[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,384
Động cơ
21,236 Mã lực
Có phải mỗi mình ông Thể muốn 350km/h đâu, còn rất nhiều người học thức cao muốn thế như Đinh La Thăng, X, Phó X, 200 anh em QH (phải 250 mới thông qua được)...
Mấy anh Nhật lót tay với làm truyền thông kinh thật.
Xây công trình nào cũng có vấn đề hết tứ cao tốc, tàu điện, hầm vượt sông, cầu dây băng...mà dân minh vẫn tìn kiểu chất lượng Nhật Bản là ngon. Vãi cả đái...
 

vqpp

Xe tải
Biển số
OF-61540
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
260
Động cơ
443,046 Mã lực
Em nghĩ là chắc chắn là ông thể nhìn ra vấn đề nhưng vì lý do nào đó mà ông cứ lờ đi. Người ta tiếp tục chọn ông làm vị trí bộ chưởng chắc hẵn phải có lý do ông sẽ là người đi vá lại những con tàu đắm mà khoá trước a # để lại
Liên quan gì đến anh # nhỉ? Khóa trc anh # là ai?
 

vqpp

Xe tải
Biển số
OF-61540
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
260
Động cơ
443,046 Mã lực
Có phải mỗi mình ông Thể muốn 350km/h đâu, còn rất nhiều người học thức cao muốn thế như Đinh La Thăng, X, Phó X, 200 anh em QH (phải 250 mới thông qua được)...
Theo cụ thì cứ như thế này là tốt nhất sao? 140km/h, NO; 300-350km/h NO. Đất nước muốn phát triển thì phải có động lực, phát triển hạ tầng là một trong những động lực ấy, đừng đổ hay ghét bác nào cả!
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,384
Động cơ
21,236 Mã lực
Theo cụ thì cứ như thế này là tốt nhất sao? 140km/h, NO; 300-350km/h NO. Đất nước muốn phát triển thì phải có động lực, phát triển hạ tầng là một trong những động lực ấy, đừng đổ hay ghét bác nào cả!
Muốn phát triển phải biết mình ở đâu trong tay có gì...chứ đừng thấy người ta có cái gì cũng đú theo kiểu nghèo mà thích choi sang.

Nhìn qua nhiều nước phát triển ngoài Nhật ra thì mỗi nước có 1 kiểu giao thông phù hợp với quốc gia mình.
Ví dụ như châu âu chẳng hạn. Có mấy nước có tàu 350km hay phần lớn là 200km trở xuống....vậy là những nước đó không phát triển à?
 
Chỉnh sửa cuối:

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Vì chưa có câu trả lời ngã ngũ cho lựa chọn tốc độ nào, thì em kể câu chuyện Jakarta - Bandung như là một ví dụ

1. NB lập xong BCNCTKT đsct phía Bắc từ Jakarta đến Surabaya, trong đó có đoạn Jakarta - Bandung dài 140km, hết khoảng 6.4 tỏi mẽo. Tốc độ max 300km/h. NB sẽ cho vay kiểu như ODA. NB dụ rằng địa hình toàn đảo của Indonesia khá tương đồng địa hình NB nên lựa chọn NB sẽ là đúng đắn nhất.

2. Tổng thống Joko lên, kêu chỉ cần làm tốc độ thấp hơn và rẻ hơn. Bỏ phương án của NB.

3. TT Joko đi gặp gỡ các nước khác, kêu gọi đầu tư.

4. TQ nó đưa ra đề xuất. Ngân hàng nó cho vay 75%. Thành lập Công ty liên danh Indonesia - TQ (Indo 60% - TQ 40%). Liên danh này hoạt động 50 năm, lấy nguồn thu từ khai thác tuyến Jakarta - Bandung này trả ngân hàng.
Và tốc độ max của nó là 350km/h (trái ngược tuyên bố của Indonesia).

5. TQ trúng với 6 tỏi mẽo. Rẻ hơn chút so với NB. Nhưng cơ chế đầu tư thì hay hơn, tư nhân chịu rủi ro tài chính chứ không phải nhà nước.

6. Hiện tuyến Jakarta - Bandung này được khoảng 65%, dự kiến 2022 xong. Tuyến này dài 140km nhưng có hơn 80km cầu cạn, 17 km hầm.

