[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Tàu hàng hiện đang dùng đường đơn, 40km/h nếu sang 160km/h đường đôi thì quá tốt.
Cái này nhà cháu nói mãi rồi.

Tất nhiên hàng hóa vận chuyển tốc độ cao thì quá tốt, nhưng chi phí vc tăng bao nhiêu lần? Hàng hóa sẽ phải cõng thêm chi phí đầu tư, vận hành, bảo trì bảo dưỡng... liệu có cạnh tranh lại với vận tải đường bộ ko? Trong khi đs cũ đã khấu hao xong từ đời tám hoánh nào rồi.

Với giá vc hàng lẻ hiện tại (lý thuyết) là 4k/kg. Vận chuyển đường bộ đang cao gấp 2.5 lần đường sắt. Khi đs cũ chuyển sang chỉ để vc hàng hóa, năng lực vc tăng ít nhất gấp 5 lần hiện tại, thời gian có thể giảm 60%, giá còn có thể rẻ hơn nhiều nữa.

Đầu tư đs mới có vc hàng hóa thì đs cũ phải dỡ bỏ. Chi phí tháo dỡ, san lại mặt bằng, chuyển đổi công năng sử dụng... cũng ko hề nhỏ
 
Chỉnh sửa cuối:

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,126
Động cơ
-154,925 Mã lực
Tuổi
36
Cụ đòi HN-Sg hết 8 tiếng cụ biết có những loại tàu nào chạy được thế không? thế nó không tăng tốc giảm tốc khi về ga, ko dừng ở ga, ko giảm tốc khi vào đường khó, chui hầm à?

Ngoại trừ loại 320 thì loại 250km/h chạy cũng phải bỏ phần lớn ga mới đạt như vậy nhé, còn dừng đủ ga thì ko đạt đâu.

Loại tàu hỗn hợp cả chở hàng (container) thì nhanh nhất chở khách 13-14 h nhé.
Tàu 300-350 để dạt được tốc độ chạy cũng phải bỏ phần lớn ga mới đạt được nha cụ.

Nếu xác định xây mới ĐS chở người và tận dụng đường sắt cũ chở hàng thì nhà cháu thấy chẳng vấn đề gì cả. Các nhà ga hiện thời chuyển công năng sang thành ga hàng hóa. Nhỏ thì có thể chuyển đổi, bán đất rồi ra ven tp mở nhà ga mới. Ga hàng hóa đâu nhất thiết phải ở trung tâm tp đâu?
Vấn đề là thế này...xây riêng 1 tuyến 300-350km...tuyến cũ hiện hành muốn sang vận chuyển hàng hóa ở đây là container hoặc tương tự thì ta phải làm ít nhất 5 việc. Chứ nếu như giữ nguyên thì cũng chả thay đổi được gì...
1.Nâng cấp khả năng chịu tải của đường ray để phù hợp cho vận tải container...vì Pháp thiết kế tàu là cho hàng cho hàng rời chứ không phải cho container.
2. Nâng cấp thay thế hầu hết các toa xe cho mục đích ở trên.
3. Nắn lại tuyến đường tránh khu dân cư, giảm chiều dài tuyến nhất là các chỗ giao cắt đường bộ phải làm cầu vượt hoặc hầm chui để không ảnh hưởng tới đường bộ.
4. Thiết kế đầu tư lại nhà ga khu chung chuyển hàng hóa...
5. Tính đến kết nối với các nước làng giếng để XNK nhất là với tàu.

Sơ sơ thế thui đã phải bỏ vào không dưới 10 tỷ USD là ít.

Trong khi vận chuyển hành khách bắc nam có đường hàng không đảm nhiệm, tàu hay đường bộ chỉ bổ trợ. Việc đầu tư sân bay nội địa với công suất 1-2 triệu khách/ năm tư nhân Việt Nam làm vô tư.
Đường sắt nên vận tải hành khách các tuyến tầm trung là ăn tiền như Sài Gòn-Nha Trang, Sài Gòn-Phan Thiết...

