Theo nhà cháu thì tốc độ tàu chỉ là thứ yếu. Quan trọng nhất là đối tượng phục vụ và lựa chọn công nghệ.
- "Đối tượng phục vụ" là quan trọng nhất, nhưng vì ở đây đa phần mong muốn vừa chở hàng, vừa chở người, nên sẽ bàn sau.
- Công nghệ hiên tại thì buộc phải lựa chọn giữa tàu Điện khí hóa hay tàu Diesel. Các nước có ngành chế tạo đường sắt phát triển đều nghiêng về hướng Điện khí hóa, nên chắc VN mình cũng phải theo hướng này để ko bị lạc hậu sau vài chục năm đầu tư.
1/ Tàu dưới 160km/h điện khí hóa thường lấy điện trên lưới. Điều này làm hạn chế chiều cao của hàng hóa tàu chở hàng. Những hàng hóa cồng kềnh trở nên khó khăn khi vận chuyển. Và điện trần cao thế thì cũng đáng e ngại về độ an toàn ở xứ mình, cần phải đảm bảo hành lang an toàn tuyệt đối. Chở các hàng hóa giá trị thấp như cát, đá, sỏi, than, gạo.... mà cộng thêm chi phí đầu tư, chi phí vận hành, bảo trì bảo dưỡng... thì nó đội giá lên khá lớn, thậm chí giá vc lớn hơn nhiều lần giá hàng hóa là có thể.
2/ Tàu >200km/h thường thiết kế khí động học (gọi chung là bullet) và lấy điện dưới ray. Bullet cũng có 2 loại là động cơ đầu kéo (Châu Âu) và động cơ phân tán (Nhật). Loại này chủ yếu chở người. Tàu hàng có chạy chung ray ko thì nhà cháu ko rõ, nhưng chắc là ko thể.
Nếu lựa chọn vừa chở người vừa chở hàng thì chỉ có thể chọn loại 1, chở người dưới 160km/h và hàng hóa khoảng 110km/h. Vẫn phải đầu tư CSHT đường riêng, mới để đảm bảo an toàn giao thông và an toàn lưới điện.
----
ODA Nhật "hút máu"? Cái này chả có gì phải bàn cãi rồi. Bản thân bọn Nhật nó phân tích cũng cho rằng ODA Nhật thực chất là đi "hút máu" các nước đang phát triển.
Nhưng... Hỏi thật các cụ, các cụ vay NH 9%-12% để kinh doanh rồi tiền mình đi mua đất cát, hay bỏ tiền túi ra để kinh doanh vậy?
ODA Nhật nó "hút máu", nó "đớp" có khi tới 1:1, nhưng thời gian hoàn trả tận 50 năm. Tiền mình gửi NH thì sau 15 năm cũng được gấp đôi rồi. Trong khi làm với Âu có thể rẻ hơn tới 30%, nhưng phải tiền tươi thóc thật chứ ko có cho vay. Vậy là quay lại bài toán vay NH hay bỏ tiền túi để kinh doanh. Đàm phán hợp đồng, quản lý yếu kém dẫn đến đội giá, đội vốn, chậm trễ... là do mình kém, dần rồi cũng phải khôn ra.
----