[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,133
Động cơ
770,306 Mã lực
CHở hàng chở khách cụ ak. Đi tàu an toàn và tiện hơn đi xe khách giường nằm nguy hiểm mà mệt lắm, dân về ăn tết ko có vé. Đất nước thì thiệt tí nhưng mà dân dc lợi cụ ak. Chi phí thì theo như bộ kế hoạch và đầu tư tính khoảng 26 tỉ đô bằng một nửa shinkansen.
Dân trong ngành đã chỉ ra là bộ KHĐT tính sai cụ ạ, em tin dân giao thông tính giao thông hơn là dân kế hoạch tính giao thông
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,429
Động cơ
477,343 Mã lực
Tuổi
54
Em confirm những điều cụ nói. Em kể 2 câu chuyện:
- Thứ nhất: em đi tàu ở Nhật, vì em mua thẻ JR Pass nên chẳng cần thủ tục lọ chai gì. Qua cửa soát vé em giơ thẻ ra là nhân viên cứ A-ri-ga-tô gật đầu như bổ củi. Tàu đến dừng chỉ độ 1-2 phút. Bọn Nhật bựa, mình ko đặt ghế trước thì nó ko cho mình ngồi vào ghế reserved mặc dù ghế đó đang trống.
- Thứ hai: Ở châu Âu thì cũng ko bao giờ phải kiểm tra vé trước, chỉ có mình ko biết đường thì hỏi nhân viên cái tàu này có đúng ko, cho chắc. Lên tàu nó mới kiểm tra, và chỉ những lúc tàu dừng ở 1 ga nào đó thì sau đấy nó mới kiểm tra những người mới lên thôi. Có lần em bị thằng ku soát vé nó check 2 lần, em mới càu nhàu là vừa check ở ga trước giờ lại check. Thằng ku sợ xanh mặt, xin lỗi rối rít vì làm phiền giấc ngủ của anh :D.
Bọn châu Âu lịch sự, cứ có ghế trống là ngồi thoải mái, chẳng may là ghế reserved có đứa nó đến đòi thì mình lại đi chỗ khác. Đi chuyến gần khoảng 1 tiếng thì chẳng bao giờ đặt chỗ trước, đông quá ko có ghế ngồi thì ra hành lang hóng gió hay lên toa dịch vụ làm cốc cafe.
Thẻ JR pass tính ra chưa đến 6tr cho 7 ngày, đi bao nhiêu tùy thích, quá rẻ và quá tiện. Máy bay ko thể bằng luôn
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,168
Động cơ
-154,679 Mã lực
Tuổi
36
Em thì e vote loại 200km/h nhưng cũng xin phản biện vs cụ một số cái. Nếu so máy bay vs tàu cao tốc thì tính một thằng bắt đầu từ nhà ga một thằng bắt đầu từ cảng hàng ko thì cụ tính xem để lên tàu và đi mất 10 phút cụ đừng nghĩ là lên ổn định chỗ ngồi xếp hành lý Rồi mới chạy nhé nhầm to đấy nhảy lên tàu phát nó đóng cửa chạy luôn bọn bên trong vẫn đi lại sinh hoạt bình thường tự ổn định chỗ. Còn máy bay thì sao ko dưới một tiếng. Có một điều nữa là đi tàu 15 phút một chuyến cụ đi giờ nào cũng dc nhưng máy bay ngày có mấy chuyến .
Giống như cụ nói đi nữa thì đi tuyến HN-HCM đi tàu cao tốc mất 6-7 tiếng. Máy bay bay thêm thủ tục này nọ nữa thì cũng 3~4 tiếng.
Giá vé máy bay ngày thường bằng 1/3 hay 1/4 vé tàu cao tốc.

Em không biết ai nghĩ gì chứ em 100% đi máy bay rùi đó.
 