Ta có cần thiết phải bỏ 60 tỷ đô cho 1 công trình mà không có gì trong tay từ kỹ thuật, vốn, kinh nghiệm vận hành...kèm với đó là lợi ích, lợi nhuận. độ lan tỏa kinh tế còn mù mờ hay không?
Thêm nữa dù đã bỏ ra cả 60 tỷ đô xây tuyến mới, tuyến cũ vẩn phải đầu tư thêm cả 10~15 tỷ đô nữa? vậy có đáng không?

Vậy thì tại sao ta không bỏ thêm hơn 10 tỷ USD nữa với tổng tầm 25~30 tỷ USD đề nâng tuyến hiện có để đạt được tốc độ tàu vận hành là 200km với hành khách, tàu hàng tầm 140km hay 160km... vừa chạy được tàu hàng vừa chở khách lại kết nối với các nước xung quanh thuận lợi cho XNK. Mà cái mô hình này được các nước trời âu áp dụng rất thành công sao ta không học hỏi?
 
Chỉnh sửa cuối:

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Tàu 300-350 để dạt được tốc độ chạy cũng phải bỏ phần lớn ga mới đạt được nha cụ.


Vấn đề là thế này...xây riêng 1 tuyến 300-350km...tuyến cũ hiện hành muốn sang vận chuyển hàng hóa ở đây là container hoặc tương tự thì ta phải làm ít nhất 5 việc. Chứ nếu như giữ nguyên thì cũng chả thay đổi được gì...
1.Nâng cấp khả năng chịu tải của đường ray để phù hợp cho vận tải container...vì Pháp thiết kế tàu là cho hàng cho hàng rời chứ không phải cho container.
2. Nâng cấp thay thế hầu hết các toa xe cho mục đích ở trên.
3. Nắn lại tuyến đường tránh khu dân cư, giảm chiều dài tuyến nhất là các chỗ giao cắt đường bộ phải làm cầu vượt hoặc hầm chui để không ảnh hưởng tới đường bộ.
4. Thiết kế đầu tư lại nhà ga khu chung chuyển hàng hóa...
5. Tính đến kết nối với các nước làng giếng để XNK nhất là với tàu.

Sơ sơ thế thui đã phải bỏ vào không dưới 10 tỷ USD là ít.

Trong khi vận chuyển hành khách bắc nam có đường hàng không đảm nhiệm, tàu hay đường bộ chỉ bổ trợ. Việc đầu tư sân bay nội địa với công suất 1-2 triệu khách/ năm tư nhân Việt Nam làm vô tư.
Đường sắt nên vận tải hành khách các tuyến tầm trung là ăn tiền như Sài Gòn-Nha Trang, Sài Gòn-Phan Thiết...

Ta có cần thiết phải bỏ 60 tỷ đô cho 1 công trình mà không có gì trong tay từ kỹ thuật, vốn, kinh nghiệm vận hành...kèm với đó là lợi ích, lợi nhuận. độ lan tỏa kinh tế còn mù mờ hay không?
Thêm nữa dù đã bỏ ra cả 60 tỷ đô xây tuyến mới, tuyến cũ vẩn phải đầu tư thêm cả 10~15 tỷ đô nữa? vậy có đáng không?

Vậy thì tại sao ta không bỏ thêm hơn 10 tỷ USD nữa với tổng tầm 25~30 tỷ USD đề nâng tuyến hiện có để đạt được tốc độ tàu vận hành là 200km với hành khách, tàu hàng tầm 140km hay 160km... vừa chạy được tàu hàng vừa chở khách lại kết nối với các nước xung quanh thuận lợi cho XNK. Mà cái mo hình này được các nước trời âu áp dụng rất thành công sao ta không học hỏi?
Cụ đòi tốc độ chở khách 200km/h còn chở hàng 140-160km/h, cụ có biết muốn đạt được như thế tốn trên 100 tỷ $ không, về mặt kỹ thuật gần như ko thể làm được.

