kim làm vỏ tàu thì được, vì còn ứng dụng trong rất nhiều ngành khác như ô tô.
ông Hòa PHát vừa làm thép, vừa làm bất động sản, vừa làm container rỗng, giờ làm thêm ray đường sắt nữa giải quyết cho ông ấy bao nhiêu việc. Lưu ý là ông ấy mua mấy cái tàu chở than lớn cũng như 1 cái mỏ than lớn ở Úc xong. Giờ mới làm tới thép cán nóng HRC. Giờ luyện kim cấp cao cho thép đường ray chắc phải có đầu ra và công nghệ thì ko rõ ntn có dễ mua hay ko cần có bên đồng ý chuyển giao. Lại mô hình PPP thì tài chính dự án Việt nam tự chủ được ngay. Còn công nghệ đường sắt tốc độ cao liệu bên nào chuyển giao cho nữa thì đủ combo. Làm nội địa hóa hoàn toàn, ko phải vay nợ thằng nào cả Nhật hay Trung nên ko có rủi ro vỡ nợ quốc gia. Bộ tài chính Việt nam đợt này sang giúp Lào nhưng cũng học được khối bài học về vay nợ để làm đường sắt tốc độ cao/ cao tốc. Nên các bạn JBIC nên tiết kiệm tiền lobby đi thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Làm thì được thôi cụ, vấn đề là giá bao nhiêu. Ray đi mua được dễ dàng, không cần vội.
Quan trọng giờ là phải có chiến lược dài hơi với các bước đi rõ ràng đã.
Công nghệ giờ nhập được, có nguồn tiêu thụ ổn định làm được hết. Đường ray có gì ghê gớm đâu.
Tôi ko biết nhưng nghĩ VN tuổi gì đòi làm ray ĐSCT, nhất là loại 250- 300km/h nó mài kinh lắm chứ đơn giản đâu.

Tuy nhiên cần thiết phải làm đường ray, về lâu dài mình còn làm hàng nghìn km đường sắt nội đô, hệ thống đường sắt các trục nhánh vài nghìn km nữa, làm được để thay thế nữa chứ ray nó bền mãi à.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Tôi ko biết nhưng nghĩ VN tuổi gì đòi làm ray ĐSCT, nhất là loại 250- 300km/h nó mài kinh lắm chứ đơn giản đâu.

Tuy nhiên cần thiết phải làm đường ray, về lâu dài mình còn làm hàng nghìn km đường sắt nội đô, hệ thống đường sắt các trục nhánh vài nghìn km nữa, làm được để thay thế nữa chứ ray nó bền mãi à.
Làm thì được, nhưng tốn tiền cụ ạ. Ta biết chất liệu (thành phần hợp kim), biết quy trình chế tạo (cold rolling), biết quy trình QA (X-Ray), vấn đề là đầu tư khá lớn, trong khi ray đi mua được dễ dàng, không bị ép giá, bị bắt nạt như khi đi mua những thành phần khác, nên theo em không cần chế tạo ray.
Quan trọng nhất là thiết lập năng lực tự quản lý dự án để làm chủ việc xây dựng.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,148
Động cơ
350,407 Mã lực
Nhân tiện Nga đang bị bao vây, HP vung 1 tỏi bai đần lập liên doanh chuyển giao công nghệ luyện kim đường sắt nhỉ?
Đường sắt Bắc Nam mà có tư nhân VN tham gia được càng nhiều càng tốt. Không thi công thì cũng cố gắng làm cái tiêu chuẩn có tính mở để sau này nhảy vào bảo dưỡng nâng cấp.
Nga đang bị vây thì đúng nhưng đâu đến mức túng thiếu để phải bán rẻ công nghệ lõi :D Không biết do Nga không ngố hay VN không nhanh nhạy (không đủ tiền) mà gạ mua từ thời 90 các cụ nhỉ :D
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,148
Động cơ
350,407 Mã lực
Mấy cụ ở trên nói đường ray VN làm được hoặc mua cũng dễ, vậy thì cái hệ thống ĐSCT nó đắt/khó ở đâu nhỉ? Theo em hiểu chi phí làm DSCT Bắc Nam dự tính 80 tỉ USD thì phần lớn là ở làm đường, gồm:
(1) Giải phóng mặt bằng
(2) Làm nền móng, cầu, hầm, ... để đặt ray
(3) Đường ray