Lucifer2306

Xe tăng
Biển số
OF-495292
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
1,277
Động cơ
212,039 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em confirm những điều cụ nói. Em kể 2 câu chuyện:
- Thứ nhất: em đi tàu ở Nhật, vì em mua thẻ JR Pass nên chẳng cần thủ tục lọ chai gì. Qua cửa soát vé em giơ thẻ ra là nhân viên cứ A-ri-ga-tô gật đầu như bổ củi. Tàu đến dừng chỉ độ 1-2 phút. Bọn Nhật bựa, mình ko đặt ghế trước thì nó ko cho mình ngồi vào ghế reserved mặc dù ghế đó đang trống.
- Thứ hai: Ở châu Âu thì cũng ko bao giờ phải kiểm tra vé trước, chỉ có mình ko biết đường thì hỏi nhân viên cái tàu này có đúng ko, cho chắc. Lên tàu nó mới kiểm tra, và chỉ những lúc tàu dừng ở 1 ga nào đó thì sau đấy nó mới kiểm tra những người mới lên thôi. Có lần em bị thằng ku soát vé nó check 2 lần, em mới càu nhàu là vừa check ở ga trước giờ lại check. Thằng ku sợ xanh mặt, xin lỗi rối rít vì làm phiền giấc ngủ của anh :D.
Bọn châu Âu lịch sự, cứ có ghế trống là ngồi thoải mái, chẳng may là ghế reserved có đứa nó đến đòi thì mình lại đi chỗ khác. Đi chuyến gần khoảng 1 tiếng thì chẳng bao giờ đặt chỗ trước, đông quá ko có ghế ngồi thì ra hành lang hóng gió hay lên toa dịch vụ làm cốc cafe.
Vâng cụ. Trước em cũng toàn đặt vé chỗ lởm nhất rồi lên tàu đổi chỗ xịn chả ai nói gì. Lúc nào đông quá thì chịu thôi.
Bớt dc khoản check vé như máy bay cũng dc mớ thời gian.

Được gửi từ iPhone 7 - Otofun
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,373
Động cơ
76,196 Mã lực
Thẻ JR pass tính ra chưa đến 6tr cho 7 ngày, đi bao nhiêu tùy thích, quá rẻ và quá tiện. Máy bay ko thể bằng luôn
Em mua 14 ngày, đâu như 9-10 củ. Đi được 1 vòng quanh Nhật Bổn, cả cao tốc lẫn thấp tốc, lẫn metro. Máy bay nào lo được như thế em sẵn sàng trả gấp đôi :D
 
  • Vodka
Reactions: Kuu

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,168
Động cơ
-154,679 Mã lực
Tuổi
36
Em mua 14 ngày, đâu như 9-10 củ. Đi được 1 vòng quanh Nhật Bổn, cả cao tốc lẫn thấp tốc, lẫn metro. Máy bay nào lo được như thế em sẵn sàng trả gấp đôi :D
Cái đó chỉ ở Nhật được thui cụ ơi. Vì nó có tính liên kết và tàu ở Nhật thì có ở khắp mọi nơi. Ở Việt Nam thì còn mướt...
Em đi chơi bên đó đi tàu với cuốc bộ không à...tàu nhanh, tàu chậm hay đi đâu như nào đổi tàu ở đâu... có app rất tiện lợi.
 

nissantiida

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,175
Động cơ
121,218 Mã lực
Em nhất trí với cụ là shinkansen nói chung là không phù hợp với VN.
Ở trên có cụ nói rồi nó chỉ hợp với hai TT có luồng khách chủ yếu kiểu như HN và HCM nhưng khoảng cách dưới 1000km và khi mà dân nơi đó đã giàu :))
Còn cái vụ 160km/h em chưa thấy có gì thuyết phục tại sao VN lại cứ phải dùng cái đó vì nó cũng chả rẻ
Em ko biết chi phí xd ban đầu lập dự toán cẩn thận thì sẽ thế nào, nhưng em hiểu là shinkanshen ngay cả khi vé chỉ trả cho chi phí vận hành bảo dưỡng thôi cũng đã đắt rồi. Còn tàu 200km/h (trung bình 160?) thì chi phí vận hành bảo dưỡng sẽ thấp hơn nhiều?
 

Vinsmoke Sanji

Tháo bánh
Biển số
OF-598606
Ngày cấp bằng
12/11/18
Số km
1,057
Động cơ
137,713 Mã lực
Tuổi
35
Giống như cụ nói đi nữa thì đi tuyến HN-HCM đi tàu cao tốc mất 6-7 tiếng. Máy bay bay thêm thủ tục này nọ nữa thì cũng 3~4 tiếng.
Giá vé máy bay ngày thường bằng 1/3 hay 1/4 vé tàu cao tốc.