Nó giống như người ta làm con đường cho con xe đua công thức 1 chạy chung với con xe hổ vồ nó chở 40-50 tấn hàng chậy ầm ầm phá đường ấy, đốt tiền hiểu chưa.

Vì thế khi làm tàu hỗn hợp chỉ làm tàu chạy chậm thôi, khách trung bình 110-120km/h hàng trung bình 80-100km/h, chở hàng 100km/h là tốt rồi cần gì phải cao tốc.(cái này cũng vài chục tỷ $ nhé ko hề rẻ)
 
Chỉnh sửa cuối:

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Tàu 300-350 để dạt được tốc độ chạy cũng phải bỏ phần lớn ga mới đạt được nha cụ.


Vấn đề là thế này...xây riêng 1 tuyến 300-350km...tuyến cũ hiện hành muốn sang vận chuyển hàng hóa ở đây là container hoặc tương tự thì ta phải làm ít nhất 5 việc. Chứ nếu như giữ nguyên thì cũng chả thay đổi được gì...
1.Nâng cấp khả năng chịu tải của đường ray để phù hợp cho vận tải container...vì Pháp thiết kế tàu là cho hàng cho hàng rời chứ không phải cho container.
2. Nâng cấp thay thế hầu hết các toa xe cho mục đích ở trên.
3. Nắn lại tuyến đường tránh khu dân cư, giảm chiều dài tuyến nhất là các chỗ giao cắt đường bộ phải làm cầu vượt hoặc hầm chui để không ảnh hưởng tới đường bộ.
4. Thiết kế đầu tư lại nhà ga khu chung chuyển hàng hóa...
5. Tính đến kết nối với các nước làng giếng để XNK nhất là với tàu.

Sơ sơ thế thui đã phải bỏ vào không dưới 10 tỷ USD là ít.

Trong khi vận chuyển hành khách bắc nam có đường hàng không đảm nhiệm, tàu hay đường bộ chỉ bổ trợ. Việc đầu tư sân bay nội địa với công suất 1-2 triệu khách/ năm tư nhân Việt Nam làm vô tư.
Đường sắt nên vận tải hành khách các tuyến tầm trung là ăn tiền như Sài Gòn-Nha Trang, Sài Gòn-Phan Thiết...

Ta có cần thiết phải bỏ 60 tỷ đô cho 1 công trình mà không có gì trong tay từ kỹ thuật, vốn, kinh nghiệm vận hành...kèm với đó là lợi ích, lợi nhuận. độ lan tỏa kinh tế còn mù mờ hay không?
Thêm nữa dù đã bỏ ra cả 60 tỷ đô xây tuyến mới, tuyến cũ vẩn phải đầu tư thêm cả 10~15 tỷ đô nữa? vậy có đáng không?

Vậy thì tại sao ta không bỏ thêm hơn 10 tỷ USD nữa với tổng tầm 25~30 tỷ USD đề nâng tuyến hiện có để đạt được tốc độ tàu vận hành là 200km với hành khách, tàu hàng tầm 140km hay 160km... vừa chạy được tàu hàng vừa chở khách lại kết nối với các nước xung quanh thuận lợi cho XNK. Mà cái mô hình này được các nước trời âu áp dụng rất thành công sao ta không học hỏi?
- Thứ nhất,
: đs hiện tại vận vận chuyển hàng container, hàng siêu trường siêu trọng bình thường, đã tư nhân hóa khá nhiều. Nâng cấp, sửa chữa... có lợi thì tư nhân họ ủng hộ ngay. Còn ko thì cứ như hiện tại cũng vẫn OK, toa xe khổ 0.98m Việt Nam mình tự làm được.

Tàu hàng 160km/h thuộc loại công nghệ cao rồi, các chi phí đầu tư, quản lý... đi kèm cũng ko hề nhỏ khi kiến thức của ta = 0 với loại này. Ta cũng sẽ phải phụ thuộc công nghệ thôi, chỉ khâc là phụ thuộc thằng nào?