(1) và (2) thì VN làm ngon rồi, có mỗi (3) mà các cụ bảo dễ làm hoặc dễ mua thì mình tự triển khai cũng được các cụ nhỉ? Cứ làm túc tắc từ hai đầu HN, SG, mỗi năm làm một ít thì chia đều 20 năm cũng không phải gánh nặng lớn với ngân sách. Giai đoạn đầu chưa có kinh nghiệm thì thuê nước ngoài làm, sau học được kinh nghiệm thì tự làm phần còn lại.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,855
Động cơ
219,257 Mã lực
(1) và (2) thì VN làm ngon rồi, có mỗi (3) mà các cụ bảo dễ làm hoặc dễ mua thì mình tự triển khai cũng được các cụ nhỉ?
(3) thì khó nếu cứ đòi Sincasen! Còn nếu làm tốc độ thấp hơn thì cũng không khó lắm. Mà đã làm thì dứt điểm 5 năm chứ không kéo ra 20 năm đâu! Phải dứt điểm mới mau có hiệu quả. 30 tỉ với VN tuy nhiều nhưng không phải quá khó.
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,487
Động cơ
353,544 Mã lực
Nếu VN tự chủ được phần lớn các công việc thì việc XD đường sắt B-N sẽ có sức lan tỏa rất lớn vì ngoài việc có được tuyến đường sắt thì nguồn vốn, dòng tiền sẽ được luân chuyển trong nước, tạo công ăn việc làm cho nhiều tầng lớp trong XH. Còn nếu không thì tiền sẽ bị chảy ra nước ngoài, người dân và doanh nghiệp VN không được hưởng nhiều từ dự án này.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,148
Động cơ
350,407 Mã lực
(3) thì khó nếu cứ đòi Sincasen! Còn nếu làm tốc độ thấp hơn thì cũng không khó lắm. Mà đã làm thì dứt điểm 5 năm chứ không kéo ra 20 năm đâu! Phải dứt điểm mới mau có hiệu quả. 30 tỉ với VN tuy nhiều nhưng không phải quá khó.
5 năm có muốn cũng không được ấy cụ. Dễ như đường bộ cao tốc hay ngắn hơn nhiều như metro mà 5 năm cũng chả xong được 10km :))
 

Bleu Azur

Xe tải
Biển số
OF-772118
Ngày cấp bằng
27/3/21
Số km
224
Động cơ
45,728 Mã lực
Tuổi
52
(3) thì khó nếu cứ đòi Sincasen! Còn nếu làm tốc độ thấp hơn thì cũng không khó lắm. Mà đã làm thì dứt điểm 5 năm chứ không kéo ra 20 năm đâu! Phải dứt điểm mới mau có hiệu quả. 30 tỉ với VN tuy nhiều nhưng không phải quá khó.
30 tỷ USD cho đường sắt. Có bác nào biết chi phí cho đường bộ cao tốc Bắc Nam không?
Tôi thì vẫn nghĩ là đường sắt rẻ hơn đường bộ, vì hẹp hơn nhiều, và không có nhiều nhánh lên xuống như đường bộ cao tốc
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,855
Động cơ
219,257 Mã lực
30 tỷ USD cho đường sắt. Có bác nào biết chi phí cho đường bộ cao tốc Bắc Nam không?
Tôi thì vẫn nghĩ là đường sắt rẻ hơn đường bộ, vì hẹp hơn nhiều, và không có nhiều nhánh lên xuống như đường bộ cao tốc
175 tỉ đô 1 km (7,6 triệu đô 1km) không kể giải phóng mặt bằng. 2000km thì khỏang 15 tỉ đô. Đường bộ thì có ưu thế dùng nhân công, nguyên vật liệu trong nước. Đường sắt thì nhiều ngoại nhập, phải làm siêu thẳng, và kèm nhà ga, nơi sửa chữa...

 

Bleu Azur

Xe tải
Biển số
OF-772118
Ngày cấp bằng
27/3/21
Số km
224
Động cơ
45,728 Mã lực
Tuổi
52
Như vậy là đường sắt cao tốc đắt gấp đôi đường bộ cao tốc.
Tính ra thì thực sự quá đẳt. Nếu đi đường sắt cao tốc chỉ để vào vài thành phố, vì tốc độ cao không thể cứ vài chục km lại dừng. Người dân vẫn phải sử dụng xe khách, xe ôtô cá nhân.
Hiệu quả kinh tế xã hội rất thấp. Thế thì không nên làm.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,663
Động cơ
159,921 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mấy cụ ở trên nói đường ray VN làm được hoặc mua cũng dễ, vậy thì cái hệ thống ĐSCT nó đắt/khó ở đâu nhỉ? Theo em hiểu chi phí làm DSCT Bắc Nam dự tính 80 tỉ USD thì phần lớn là ở làm đường, gồm:
(1) Giải phóng mặt bằng
(2) Làm nền móng, cầu, hầm, ... để đặt ray
(3) Đường ray