Em không biết ai nghĩ gì chứ em 100% đi máy bay rùi đó.
Thế em hỏi cụ nhà cụ thanh hoá mà cụ làm hà nội cụ có việc đột xuất cụ muôn về thì cụ làm thế nào. Máy bay cụ có thể bốc 1000 người về cùng lúc trong vòng 15 phút ko. Máy bay cụ có thấy tuyến nào đi 100 200 km ko.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
12,373
Động cơ
76,196 Mã lực
Cái đó chỉ ở Nhật được thui cụ ơi. Vì nó có tính liên kết và tàu ở Nhật thì có ở khắp mọi nơi. Ở Việt Nam thì còn mướt...
Em đi chơi bên đó đi tàu với cuốc bộ không à...tàu nhanh, tàu chậm hay đi đâu như nào đổi tàu ở đâu... có app rất tiện lợi.
Cái app Japan travel này phỏng cụ?

91D0ED0A-E8F0-4F15-9D7B-1045CBA8190A.jpeg
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,840
Động cơ
411,255 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em nhất trí với cụ là shinkansen nói chung là không phù hợp với VN.
Ở trên có cụ nói rồi nó chỉ hợp với hai TT có luồng khách chủ yếu kiểu như HN và HCM nhưng khoảng cách dưới 1000km và khi mà dân nơi đó đã giàu :))
Còn cái vụ 160km/h em chưa thấy có gì thuyết phục tại sao VN lại cứ phải dùng cái đó vì nó cũng chả rẻ
Đường 160km/h là rẻ nhất rồi cụ ạ, nó chính là đường sắt liên vận ở Châu Âu trước khi có tàu cao tốc. Cùng 1 tuyến đường, nếu giá thành xây dựng của đường 160km/h là 100 thì đường 240km/h là 180, và của ĐSCT (trên 250km/h) sẽ là trên 200.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,168
Động cơ
-154,679 Mã lực
Tuổi
36
Thế em hỏi cụ nhà cụ thanh hoá mà cụ làm hà nội cụ có việc đột xuất cụ muôn về thì cụ làm thế nào. Máy bay cụ có thể bốc 1000 người về cùng lúc trong vòng 15 phút ko. Máy bay cụ có thấy tuyến nào đi 100 200 km ko.
Mà chắc ga cũng chỉ nằm ở TP.Thanh Hoá có hơn 300k dân. Còn hơn 3 triệu người ở xa cái nhà ga đó thì ô tô lên cao tốc.
Còn em ở Tp. Thanh Hoá em vẫn thích đi ô tô bằng đường cao tốc bắc nam ra cho tiện...khỏi chạy ra đi tàu lòng vòng làm gì. :)
 

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,133
Động cơ
770,306 Mã lực
Em ko biết chi phí xd ban đầu lập dự toán cẩn thận thì sẽ thế nào, nhưng em hiểu là shinkanshen ngay cả khi vé chỉ trả cho chi phí vận hành bảo dưỡng thôi cũng đã đắt rồi. Còn tàu 200km/h (trung bình 160?) thì chi phí vận hành bảo dưỡng sẽ thấp hơn nhiều?
Về cảm tính thì như vậy nhưng con số cụ thể bộ GTVT tính thì không thấp hơn bao nhiêu,
shinkanshen không hợp vì khoảng cách HN-HCM không lợi thế và dân HN,HCM hiện giờ chưa đủ tiền mua vé,
sau này có thể khác
 

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,133
Động cơ
770,306 Mã lực
Đường 160km/h là rẻ nhất rồi cụ ạ, nó chính là đường sắt liên vận ở Châu Âu trước khi có tàu cao tốc. Cùng 1 tuyến đường, nếu giá thành xây dựng của đường 160km/h là 100 thì đường 240km/h là 180, và của ĐSCT (trên 250km/h) sẽ là trên 200.
Cụ làm ở VN chứ không ở châu Âu, VN giá đất cao lắm
 
