[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Tôi không rõ đã có chỗ nào đề xuất lên Đường HCM chưa.

Cái đường mới này, để phát triển thêm + nhanh hơn + mạnh hơn những chỗ đang phát triển, duyên hải ven biển, chứ không phải lên trển.

Còn đục núi: Bác không mở rộng được thì bác đục chỗ khác.
Đằng nào bác cũng đục thêm (mở rộng cũ) hoặc Đục mới (làm đường đôi mới).
Vậy những đường đáng ra chạy ra vực thì cụ nắn lại, vắt qua đường cũ chạy vào núi hay sao ạ? Việc đào hầm qua núi dài vài km cũng là chuyện ko hề dễ dàng rồi.

Còn những đường cong lớn, ko cho phép với tàu tốc độ cao thì cụ xử lý thế nào? ĐSVN có nhiều đoạn kiểu này lắm. Cái ảnh dưới mà đào hầm xuyên núi thì nó dài cỡ nào?

02080836-4-duong-sat-viet-nam.jpg
unnamed.jpg
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,481
Động cơ
408,528 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vậy những đường đáng ra chạy ra vực thì cụ nắn lại, vắt qua đường cũ chạy vào núi hay sao ạ? Việc đào hầm qua núi dài vài km cũng là chuyện ko hề dễ dàng rồi.

Còn những đường cong lớn, ko cho phép với tàu tốc độ cao thì cụ xử lý thế nào? ĐSVN có nhiều đoạn kiểu này lắm. Cái ảnh dưới mà đào hầm xuyên núi thì nó dài cỡ nào?

02080836-4-duong-sat-viet-nam.jpg
unnamed.jpg
Đường sắt thời Pháp làm theo nguyên tắc tiết kiệm nên lựa theo địa hình. Việt nam muốn nâng cấp trên tuyến đường cũ thì có 2 giải pháp:

1. Nắn lại những khúc cua, có thể làm nền đường mới hoặc làm đường trên cao (như đoạn cua chân đèo Hải vân muốn nắn lại thì phải làm đường trên cao)

2. Chấp nhận dùng cung đường cũ, nếu thế thì tàu phải là loại tilting. Tilting là loại tàu có thể chạy nhanh ở những khúc cua, hãng Pendolino của Ý là chuyên gia về loại tàu này:
Tilting.jpg

Đây là tàu tilting Pendolino của hãng Virgin (Anh), báo giá 11 triệu bảng cho 1 đoàn 8 toa (năm 2008) đầu tàu đâu đó 7 triệu bảng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Đường sắt thời Pháp làm theo nguyên tắc tiết kiệm nên lựa theo địa hình. Việt nam muốn nâng cấp trên tuyến đường cũ thì có 2 giải pháp:

1. Nắn lại những khúc cua, có thể làm nền đường mới hoặc làm đường trên cao (như đoạn cua chân đèo Hải vân muốn nắn lại thì phải làm đường trên cao)

2. Chấp nhận dùng cung đường cũ, nếu thế thì tàu phải là loại tilting. Tilting là loại tàu có thể chạy nhanh ở những khúc cua, hãng Pendolino của Ý là chuyên gia về loại tàu này:
Tilting.jpg

Đây là tàu tilting Pendolino của hãng Virgin (Anh), báo giá 11 triệu bảng cho 1 đoàn 8 toa (năm 2008) đầu tàu đâu đó 7 triệu bảng.
Hị hị. Việc cố sửa trên đường cũ cần rất nhiều giải pháp khác nhau. Làm cầu vượt khu vực núi thì cũng là thi công cầu trên khu vực vực sâu, rất khó khăn và tốn kém. Đào hầm xuyên núi dài như vậy cần thuê máy TBM, chi phí ko rẻ. Mà cái tilting thì có cụ ở trên nói rồi, chi phí bảo dưỡng hàng năm cực kỳ đắt đỏ.