- Thứ 2: Nhà cháu chưa nói ủng hộ loại 350km/h hay 250km/h (thực tế là như nhau, đều là DSCT).

Các cụ trên này đều xoáy vào hiệu quả kinh tế để loại bỏ DSCT. Vậy chứ tàu hàng 160km/h kia khiến chi phí vc tăng gấp bao lần? Có cạnh tranh lại đường bộ ko? Giá vé tàu 250km/h kia tăng bao lần? Có cạnh tranh lại máy bay và xe khách ko? Nhà nước có phải bù lỗ ko.... Tổng thể thì tính hiệu quả kinh tế cho phương án này thì chẳng ai bàn đến. Chỉ là gạt phương án kia rồi thì còn mỗi cái này để lựa chọn.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,126
Động cơ
-154,925 Mã lực
Tuổi
36
Cụ đòi tốc độ chở khách 200km/h còn chở hàng 140-160km/h, cụ có biết muốn đạt được như thế tốn trên 100 tỷ $ không, về mặt kỹ thuật gần như ko thể làm được.

Nó giống như người ta làm con đường cho con xe đua công thức 1 chạy chung với con xe hổ vồ nó chở 40-50 tấn hàng chậy ầm ầm phá đường ấy, đốt tiền hiểu chưa.

Vì thế khi làm tàu hỗn hợp chỉ làm tàu chạy chậm thôi, khách trung bình 110-120km/h hàng trung bình 80-100km/h, chở hàng 100km/h là tốt rồi cần gì phải cao tốc.(cái này cũng vài chục tỷ $ nhé ko hề rẻ)
Đề xuất của Bộ KHĐT, nên bổ sung phương án nâng cấp đường sắt hiện hữu, để khai thác chung tàu hàng và tàu khách, tốc độ tàu dưới 200km/h ; tổng mức đầu tư chỉ khoảng 26 tỉ USD.

Như này là hợp lý. Còn dsct 300 tỷ thì Nhật thấy lời thì bỏ BOT mà làm chắc chả ai phản đối đâu. Cần gì dụ vay ODA làm gì cho mệt.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,126
Động cơ
-154,925 Mã lực
Tuổi
36
- Thứ nhất,
: đs hiện tại vận vận chuyển hàng container, hàng siêu trường siêu trọng bình thường, đã tư nhân hóa khá nhiều. Nâng cấp, sửa chữa... có lợi thì tư nhân họ ủng hộ ngay. Còn ko thì cứ như hiện tại cũng vẫn OK, toa xe khổ 0.98m Việt Nam mình tự làm được.

Tàu hàng 160km/h thuộc loại công nghệ cao rồi, các chi phí đầu tư, quản lý... đi kèm cũng ko hề nhỏ khi kiến thức của ta = 0 với loại này. Ta cũng sẽ phải phụ thuộc công nghệ thôi, chỉ khâc là phụ thuộc thằng nào?

- Thứ 2: Nhà cháu chưa nói ủng hộ loại 350km/h hay 250km/h (thực tế là như nhau, đều là DSCT).

Các cụ trên này đều xoáy vào hiệu quả kinh tế để loại bỏ DSCT. Vậy chứ tàu hàng 160km/h kia khiến chi phí vc tăng gấp bao lần? Có cạnh tranh lại đường bộ ko? Giá vé tàu 250km/h kia tăng bao lần? Có cạnh tranh lại máy bay và xe khách ko? Nhà nước có phải bù lỗ ko.... Tổng thể thì tính hiệu quả kinh tế cho phương án này thì chẳng ai bàn đến. Chỉ là gạt phương án kia rồi thì còn mỗi cái này để lựa chọn.
Làm ăn mà ko tính kinh tế thì tính gì hả cụ...Nên quan điểm em rất rõ ràng.
Hành khách bắc nam.. hàng không là chính, bộ hay sắt chỉ là bổ trợ. Nên làm đường sắt cạnh tranh với hàng không là lãng phí nguồn lực quốc gia hiện nay. Khi nào hàng không có dấu hiệu không kham nổi thì đầu tư Dsct.
Vận tải bắc nam sắt 1 phần, bộ 1 phần, biển 1 phần trong đó nâng cao đường sắt giảm tải cho cảng biển và đường bộ.
Còn làm Dsct hay cải tạo DS hiện hành phải kèm chuyển giao ít nhất 1 phần công nghệ chứ không kiểu mua từ a-z được.
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Đề xuất của Bộ KHĐT, nên bổ sung phương án nâng cấp đường sắt hiện hữu, để khai thác chung tàu hàng và tàu khách, tốc độ tàu dưới 200km/h ; tổng mức đầu tư chỉ khoảng 26 tỉ USD.