Biển số
OF-779009
Ngày cấp bằng
1/6/21
Số km
552
Động cơ
42,884 Mã lực
Tuổi
35
Nếu mà làm đường sắt cao tốc Bắc Nam thì các cụ lại nghe điệp khúc lỗ ngàn tỏi, rồi thì bỏ vốn ra cứu, ...Bộ máy vận hành hệ thống đường sắt Bắc Nam chắc không ít người đâu. :))
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,429
Động cơ
477,343 Mã lực
Tuổi
54
Em mua 14 ngày, đâu như 9-10 củ. Đi được 1 vòng quanh Nhật Bổn, cả cao tốc lẫn thấp tốc, lẫn metro. Máy bay nào lo được như thế em sẵn sàng trả gấp đôi :D
Nhật thì họ làm du lịch quá tốt rồi. Đi Tàu thì thuận tiện mà mấy cái tàu cũng chịu khó làm theo chủ đề để phục vụ du lịch.


Chủ đề Hello Kitty, nhà cháu được đi một lần

c1_1495130.jpg


Chủ đề: Mèo làm trưởng ga!

tamatrain.jpg
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
Tuyến cao tốc HN-SG nếu có thì sẽ dài khoảng 1.550km.

Lấy 1 tuyến ĐSCT gần tương đương của TQ là Bắc kinh - Trường sa (Hồ nam):
- Khoảng cách: 1.590km
- Thời gian: 7,5 tiếng
- Giá vé thấp nhất (ghế ngồi cứng): 650 RMB (2,2 triệu đồng)

Các cụ tham khảo.
Cụ ơi, đường sắt "thấp tốc" hiện giờ mà ga xép dừng có 3-5p, ga chính cũng không quá 15p (trừ ga Đà Nẵng) , huống hồ là ĐSCT

Tàu mà dày chuyến thì ko cần dừng lâu. Ai chậm thì chờ chuyến sau thôi
Em định ko nói nữa rồi nhưng cụ cứ móc em vào. Giờ tàu xuất bến ở HN vào SG là 9h thì cứ đúng 9h kém 1 phút cụ lên tàu là dc. Lên là lên là lên là đi luôn ko lằng nhằng. Muốn xếp hành lý chứ gì? Miễn là ở trên tàu rồi cụ tha hồ thời gian đi lại giữa các toa, xếp thoải mái, ko ngã đâu mà lo. Ko có chuyện ngồi đợi các hành khách xếp đồ yên vị rồi mới đi đâu. Các cụ nào trải nghiệm TGV, Shinkansen vào xác nhận xem em nói đúng hay sai cái.

Được gửi từ iPhone 7 - Otofun
Em đi 2 tuyến Bắc kinh-Thượng Hải và Bắc Kinh-Thiên Tân.
Tuyến Bắc Kinh -Thượng Hải khoảng hơn 1300km nó dừng 4-5 ga, mỗi ga dừng đúng 2 phút. Ai nhỡ thì lên chuyến sau, cứ 15 phút có 1 chuyến nối đuôi nhau.
Tuyến Bắc Kinh-Thiên Tân thì hơn 100km thôi, nó chạy 1 lèo không dừng đỗ. Hôm em đi Thiên Tân gặp cơn mưa to, nhà tàu thông báo tất cả các tàu đang chạy trên toàn tuyến dừng hẳn lại luôn, khách ngồi yên trên tàu ngắm mưa. Ngớt mưa toàn tuyến đồng loạt vận hành trở lại.
Em đi shinkansen bên nhật cửa soát vé của nó ở tận ngoài khi đã vào trong rồi cứ thế mà nhẩy lên ko cần phải soát gì hết chư thời gian đau mà nó check trước khi lên tàu
Các cụ cãi nhau tưng bừng mà không đưa ra cái hình minh họa nào cho mọi người cùng tham khảo. Tôi đành lên trang Ctrip bên Trung Quốc để lấy cái hình minh họa cho việc đặt vé một chiều đi tuyến Bắc Kinh - Trường Sa (tỉnh Hồ Nam, TQ ~ cách Bắc Kinh 1,488 KM theo đường sắt ~ khoảng cách và địa hình phức tạp tương đương với Hà Nội - TP HCM):

1625064035837.png


A: Gợi ý mua vé máy bay với chi phí rẻ hơn.
1.
Thời gian bay 2h40p. Nếu cộng thêm 2h cho việc lên máy bay (tối thiểu 30p nhưng thường là 45p để đến sân bay do sân bay thường cách xa trung tâm đô thị và 90p để làm thủ tục) và 1h xuống máy bay (30p lấy hành lý + 30p từ sân bay đến trung tâm) thì tổng thời gian ước tính là 5h40p (340p).