Tóm lại thì có mấy điểm đáng chú ý.
- Khi thấy NB đang có vẻ độc quyền thì Indonesia ra chiêu cần phương án rẻ hơn, tốc độ thấp hơn để loại bỏ.
- Kêu gọi nhiều nước tham gia tìm hiểu, đầu tư để có nhiều phương án lựa chọn hơn.
- Loại hình đầu tư phải đẩy rủi ro về phía tư nhân, chứ không phải nhà nước.
Sau khi Indo chọn Tàu cho tuyến đsct Jakarta - Bandung (là giai đoạn 1 của tuyến Jakarta - Surabaya dài hơn 700km) thì đội JICA Nhật Bản tiếp tục gạ gẫm Indo làm đoạn Bandung- Surabaya nhưng vẫn theo phương pháp cũ, tức là chính phủ Indo đứng ra bảo lãnh vay vốn. (Giống như tuyến Bến Thành - Suối Tiên). Lobby mấy năm cũng không ăn thua gì khi mới đây anh Jokowi đã quyết định giao cho Tàu nghiên cứu tiếp đoạn còn lại.
Còn theo đám dân đen Indo nói thì ngay sau khi Jokowi lựa chọn nhà thầu Tàu cho tuyến đường sắt cao trên thì ở Indo xẩy ra liền mấy vụ khủng bố. Đám dân mạng Indo nói rằng do bọn phía bọn Thua Cuộc của đsct giật dây phá hoại cũng như gây áp lực cho Jokowi.
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
678
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Bác viết rất hay. Em xin có vài ý kiến bổ sung.
Theo quan điểm kỹ thuật, thiết kế 75 đôi tầu/ngày là tối đa công suất. Diễn nôm ra thì cứ 20 phút/1 chuyến/1 chiều. Hay 10 phút/1 chuyến/2 chiều. Với giãn cách mỗi đoàn tầu cách nhau 15-20 phút là đủ để phản ứng khi có sự cố xẩy ra.
Nhưng với người dân. Mật độ 10 phút/1 chuyến tầu chạy qua đường ngang dân sinh là nguy hiểm. Ko đủ thời gian cho các phương tiện qua đường tầu.
Như vậy, nếu muốn thì khi làm đường mới, bắt buộc phải thiết kế hầm chui, cầu vượt qua đường sắt trên toàn tuyến. Một việc theo em là ko khả thi thực tế.
Phương án còn lại là giảm công suất sử dụng đi một nửa. Tầm 20 phút /1 chuyến/2 chiều. Cái này liên quan tới đánh giá lại hiệu quả kinh tế của dự án.
Về tốc độ, tuy trung bình khai thác 160km/h. Nhưng đường ray khổ 1435 phải làm đúng tiêu chuẩn thế giới 200-250km/h. Vận hành chỉ chạy 160 thôi, nhưng khi bị chậm giờ thì có thể tăng lên để đảm bảo tầu luôn về ga đúng giờ. Cái này là bí quyết kinh doanh của người Nhật, chúng ta nên học cái tốt từ họ.
Em vẫn thiên về phương án làm 2 hệ thống đường sắt chạy song song. Đường đôi 1435 dưới đất chủ yếu chở hàng kết hợp chở khách, tốc độ 200 km đổ lại. Nhu cầu đất nước trong 30 năm tới chỉ cần hệ thống này.
Đường sắt tốc độ cao 350 km (hoặc hơn, tùy tiến bộ công nghệ) bắt buộc chạy trên cao, cầu cạn toàn tuyến để tránh đường bộ. Ban đầu có thể làm các tuyến ngắn, trung bình tỏa ra từ 2 đô thị HN và Tp HCM. Như HN-Vinh hay SG-NT hay nói tới. Cơ bản ko cần suy nghĩ phải làm thông cả tuyến cao tốc HN-SG ngay.
Vấn đề ở tư duy quy hoạch để còn dự trữ quỹ đất sau này thi công.
Cám ơn cụ Bigcat1 Dưới đây là vài ý kiến của em
-Về hành lang an toàn:

+Việc cho tàu chạy trên nền đất bằng (không chạy trên cầu cạn) là cần thiết để giảm chi phí đầu tư. Việc làm rào chắn 2 bên thật ra khá đơn giản và hoàn toàn khả thi, giống như với cao tốc. Thậm chí, khi quy hoạch các tuyến tàu, người ta có xu hướng tận dụng hành lang an toàn của đường cao tốc để bố trí tàu chạy song song trong nhiều đoạn (không phải là tất cả) nhằm hạn chế giao cắt. Đường sắt Tp HCM – Cần Thơ hiện cũng quy hoạch như vậy.

+ Khi vào đô thị, quả thật việc làm cầu cạn, hầm chui để lưu thông là cần thiết. Theo như tiêu chuẩn em được đọc, hợp lý nhất là cứ 2 km của đoạn tàu đi xuyên đô thị phải có 1 lối mở để lưu thông, giai đoạn đầu tàu chưa quá nhiều thì có thể đóng mở tự động, giai đoạn sau thì nên làm cầu vượt/hầm chui vĩnh viễn. Tuy nhiên, tại 20 đô thị có tàu đi qua, thiết lập cái không phải bất khả thi, đặc biệt là các ga mới cũng chủ yếu được đặt lại vị trí mới cho thuận tiện chứ không cố đi vào tâm thành phố như tuyến khổ hẹp.