Trong khi làm mới thì xử lý dễ dàng hơn nhiều, sao ko chọn?
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Uzbekistan là nước khá nghèo, dân số khoảng 28 triệu người, GDP cỡ 57 tỷ $, bình quân đầu người cỡ 2000$. Nhưng đã xây dựng được tới 600km đường sắt. Và tất nhiên là họ không hợp tác với Nhật và họ sử dụng công nghệ 250 km/h.
VN có GDP 350 tỷ $ nhưng với việc thằng JICA nó thò chân vào lobby (và cả phá hoại thằng khác nếu có thằng đề xuất) nên mãi không thể triển khai được 1 dự án đường sắt ra hồn.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Hị hị. Việc cố sửa trên đường cũ cần rất nhiều giải pháp khác nhau. Làm cầu vượt khu vực núi thì cũng là thi công cầu trên khu vực vực sâu, rất khó khăn và tốn kém. Đào hầm xuyên núi dài như vậy cần thuê máy TBM, chi phí ko rẻ. Mà cái tilting thì có cụ ở trên nói rồi, chi phí bảo dưỡng hàng năm cực kỳ đắt đỏ.

Trong khi làm mới thì xử lý dễ dàng hơn nhiều, sao ko chọn?
Em nói rồi. Phải nghiên cứu cụ thể chứ chém gió như cụ thì khác gì đám JICA. Phải tính xem là trong 1700 km tuyến tận dụng được bao nhiêu? Xây mới bao nhiêu? Giải phóng mặt bằng bao nhiêu.
Nhà em ở quê giáp ngay đường sắt, tính từ ray gần nhất ra tầm 8m là đất của đường sắt, không được trồng cây. Nếu toàn tuyến như vậy thì đường sắt hiện tại có 1 dải đất rộng tới 15-17 mét mà khi triển khai làm sẽ không phải mất công giải phóng mặt bằng.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Đọc bình luận trên bài báo của Vnexpress là hiểu mức độ làm truyền thông của người Nhật tốt như thế nào. Tởm.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Em nói rồi. Phải nghiên cứu cụ thể chứ chém gió như cụ thì khác gì đám JICA. Phải tính xem là trong 1700 km tuyến tận dụng được bao nhiêu? Xây mới bao nhiêu? Giải phóng mặt bằng bao nhiêu.
Nhà em ở quê giáp ngay đường sắt, tính từ ray gần nhất ra tầm 8m là đất của đường sắt, không được trồng cây. Nếu toàn tuyến như vậy thì đường sắt hiện tại có 1 dải đất rộng tới 15-17 mét mà khi triển khai làm sẽ không phải mất công giải phóng mặt bằng.
Hị hị, chém gió trên mạng mà cụ đòi số liệu cuả nhà đầu tư. Cụ cảm tính mà nhà cháu cũng cảm tính. Cụ khẳng định làm được cũng chả dựa trên số liệu nào cả.

Ít nhất, nhà cháu biết đường sắt cũ chạy vào hầu hết trung tâm các thành phố lớn. Mở rộng sang 2 bên 20 - 25m thì ko thể tránh khỏi đền bù giải phóng mặt bằng. Chạy vào phố càng nhiều thì càng nguy hiểm và cản trở giao thông nội đô.

Đường sắt cắt đường bộ vài đoạn, chạy song song vài đoạn nên cũng có vài đoạn phải nắn lại đường quốc lộ hàng chục km vì đường sắt. Và đường sắt sẽ cản trở giao thông đường bộ khi cắt ngang.

Khu vực miền trung thì sẽ có đoạn đào núi hàng chục km và có hàng chục km làm cầu cạn trên vực sâu. Có những đoạn hầm có vài trăm mét, nghĩa là rất sát vách núi. Sau này mở rộng hầm thì nguy cơ nứt sụt là rất cao.
 
Chỉnh sửa cuối:

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Hị hị, chém gió trên mạng mà cụ đòi số liệu cuả nhà đầu tư. Cụ cảm tính mà nhà cháu cũng cảm tính. Cụ khẳng định làm được cũng chả dựa trên số liệu nào cả.

Ít nhất, nhà cháu biết đường sắt cũ chạy vào hầu hết trung tâm các thành phố lớn. Mở rộng sang 2 bên 20 - 25m thì ko thể tránh khỏi đền bù giải phóng mặt bằng. Chạy vào phố càng nhiều thì càng nguy hiểm và cản trở giao thông nội đô.

Đường sắt cắt đường bộ vài đoạn, chạy song song vài đoạn nên cũng có vài đoạn phải nắn lại đường quốc lộ hàng chục km vì đường sắt. Và đường sắt sẽ cản trở giao thông đường bộ khi cắt ngang.