(1) và (2) thì VN làm ngon rồi, có mỗi (3) mà các cụ bảo dễ làm hoặc dễ mua thì mình tự triển khai cũng được các cụ nhỉ? Cứ làm túc tắc từ hai đầu HN, SG, mỗi năm làm một ít thì chia đều 20 năm cũng không phải gánh nặng lớn với ngân sách. Giai đoạn đầu chưa có kinh nghiệm thì thuê nước ngoài làm, sau học được kinh nghiệm thì tự làm phần còn lại.
Trái tim của hệ thống đường sắt cao tốc là ở phần thiết bị, chứ không phải ở phần hạ tầng cụ ạ.
Cụ thể là đoàn tàu và thiết bị thông tin tín hiệu cho hệ thống ATP điều khiển, vận hành.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,148
Động cơ
350,407 Mã lực
Trái tim của hệ thống đường sắt cao tốc là ở phần thiết bị, chứ không phải ở phần hạ tầng cụ ạ.
Cụ thể là đoàn tàu và thiết bị thông tin tín hiệu cho hệ thống ATP điều khiển, vận hành.
Em đang nói bài toán chi phí cơ, em nghĩ phần lớn chi phí là ở xây hạ tầng. Vì thế nên mọi người mới hay nhẩm tính chi phí theo km chứ không phải bao nhiêu toa tàu.
 

Bleu Azur

Xe tải
Biển số
OF-772118
Ngày cấp bằng
27/3/21
Số km
224
Động cơ
45,728 Mã lực
Tuổi
52
Mấy cụ ở trên nói đường ray VN làm được hoặc mua cũng dễ, vậy thì cái hệ thống ĐSCT nó đắt/khó ở đâu nhỉ? Theo em hiểu chi phí làm DSCT Bắc Nam dự tính 80 tỉ USD thì phần lớn là ở làm đường, gồm:
(1) Giải phóng mặt bằng
(2) Làm nền móng, cầu, hầm, ... để đặt ray
(3) Đường ray

(1) và (2) thì VN làm ngon rồi, có mỗi (3) mà các cụ bảo dễ làm hoặc dễ mua thì mình tự triển khai cũng được các cụ nhỉ? Cứ làm túc tắc từ hai đầu HN, SG, mỗi năm làm một ít thì chia đều 20 năm cũng không phải gánh nặng lớn với ngân sách. Giai đoạn đầu chưa có kinh nghiệm thì thuê nước ngoài làm, sau học được kinh nghiệm thì tự làm phần còn lại.
Bác viết 80 tỷ USD. Tức là gấp hơn 5 lần đường bộ cao tốc Bắc Nam.
Chứ không phải 30 tỷ USD?
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,833
Động cơ
339,612 Mã lực
Tuổi
44
Nếu VN tự chủ được phần lớn các công việc thì việc XD đường sắt B-N sẽ có sức lan tỏa rất lớn vì ngoài việc có được tuyến đường sắt thì nguồn vốn, dòng tiền sẽ được luân chuyển trong nước, tạo công ăn việc làm cho nhiều tầng lớp trong XH. Còn nếu không thì tiền sẽ bị chảy ra nước ngoài, người dân và doanh nghiệp VN không được hưởng nhiều từ dự án này.
Em cũng nghĩ như cụ. Ngoài khía cạnh tạo việc làm thì rủi ro vỡ nợ là rất thấp vì vay bằng đồng nội tệ. Nên mới bảo TQ nó tự chủ công nghệ nên làm đường sắt tá lả vì chả thấy ai nhắc đến rủi ro vỡ nợ cả. Mấy ông vay ngoại tệ thì mới dính thôi. Có bỏ ngoại tệ tí vào mua công nghệ thôi. Giá cái này e nghĩ là ko đắt nếu mua xong mình làm thêm các tuyến khác. Chưa kể ngon còn xuất khẩu được ấy chứ.

Nhìn chung sau vụ hỗ trợ khẩn cấp cho Lào thoát vỡ nợ thì Việt nam chắc hẳn sẽ học đc rất nhiều bài học về vay ngoại tệ làm đường sắt cao tốc. Cái gương tày liếp này thì trước mắt Nhật hay Trung đều khó có cửa để chen vào ĐSCT ở Việt nam nếu ko offer đậm đà kiểu chuyển giao công nghệ rồi cho chủ nhà tự xây. Còn nếu vẫn cứ phệt 60 tỷ usd để ăn sáng ở Hà nội ăn trưa ở Sài gòn thì còn khua.
 
Chỉnh sửa cuối:

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,369
Động cơ
112,522 Mã lực
Ở đây, em sẽ nêu lý do tại sao chọn 250km/h thay cho 350km/h.