2. Giá vé rẻ nhất 395 RMB ~ 1.4 triệu VND (chưa tính thuế). Tuy nhiên với giá vé này thì phải bỏ thêm tiền để trả phí hành lý ký gửi.

Tích của thời gian và chi phí (càng thấp càng tốt): 340p x 1.4 tr = 476 p·tr

B: Vé tàu hỏa truyền thống
3.
Thời gian đi tàu là 21h02p. Theo kinh nghiệm đi tàu hỏa truyền thống ở Trung Quốc của tôi (2013, Bắc Kinh - Lạc Dương) thì tàu hỏa truyền thống làm thủ tục lên tàu nhanh hơn máy bay nhưng chậm hơn tàu cao tốc (truyền thống ~ 15p và cao tốc ~ 10p nếu dùng vé điện tử - phải có thẻ CCCD Trung Quốc). Vị trí ga tàu thường là ở ngay trung tâm hoặc chỉ cách trung tâm 10-15p đi xe là xa nhất. Thời gian lấy hành lý cũng rất nhanh, thường là <5p vì hành lý ở ngay trong khoang. Do đó, tôi sẽ cộng thêm tổng cộng 45p --> tổng thời gian ước tính là 21h47p.

4. Giá vé phân làm 3 loại từ thấp đến cao: nhìn chung nội thất bên trong tàu hỏa truyền thống sau 2010 không khác mấy so với tàu cao tốc hiện đại
- Ghế cứng (硬座) 189.5 RMB ~ 675k VND (882 p·tr)
1625065295238.png

- Giường cứng (硬卧) 322.5 RMB ~ 1.15tr VND (1503 p·tr)
1625065217579.png

- Giường mềm (软卧) 504.5 RMB ~ 1.8 tr VND (2352 p·tr)
1625065263399.png


C: Vé tàu cao tốc nhiều trạm dừng
5.
Thời gian đi tàu là 7h03p. Cộng thêm các khoản thời gian chuẩn bị đã nhắc đến trong B3 (40p), tổng thời gian ước tính là 7h43p.

6. Giá vé
- Ghế cứng (硬座) 649 RMB ~ 2.3 tr VND (1065 p·tr)
- Giường cứng (硬卧) 1038 RMB ~ 3.7 tr VND (1713 p·tr)
- Giường mềm (软卧) 2050 RMB ~ 7.3 tr VND (3379 p·tr)

7.
Danh sách các trạm dừng: 12 trạm giữa Bắc Kinh và Trường Sa (1 trạm dừng 6p, 2 trạm dừng 4p, 9 trạm dừng 2p)

D: Vé tàu cao tốc ít trạm dừng
8.
Thời gian đi tàu là 5h38p. Cộng thêm các khoản thời gian chuẩn bị đã nhắc đến trong B3 (40p), tổng thời gian ước tính là 6h18p.

9. Giá vé = C5
- Ghế cứng (硬座) 649 RMB ~ 2.3 tr VND (869.4 p·tr)
- Giường cứng (硬卧) 1038 RMB ~ 3.7 tr VND (1398.6 p·tr)
- Giường mềm (软卧) 2050 RMB ~ 7.3 tr VND (2759.4 p·tr)

10.
Danh sách các trạm dừng: 3 trạm giữa Bắc Kinh và Trường Sa (2 trạm dừng 3p, 1 trạm dừng 2p)

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Tổng kết:
a. Tích của thời gian và chi phí của việc đi máy bay là thấp nhất (tốt nhất), sau đó đến tàu cao tốc hạng ghế thấp nhất, rồi tàu hỏa truyền thống hạng ghế thấp nhất. Tích cao nhất là của tàu cao tốc hạng ghế cao nhất.

b. Giá vé tàu cao tốc = 3.42x giá vé tàu hỏa truyền thống; thời gian đi tàu hỏa truyền thống = 3.45x thời gian đi tàu cao tốc (ít trạm dừng).