Như này là hợp lý. Còn dsct 300 tỷ thì Nhật thấy lời thì bỏ BOT mà làm chắc chả ai phản đối đâu. Cần gì dụ vay ODA làm gì cho mệt.
Tôi ko quan tâm đến cái dự án của thằng Nhật, vấn đề là cụ chửi đsct nhưng lại đòi tốc độ 200km/h nó chính là đsct đấy.

Nâng cấp đường sắt hiện tại ko bao giờ có tốc độ 200km/h chỉ bình quân khoảng 110-120km/h chở khách.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,126
Động cơ
-154,925 Mã lực
Tuổi
36
Tôi ko quan tâm đến cái dự án của thằng Nhật, vấn đề là cụ chửi đsct nhưng lại đòi tốc độ 200km/h nó chính là đsct đấy.

Nâng cấp đường sắt hiện tại ko bao giờ có tốc độ 200km/h chỉ bình quân khoảng 110-120km/h chở khách.
Nâng cấp phải hiểu là nâng cả khổ đường từ 1m thành 1435 nha cụ. Từ 1 đường ray thành 2 đường ray...
Hay cụ nghĩ giữ nguyên... Nếu nguyên thì đúng là chạy 110km/h là lắc lắm rùi.
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
Nâng cấp phải hiểu là nâng cả khổ đường từ 1m thành 1435 nha cụ.
Hay cụ nghĩ giữ nguyên... Nếu nguyên thì đúng là chạy 110km/h là lắc lắm rùi.
Nâng lên thành đường đôi 1435 và điện khí hóa nhé ko ai chạy dầu nữa, chỉ chạy được thế thôi nằm mơ à mà đòi 200km/h.
Đây là nói tốc độ trung bình nhé.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,126
Động cơ
-154,925 Mã lực
Tuổi
36
Nâng lên thành đường đôi 1435 và điện khí hóa nhé ko ai chạy dầu nữa, chỉ chạy được thế thôi nằm mơ à mà đòi 200km/h.
Đây là nói tốc độ trung bình nhé.
😂😂😂 Giờ lại thành TB.. thế tàu chạy được 200km thì khi vận hành tuỳ vào nhà điều hành mà chạy chứ... Vấn đề là nó có thể chạy và vận chuyển được container.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Nâng cấp phải hiểu là nâng cả khổ đường từ 1m thành 1435 nha cụ. Từ 1 đường ray thành 2 đường ray...
Hay cụ nghĩ giữ nguyên... Nếu nguyên thì đúng là chạy 110km/h là lắc lắm rùi.
Ahihi, nâng cấp khổ đường cũ mà có 26 tỷ, nhà cháu nghe khó tin quá.

Chịu tải nền, chịu tải ray, độ cong đường... của khổ 1435m khác xa với khổ 0.98m. Nội việc dừng tàu để nâng tải trọng nền, mở rộng khổ thôi, thiệt hại mỗi ngày là bao nhiêu rồi? Nâng cấp xong đs có khi thiệt hại gấp vài lần cái làm mới ý chứ.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,126
Động cơ
-154,925 Mã lực
Tuổi
36
Ahihi, nâng cấp khổ đường cũ mà có 26 tỷ, nhà cháu nghe khó tin quá.