+ Chi phí đầu tư và bảo trì thấp hơn. Chi phí cho 250km/h vào khoảng 80% chi phí 350km/h đúng như cụ nhận xét luôn.

+ Đa dạng nhà cung cấp và tính cạnh tranh cao (giá thành hạ, hậu mãi nhiều, dịch vụ bền vững).

+ Dễ chuyển giao công nghệ
Công nghệ 250km/h dễ dàng chuyển giao hơn và nhiều nơi trên thế giới đã nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ 250km/h, để có thể tự chủ vận hành và bảo trì.

+ Chở được nhiều khách hơn.
Theo mô phỏng, khai thác với đồng thời 2 dải 225/250km/h và 145/160km/h vận chuyển được lượng khách gấp hơn 4 lần so với chỉ khai thác 320/350km/h.

+ Có thể chở được hàng
Bùng nổ TMĐT khiến vận chuyển hàng tốc độ cao là nhu cầu tất yếu trên thế giới. Với tàu hàng nhẹ tốc độ cao, chạy trong dải 225/250km/h đáp ứng được chuyển hàng nhanh.
Dài 145/160km/h bảo đảm tàu hàng container chạy suốt Bắc-Nam, thời gian chỉ còn 1/3 so với đường biển, giảm chi phí logistic.

+ Bảo đảm mục tiêu an ninh -quốc phòng
Chở được khí tài khi cần thiết.

+ Kết nối được với tuyến đường sắt Á-Âu
Với thiết kế 2 dải 225/250km/h và 145/160km/h cho phép chở hàng thì kết nối trực tiếp được với tuyến tàu hàng Á-Âu. Đây là tuyến quan trọng đã được minh chứng rất rõ qua đại dịch Covid vừa qua.

+ Hiệu suất cao hơn.
Với khoảng cách ga nhỏ hơn 50km, công nghệ 250km/h đạt hiệu suất khai thác tốc độ cao hơn so với công nghệ 350km/h. Thống kê cho thấy tuyến ĐS TĐC Bắc Nam với khoảng cách của 23 ga như đề xuất thì hiệu suất với 250km/h đạt 75%, trong khi với 350km/h chỉ đạt 65%.
Cụ cho em hỏi kỹ tí là option 250km/h vẫn chở được hàng nặng (heavy freight) đúng ko ạ, tất nhiên là với tốc độ thấp hơn nhiều tàu khách (vd 120-160km/h)?
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Đám Nhật nhiệm kỳ này không lobby được cấp chính phủ nữa nên hạ bậc đi lobby cấp tỉnh. Mới đây, JICA gạ Bình Dương lập dự án đường sắt, mục đích là cố gắng chen chân là dự án đường sắt đầu tiên, đưa công nghệ Nhật vào dự án đầu tiên thì các dự án sau sẽ dễ hơn nhiều. Nhưng chắc công cốc thôi.
Screenshot_20220724-143721.png

320 km tương đương Hà Nội - Vinh mà giá vé đã 2 triệu và mất 2h đồng hồ thì Shinkansen đua sao được với tàu của TQ?
Giá vé ô tô giường nằm về Vinh hiện nay cỡ 200k, vậy sẽ có bao nhiêu người chịu bỏ ra 2 triệu để đi tàu cao tốc đây? Mà cái lý kinh doanh thì càng ít người đi giá vé lại càng cao lên. Tàu Nhật hết khấu hao rồi, bán vé chỉ để duy trì chi phí vận hành mà đã cao như thế.
Vậy mà bọn tư vấn Shinkansen kêu "giữ giá vé bằng 75% giá máy bay". Bố tổ bọn lừa đảo.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,796
Động cơ
315,110 Mã lực
Trước nghiên cứu đưa ra dự toán sơ bộ là 58 tỷ USD cho chặng 1700km ĐSCT B- N trong đó: 16 tỷ cho đoàn tàu, 9 tỷ cho dự phòng, còn lại là XDCB. Nghĩa là để xây dựng chỉ mất tầm 30 tỷ USD thôi. Nếu VN lại tự chủ đc làm đường ray thì sẽ giảm xuống nữa.
Nhưng nếu chấp nhận tốc độ giảm xuống cỡ 200km/h cho chở khách, và 120km/h cho tàu hàng thì suất đầu tư giảm cỡ 10 tỷ usd. Đấy là nghiên cứu do Nhật tài trợ.
Còn nay, tuyến ĐSCT Sài Gòn -Cần Thơ đang hướng đến làm PPP, mà chưa chốt đc tổng mức đầu tư là bao nhiêu, nếu cỡ 7 tỷ usd cho chặng 170km thì quá đắt.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top