c. Giá vé tàu cao tốc ít trạm dừng và nhiều trạm dừng bằng nhau.

d. Tiện nghi trên tàu của tàu hỏa truyền thống và cao tốc tương đương nhau.

e. Nếu có thể ứng dụng mô hình tàu hỏa cao tốc của TQ vào Việt Nam với thời gian đi tàu cao tốc ít trạm dừng và chi phí vận hành/giá vé tương đương hoặc thấp hơn bên TQ thì tàu cao tốc tốt hơn tàu hỏa truyền thống.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,429
Động cơ
477,343 Mã lực
Tuổi
54
Các cụ cãi nhau tưng bừng mà không đưa ra cái hình minh họa nào cho mọi người cùng tham khảo. Tôi đành lên trang Ctrip bên Trung Quốc để lấy cái hình minh họa cho việc đặt vé một chiều đi tuyến Bắc Kinh - Trường Sa (tỉnh Hồ Nam, TQ ~ cách Bắc Kinh 1,488 KM theo đường sắt ~ khoảng cách và địa hình phức tạp tương đương với Hà Nội - TP HCM):

View attachment 6319606

A: Gợi ý mua vé máy bay với chi phí rẻ hơn.
1.
Thời gian bay 2h40p. Nếu cộng thêm 2h cho việc lên máy bay (tối thiểu 30p nhưng thường là 45p để đến sân bay do sân bay thường cách xa trung tâm đô thị và 90p để làm thủ tục) và 1h xuống máy bay (30p lấy hành lý + 30p từ sân bay đến trung tâm) thì tổng thời gian ước tính là 5h40p (340p).

2. Giá vé rẻ nhất 395 RMB ~ 1.4 triệu VND (chưa tính thuế). Tuy nhiên với giá vé này thì phải bỏ thêm tiền để trả phí hành lý ký gửi.

Tích của thời gian và chi phí (càng thấp càng tốt): 340p x 1.4 tr = 476 p·tr

B: Vé tàu hỏa truyền thống
3.
Thời gian đi tàu là 21h02p. Theo kinh nghiệm đi tàu hỏa truyền thống ở Trung Quốc của tôi (2013, Bắc Kinh - Lạc Dương) thì tàu hỏa truyền thống làm thủ tục lên tàu nhanh hơn máy bay nhưng chậm hơn tàu cao tốc (truyền thống ~ 15p và cao tốc ~ 10p nếu dùng vé điện tử - phải có thẻ CCCD Trung Quốc). Vị trí ga tàu thường là ở ngay trung tâm hoặc chỉ cách trung tâm 10-15p đi xe là xa nhất. Thời gian lấy hành lý cũng rất nhanh, thường là <5p vì hành lý ở ngay trong khoang. Do đó, tôi sẽ cộng thêm tổng cộng 45p --> tổng thời gian ước tính là 21h47p.

4. Giá vé phân làm 3 loại từ thấp đến cao: nhìn chung nội thất bên trong tàu hỏa truyền thống sau 2010 không khác mấy so với tàu cao tốc hiện đại
- Ghế cứng (硬座) 189.5 RMB ~ 675k VND (882 p·tr)
View attachment 6319658
- Giường cứng (硬卧) 322.5 RMB ~ 1.15tr VND (1503 p·tr)
View attachment 6319656
- Giường mềm (软卧) 504.5 RMB ~ 1.8 tr VND (2352 p·tr)
View attachment 6319657

C: Vé tàu cao tốc nhiều trạm dừng
5.
Thời gian đi tàu là 7h03p. Cộng thêm các khoản thời gian chuẩn bị đã nhắc đến trong B3 (40p), tổng thời gian ước tính là 7h43p.

6. Giá vé
- Ghế cứng (硬座) 649 RMB ~ 2.3 tr VND (1065 p·tr)
- Giường cứng (硬卧) 1038 RMB ~ 3.7 tr VND (1713 p·tr)
- Giường mềm (软卧) 2050 RMB ~ 7.3 tr VND (3379 p·tr)

7.
Danh sách các trạm dừng: 12 trạm giữa Bắc Kinh và Trường Sa (1 trạm dừng 6p, 2 trạm dừng 4p, 9 trạm dừng 2p)

D: Vé tàu cao tốc ít trạm dừng
8.
Thời gian đi tàu là 5h38p. Cộng thêm các khoản thời gian chuẩn bị đã nhắc đến trong B3 (40p), tổng thời gian ước tính là 6h18p.