Khu vực miền trung thì sẽ có đoạn đào núi hàng chục km và có hàng chục km làm cầu cạn trên vực sâu. Có những đoạn hầm có vài trăm mét, nghĩa là rất sát vách núi. Sau này mở rộng hầm thì nguy cơ nứt sụt là rất cao.
Cụ làm đường mới thì cũng phải giải phóng mặt bằng chứ có tránh được đâu? Thậm chí còn nhiều hơn vì không tận dụng được đất nhà ga sẵn có. Các đoạn khác tàu hỏa toàn chạy trong rừng hoặc giữa đồng chứ được mấy đoạn chạy kèm đường quốc lộ đâu. Cái số liệu em có là hơn 1700km đường sắt hiện tại có dải đất đủ rộng để bố trí 2 làn tàu hỏa.
 

bmw_diesel

Xe buýt
Biển số
OF-49162
Ngày cấp bằng
21/10/09
Số km
686
Động cơ
466,165 Mã lực
Vâng.trong khi các cụ đang múa phím cãi nhau nên làm hay ko thì a Lào đã có tầu cao tốc để đi cho sướng cái thằng người :)
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Cụ làm đường mới thì cũng phải giải phóng mặt bằng chứ có tránh được đâu? Thậm chí còn nhiều hơn vì không tận dụng được đất nhà ga sẵn có. Các đoạn khác tàu hỏa toàn chạy trong rừng hoặc giữa đồng chứ được mấy đoạn chạy kèm đường quốc lộ đâu. Cái số liệu em có là hơn 1700km đường sắt hiện tại có dải đất đủ rộng để bố trí 2 làn tàu hỏa.
Cụ có số liệu thì cụ đưa lên thôi, chứ nói ko thì khó.

HN, SG thì có thể chuyển ga ra ngoại ô, chứ những tp như Phủ lý, Nam định, Thanh hóa, Vinh, Huế, Đà nẵng... thì làm thế nào?

Cụ cứ khăng khăng sửa đường cũ, trong khi đường sắt cũ ko đủ tiêu chuẩn, nền thì phải đào lên gia cố lại, ray thì bỏ đi, đường hầm thì phải khoét rộng ra, đoạn cong thì phải nắn thẳng...

Làm đường song song bên cạnh thì đoạn lấn ra quốc lộ, đoạn lấn vào nhà dân, đoạn phải đào hầm qua núi hàng chục km, đoạn thì làm cầu ra vực sâu...

Nhà ga cũng phải làm lại vì hệ thống đường ray khác nhau cần khoảng cách khác nhau...

Chả hiểu tiết kiệm được cái gì mà cứ khăng khăng như vậy?
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Vâng.trong khi các cụ đang múa phím cãi nhau nên làm hay ko thì a Lào đã có tầu cao tốc để đi cho sướng cái thằng người :)
Cùung với nhu cầu kích thích kinh tế & bơm tiền hậu đại dịch hiện nay thì nên giao tư nhân làm đường sắt 160km/h - 250km/h với công nghệ Trung Quốc trên nền đường cũ. Đảm bảo sau khoảng 5 năm là xong, chạy tít thò lò như Lào.

Các cụ cứ xem Sovico & FPT sửa HOSE thì thấy, ko cần nói nhiều. Ko cần bàn nhiều. Chỉ cần 100 ngày trong khi nhà nước làm 5-10 năm ko xong.

Nếu chưa tin thì thử nghiệm trước, giao làm thử Hà Nội Hải Phòng và Biên Hòa Vũng Tàu.
 
Chỉnh sửa cuối:

superPDP

Xe điện
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
4,700
Động cơ
384,205 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Vậy những đường đáng ra chạy ra vực thì cụ nắn lại, vắt qua đường cũ chạy vào núi hay sao ạ? Việc đào hầm qua núi dài vài km cũng là chuyện ko hề dễ dàng rồi.

Còn những đường cong lớn, ko cho phép với tàu tốc độ cao thì cụ xử lý thế nào? ĐSVN có nhiều đoạn kiểu này lắm. Cái ảnh dưới mà đào hầm xuyên núi thì nó dài cỡ nào?

02080836-4-duong-sat-viet-nam.jpg
unnamed.jpg
Như với cao tốc Bắc Nam thì cũng phải chơi hầm xuyên núi thôi, nếu làm đường sắt cao tốc cần nhiều cầu vì nó đi riêng một đường và phải đảm bảo xuyên suốt liên tục. Chi phí cả hầm cả cầu thì vô cùng lớn. Một cái hầm đôi cho đường bộ dài 1.3km rơi cỡ 1500 tỉ
 

superPDP

Xe điện
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
4,700
Động cơ
384,205 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Cùung với nhu cầu kích thích kinh tế & bơm tiền hậu đại dịch hiện nay thì nên giao tư nhân làm đường sắt 160km/h - 250km/h với công nghệ Trung Quốc trên nền đường cũ. Đảm bảo sau khoảng 5 năm là xong, chạy tít thò lò như Lào.