Chịu tải nền, chịu tải ray, độ cong đường... của khổ 1435m khác xa với khổ 0.98m. Nội việc dừng tàu để nâng tải trọng nền, mở rộng khổ thôi, thiệt hại mỗi ngày là bao nhiêu rồi? Nâng cấp xong đs có khi thiệt hại gấp vài lần cái làm mới ý chứ.
Chả biết thiệt hại thế nào chứ thấy năm nào đường sắt báo lỗ chỏng vó ra. Mà làm từng phân đoạn mà ta...
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
😂😂😂 Giờ lại thành TB.. thế tàu chạy được 200km thì khi vận hành tuỳ vào nhà điều hành mà chạy chứ... Vấn đề là nó có thể chạy và vận chuyển được container.
Đọc lại bên trên cụ trích của tôi có chữ trung bình ko? ko có thằng điên nào nó lắp con tàu chạy 200km/h vào con đường ko thể chạy được hiểu chưa.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Chả biết thiệt hại thế nào chứ thấy năm nào đường sắt báo lỗ chỏng vó ra. Mà làm từng phân đoạn mà ta...
Báo lỗ là do quản lý "yếu kém". Với lý do quản lý yếu kém thì tốt nhất ko đầu tư gì ráo vì chỗ nào cũng kém cả.

Cách đây mấy năm nhà cháu đã nói vấn đề nâng cấp đường cũ còn đắt hơn làm mới trong topic này rồi, giờ lười tìm lại. Có mấy lý do:

- Khổ đôi 1.435m x 2 = 2.870m, khoảng cách 2 đường 2.500m, hành lang an toàn mỗi bên 9m. Vậy cần bề rộng 22-25m cho đường sắt. Tức là cần mở rộng thêm 15-20m đường cho vài trăm km nội thành các thành phố, khoản đền bù khá lớn đấy.

- Khổ đôi mở rộng về bên phải, đoạn từ Phủ lý trở đi, đường sắt lấn 20m vào đường Quốc lộ 1 -> nắn đường bộ. Khổ đôi mở rộng về bên trái -> Riêng HN thì lấn ra đến gần công viên, và từ HN đi Phủ lý cũng lấn 15-20m sang đương quốc lộ 1 -> nắm đường Quốc lộ

- Ở đoạn đèo Hải vân, Có những đoạn hầm chui có vách núi khá hẹp, nếu khoan rộng ra thì cần phải thêm trụ chống đỡ quả núi, và khoan rộng ra chưa chắc đã dễ hơn khoan mới, phức tạp nhỉ? Mở đường đôi sang phải hay sang trái thì cũng sẽ có đoạn làm đường ra ngoài vực hoặc chui qua núi chỗ sâu nhất -> Chi phí và kỹ thuật đòi hỏi sẽ rất cao, vì cứ cách mép núi 1m thì sẽ sâu xuống 10m. (100m hay 1km thì phải, chỗ này ko nhớ chính xác)

- Cải tạo khổ trên đường cũ kiều gì cũng phải dừng lưu thông. Không thể thi công 1-2 tiếng lại nghỉ đề chờ được.

- Còn nữa mà lâu rồi quên béng, nhà cháu chưa nhớ ra.
 
Chỉnh sửa cuối:

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,126
Động cơ
-154,925 Mã lực
Tuổi
36
Đọc lại bên trên cụ trích của tôi có chữ trung bình ko? ko có thằng điên nào nó lắp con tàu chạy 200km/h vào con đường ko thể chạy được hiểu chưa.
;;) ;;) ;;) gì mà đã căng vậy ta...thiếu gì ví dụ tàu đã nhập về mà đến giờ chả biết bào giờ có thể chạy được kia kìa.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Vậy thì tại sao ta không bỏ thêm hơn 10 tỷ USD nữa với tổng tầm 25~30 tỷ USD đề nâng tuyến hiện có để đạt được tốc độ tàu vận hành là 200km với hành khách, tàu hàng tầm 140km hay 160km... vừa chạy được tàu hàng vừa chở khách lại kết nối với các nước xung quanh thuận lợi cho XNK. Mà cái mô hình này được các nước trời âu áp dụng rất thành công sao ta không học hỏi?
E nghĩ trước mắt cứ nâng mẹ tuyến hiện tại thành 2 làn, và nâng lên khổ 1.435m chạy cho phê. Và làm thêm các tuyến nhánh từ HN lên phía Bắc cũng như từ Tp HCM ra các địa bàn Đông Nam Bộ. Sau này công nghệ lên, tài chính lên tự làm ĐSCT vẫn ổn. Cái chính là phương án cải tạo cái hệ thống hiện tại như thế tài chính nó ra sao và quan trọng là làm như thế nào (ai làm).
Về tài chính công - tài chính đầu tư, nếu mà làm cái dự án này chỉ toàn là vốn trogn nước (VND) thì rủi ro vỡ nợ sẽ đỡ hơn rất nhiều so với việc phải vay ODA ngoại tệ. Chỉ đơn giản là đầu tư công để kích cầu đầu tư. Nên nếu có 1 ông như ông Nga chẳng hạn, offer chuyển giao cho công nghệ luyện kim các kiểu để sản xuất làm đường sắt ngay tại Việt nam. Các phần cứng như thép thì luyện thép Hòa Phát sản xuất, đầu máy có thể làm đc ở Việt nam nữa thì tốt thì xúc vô tư. Lúc đó suất đầu tư có cao thì vẫn là vốn nội, VND. Tiền vẫn loanh quanh trong nước. Mọi người cứ há hốc mồm việc TQ họ làm ĐSCT bét nhè mà ko sợ rủi ro vỡ nợ vì toàn dùng vốn nội, CNY và ko phải nhập khẩu mấy. Nên cân đối tài chính ko sợ. Nợ công Nhật/GDP đồng JPY lên tới 240% mà chả ai lo Nhật vỡ nợ cả, vì toàn bằng đồng Yên.
 
Chỉnh sửa cuối:

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,243
Động cơ
377,128 Mã lực
;;) ;;) ;;) gì mà đã căng vậy ta...thiếu gì ví dụ tàu đã nhập về mà đến giờ chả biết bào giờ có thể chạy được kia kìa.
Hình như Châu âu có nước nó làm như cụ nói, tất nhiên điều kiện tuyến nó dễ làm, tuyến mình ko làm được.
Tuy nhiên kết quả nó bảo tàu nó cao tốc 250, 300km/h nhưng chạy chậm gọi tàu TQ bằng cụ.
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,076
Động cơ
120,221 Mã lực
- Thứ nhất,
: đs hiện tại vận vận chuyển hàng container, hàng siêu trường siêu trọng bình thường, đã tư nhân hóa khá nhiều. Nâng cấp, sửa chữa... có lợi thì tư nhân họ ủng hộ ngay. Còn ko thì cứ như hiện tại cũng vẫn OK, toa xe khổ 0.98m Việt Nam mình tự làm được.

Tàu hàng 160km/h thuộc loại công nghệ cao rồi, các chi phí đầu tư, quản lý... đi kèm cũng ko hề nhỏ khi kiến thức của ta = 0 với loại này. Ta cũng sẽ phải phụ thuộc công nghệ thôi, chỉ khâc là phụ thuộc thằng nào?

- Thứ 2: Nhà cháu chưa nói ủng hộ loại 350km/h hay 250km/h (thực tế là như nhau, đều là DSCT).