9. Giá vé = C5
- Ghế cứng (硬座) 649 RMB ~ 2.3 tr VND (869.4 p·tr)
- Giường cứng (硬卧) 1038 RMB ~ 3.7 tr VND (1398.6 p·tr)
- Giường mềm (软卧) 2050 RMB ~ 7.3 tr VND (2759.4 p·tr)

10.
Danh sách các trạm dừng: 3 trạm giữa Bắc Kinh và Trường Sa (2 trạm dừng 3p, 1 trạm dừng 2p)

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Tổng kết:
a. Tích của thời gian và chi phí của việc đi máy bay là thấp nhất (tốt nhất), sau đó đến tàu cao tốc hạng ghế thấp nhất, rồi tàu hỏa truyền thống hạng ghế thấp nhất. Tích cao nhất là của tàu cao tốc hạng ghế cao nhất.

b. Giá vé tàu cao tốc = 3.42x giá vé tàu hỏa truyền thống; thời gian đi tàu hỏa truyền thống = 3.45x thời gian đi tàu cao tốc (ít trạm dừng).

c. Giá vé tàu cao tốc ít trạm dừng và nhiều trạm dừng bằng nhau.

d. Tiện nghi trên tàu của tàu hỏa truyền thống và cao tốc tương đương nhau.

e. Nếu có thể ứng dụng mô hình tàu hỏa cao tốc của TQ vào Việt Nam với thời gian đi tàu cao tốc ít trạm dừng và chi phí vận hành/giá vé tương đương hoặc thấp hơn bên TQ thì tàu cao tốc tốt hơn tàu hỏa truyền thống.
Dânc chứng với số liệu trong topic này nhà cháu đưa đầy, đưa nữa cũng là lặp lại thôi.

Tóm lại, về mặt hiệu quả kinh tế thì chạy khoảng cách xa thì ko tàu nào cạnh tranh nổi vé máy bay hết. Tư nhân sẽ ko làm, nhưng ko có nghĩa là NN ko nên làm. Với NN thì ĐS có thêt trở thành công cụ quản lý vĩ mô. Nguyên tắc đầu tư công tăng thì thúc đẩy nền kt, kt vùng phát triển.

Ngoài ra, một nước muốn phát triển thì cần cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, thuận lợi. Nên cần phát triển cả đường bộ, đường thủy và đường sắt, chứ ko thể phát triển lệch, mỗi đường bộ như bây giờ.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,239
Động cơ
343,144 Mã lực
Tuổi
44
Em đi 2 tuyến Bắc kinh-Thượng Hải và Bắc Kinh-Thiên Tân.
Tuyến Bắc Kinh -Thượng Hải khoảng hơn 1300km nó dừng 4-5 ga, mỗi ga dừng đúng 2 phút. Ai nhỡ thì lên chuyến sau, cứ 15 phút có 1 chuyến nối đuôi nhau.
Tuyến Bắc Kinh-Thiên Tân thì hơn 100km thôi, nó chạy 1 lèo không dừng đỗ. Hôm em đi Thiên Tân gặp cơn mưa to, nhà tàu thông báo tất cả các tàu đang chạy trên toàn tuyến dừng hẳn lại luôn, khách ngồi yên trên tàu ngắm mưa. Ngớt mưa toàn tuyến đồng loạt vận hành trở lại.
Vậy có nghĩa số tàu chạy hàng ngày tuyến cao tốc này nó cứ phải liên tục như metro nhỉ. Đó là với TQ dân số đông, lưu lượng đi lại cực nhiều. Với mấy tuyến đó nếu chạy những tuyến như Hà nội Vinh hay SG Nha Trang liệu có đủ khách đảm bảo full chuyến hoặc tỉ lệ lấp đầy đủ cao trên toàn tuyến này ko hay để đuổi theo thành tích số giờ ít nhất thì mỗi chuyến tàu lại lác đác có vài hành khách thì còn bù lỗ vỡ mồm.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top