Các cụ cứ xem Sovico & FPT sửa HOSE thì thấy, ko cần nói nhiều. Ko cần bàn nhiều. Chỉ cần 100 ngày trong khi nhà nước làm 5-10 năm ko xong.

Nếu chưa tin thì thử nghiệm trước, giao làm thử Hà Nội Hải Phòng và Biên Hòa Vũng Tàu.
Món này đầu tư lớn thu hồi vốn lâu sợ tư nhân chả mặn mà gì đâu
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Món này đầu tư lớn thu hồi vốn lâu sợ tư nhân chả mặn mà gì đâu
Chỉ là vđ cơ chế thôi cụ. Mà cơ chế là do mình đẻ ra. Ví dụ, giao thêm nhà ga cho họ khai thác. Nhà ga toàn các vị trí đẹp trong thành phố lớn, lại có lưu lượng khách đông nên làm trung tâm thương mại rất ngon.
 

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,265
Động cơ
212,479 Mã lực

Mercedes_Benz

Xe điện
Biển số
OF-14174
Ngày cấp bằng
21/3/08
Số km
2,797
Động cơ
541,859 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đất nước Việt Nam trải dài hàng nghìn cây số, vì vậy bắt buộc phải có hệ thống đường sắt cao tốc. Hãy thử nghĩ, mất 10p từ hn về tới phủ lý, 15p về tới Ninh Bình, 30p về tới tp thanh hoá, 1 tiếng về tới tp vinh. Úi chao cứ phải gọi là sướng
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,068
Động cơ
120,231 Mã lực
Vậy những đường đáng ra chạy ra vực thì cụ nắn lại, vắt qua đường cũ chạy vào núi hay sao ạ? Việc đào hầm qua núi dài vài km cũng là chuyện ko hề dễ dàng rồi.

Còn những đường cong lớn, ko cho phép với tàu tốc độ cao thì cụ xử lý thế nào? ĐSVN có nhiều đoạn kiểu này lắm. Cái ảnh dưới mà đào hầm xuyên núi thì nó dài cỡ nào?

02080836-4-duong-sat-viet-nam.jpg
unnamed.jpg
Em tò mò nếu cứ coi như những đoạn khó quá như thế này hoặc vướng gpmb quá đắt bỏ đi nắn sang tuyến khác dễ làm hơn thì sao ạ? Như mấy cụ trên là bn % phải nắn.
Tàu khách thì ga phải đi qua trung tâm chứ. tuyen cũ chỉ chở hàng lại qua trung tâm, tuyeens mới chỉ chở khách đi ngoại ô nghe hơi sai sai. Khách đi sẽ thấy bất tiện?
 
Chỉnh sửa cuối:

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,615
Động cơ
285,641 Mã lực
Em tò mò nếu cứ coi như những đoạn khó quá như thế này hoặc vướng gpmb quá đắt bỏ đi nắn sang tuyến khác dễ làm hơn thì sao ạ? Như mấy cụ trên là bn % phải nắn.
Tàu khách thì ga phải đi qua trung tâm chứ. tuyen cũ chỉ chở hàng lại qua trung tâm, tuyeens mới chỉ chở khách đi ngoại ô nghe hơi sai sai. Khách đi sẽ thấy bất tiện?
phương án an toàn cho tất cả là làm mới hoàn toàn đường đôi điện khí hóa , tốc độ 160km/h ----> 200km/h , Hòa Phát luyện kim ray , Vinfast , Viettel ..v..v...v , nói chung nội địa được càng nhiều càng tốt .

Tận dụng dự án tiêu mất nhiều tiền thì phải có gì để nâng năng lực của các cty VN chứ , vd : công nghệ luyện kim có được , công nghệ đóng toa xe ..v..v..v...
 

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,265
Động cơ
212,479 Mã lực
Việt cũng không vừa đâu cụ mợ ạ, sắp tiến lên nữa rồi.

25616ED1-7F99-4E05-8564-67E9F0A625C6.jpeg
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top