Các cụ trên này đều xoáy vào hiệu quả kinh tế để loại bỏ DSCT. Vậy chứ tàu hàng 160km/h kia khiến chi phí vc tăng gấp bao lần? Có cạnh tranh lại đường bộ ko? Giá vé tàu 250km/h kia tăng bao lần? Có cạnh tranh lại máy bay và xe khách ko? Nhà nước có phải bù lỗ ko.... Tổng thể thì tính hiệu quả kinh tế cho phương án này thì chẳng ai bàn đến. Chỉ là gạt phương án kia rồi thì còn mỗi cái này để lựa chọn.
Các cụ có chuyên môn có con số so sánh chí phí vận hành bảo dưỡng của 250km/h và 320-350km/h không? Giả sử để cạnh tranh thì giá vé sẽ không phải cõng phần lớn chi phí đầu tư ban đầu, vậy chỉ vận hành và bảo dưỡng thì giá vé sẽ bao nhiêu?
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,425
Động cơ
114,123 Mã lực
Các cụ có chuyên môn có con số so sánh chí phí vận hành bảo dưỡng của 250km/h và 320-350km/h không? Giả sử để cạnh tranh thì giá vé sẽ không phải cõng phần lớn chi phí đầu tư ban đầu, vậy chỉ vận hành và bảo dưỡng thì giá vé sẽ bao nhiêu?
Trước em có tính sơ sơ, dựa trên các report của Âu, Đài, Nhật, Tàu... Thì chi phí vận hành cho tàu cao tốc 300-350km/h là khoảng 2k vnđ/km/ghế. Chưa tính lãi vay đầu tư, coi như được người ta biếu, hoặc coi như phần đấy chính là trợ giá vé của nhà nước.

Như vậy giá vé tuyến HN-SG tối thiểu là 3.5tr, chạy mất 8 tiếng. Đấy là giả định tốt nhất tàu lúc nào cũng full ghế đấy. Có cụ nào còn bảo làm đsct để hàng không nó sáng mắt ra, vâng, nó chả ôm bụng cười trợn cả mắt lên í.

Tàu tốc độ cao 250km/h chi phí đầu tư và vận hành không rẻ hơn nhiều, trước các cụ trên này áng 8/10 so với tàu trên 300km/h. Mà rất có thể cũng không chạy được tàu hàng nặng (heavy freight). Nên tốt nhất là về hẳn phương án <200km/h, chở được hàng nặng.

Bài học của TQ rất rõ ràng, dù hệ thống đường bộ cực tốt, nhưng vẫn có tới 40% khối lượng hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt. Vận tải đường sắt là rất quan trọng.
 

Bleu Azur

Xe tải
Biển số
OF-772118
Ngày cấp bằng
27/3/21
Số km
224
Động cơ
45,724 Mã lực
Tuổi
52
Trước em có tính sơ sơ, dựa trên các report của Âu, Đài, Nhật, Tàu...
...

Tàu tốc độ cao 250km/h chi phí đầu tư và vận hành không rẻ hơn nhiều, trước các cụ trên này áng 8/10 so với tàu trên 300km/h. Mà rất có thể cũng không chạy được tàu hàng nặng (heavy freight). Nên tốt nhất là về hẳn phương án <200km/h, chở được hàng nặng.

Bài học của TQ rất rõ ràng, dù hệ thống đường bộ cực tốt, nhưng vẫn có tới 40% khối lượng hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt. Vận tải đường sắt là rất quan trọng.
Bác chắc dân trong nghề. Tôi không trong nghề, nhưng suy nghĩ cá nhân thấy trùng với bác.
Chỉ cần tàu 150km là ổn rồi. Thay thế cho xe khách đường dài. Kết hợp chở hàng hóa nữa.
Khi mức sống cao hơn, VN sẽ giống các nước phát triển. Khi đó dân thành phố sẽ bỏ ô tô cá nhân, vì không có chỗ đỗ, vì tắc đường. Dân nông thôn sẽ đi ô tô, vì không có giao thông công cộng.
Người các tỉnh lên thành phố làm việc, dịp nghỉ sẽ về quê bằng tàu. Người nhà đi ô tô ra đón ở ga.
Xe khách và xe ô tô không đủ sức vận chuyển người những dịp đó, mà phải trông vào tàu.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top