- Về vận tốc:
+ Cái này cũng cân đối cho hợp lý ạ. Tăng tốc thì cần, nhưng vấn đề là bài toán kinh tế. Đầu tư cho cả hệ thống để có thể chạy lên 180km, 200km/h trong trường hợp khẩn thiết (chẳng hạn toàn bộ hệ thống vận hành sẽ nhường đường ưu tiên cho 1 đoàn tàu cứu trợ khẩn từ Bắc vào Nam) là ok, nếu cái dôi dư đó không làm ảnh hưởng quá lớn đến mức đầu tư chung. Còn dôi dư để khi cần vít lên 250 km/h thì chắc khó, lại giống cách mà các bạn TEDI đang dẫn dụ.

+ Tiện đây em nói thêm: Ta hay bị lấn bấn vì vài chục km/h tăng thêm về vận tốc của từng loại, mà ít để ý rằng cái ưu việt đó nó chỉ phát huy ở quãng đường dài. Ví dụ: Tàu chạy nhanh sẽ đạt 90 % vận tốc thiết kế. Với vận tốc 160 km/h thì vận tốc thực tế là 140 km/h, cụ chạy từ HN vào Đà Nẵng khoảng 700 km hết tròn 5 tiếng. Trong trường hợp tàu có vận tốc max 200 km/h, cụ chạy thực là 180 km/h, vào Đà Nẵng hết tầm hơn 4 tiếng chút. Có thể 1 tiếng nhanh hơn đó mới khiến cụ chấp nhận mua vé đắt hơn, chứ chạy HN đi Hải Phòng, Vinh, Thanh Hóa... thì thêm mươi, mười lăm phút nó không phải quá khác biệt với người đi tàu.
_ Về quy hoạch dài hạn:

Em đồng ý cơ bản với cụ là cần tàu chở người + hàng chạy đường đôi khổ rộng và ĐIỆN KHÍ HOÁ . Sau này có điều kiện làm thêm 1 tuyến cao tốc hay hyperloop gì đó cũng được, thích thì quy hoạch luôn quỹ đất cho con cháu làm. Vấn đề là thứ tự ưu tiên, cái này mọi người nói nhiều rồi.
Nhân đây, một cái mất dạy của bọn TEDI là cố tình nhập nhèm rằng làm cao tốc chở khách, đường sắt khổ hẹp sẽ đảm nhận toàn bộ tàu hàng như Nhật Bản. Nó bỏ qua việc đường sắt khổ hẹp ở Nhật là đường đôi, điện khí hóa và áp dụng công nghệ hiện đại để chở hàng, nên khác với đường sắt khổ hẹp ở ta rất nhiều.
Cái này nếu cụ Leu leu biết thì chỉ giáo thêm. Như em được biết, với kiểu đầu máy diesen, đường ngang chi chít hiện có, thì đường sắt khổ hẹp giờ chạy max chắc được tầm 20 toa/ đoàn, mỗi taa là 1 container (40feet) hoặc 2 container ( 20 feet), tuyến chạy nhanh nhất hiện giờ là 40 tiếng. Trong khi đó, nếu là đường đôi khổ rộng, điện khí hóa, lắp thêm vài đầu máy thì có thể tăng lên rất rất nhiều, tối đa bao nhiêu thì em không dám nói vì còn tùy thuộc kích cỡ các ga hàng hóa đươc quy hoạch, nhưng hình như ở Mẽo có những đoàn tàu kéo tới hàng trăm container?
Em nghĩ, khi đường sắt mới xong, ngoài chức năng chở tận dụng hàng ( chậm và ít) thì đường sắt khổ hẹp vẫn còn chức năng kết nối gom khách trong khoảng ngắn chứ không phải bỏ đi để chở hàng hết.
 

Vinsmoke Sanji

Tháo bánh
Biển số
OF-598606
Ngày cấp bằng
12/11/18
Số km
1,038
Động cơ
137,713 Mã lực
Tuổi
35
Sau khi Indo chọn Tàu cho tuyến đsct Jakarta - Bandung (là giai đoạn 1 của tuyến Jakarta - Surabaya dài hơn 700km) thì đội JICA Nhật Bản tiếp tục gạ gẫm Indo làm đoạn Bandung- Surabaya nhưng vẫn theo phương pháp cũ, tức là chính phủ Indo đứng ra bảo lãnh vay vốn. (Giống như tuyến Bến Thành - Suối Tiên). Lobby mấy năm cũng không ăn thua gì khi mới đây anh Jokowi đã quyết định giao cho Tàu nghiên cứu tiếp đoạn còn lại.
Còn theo đám dân đen Indo nói thì ngay sau khi Jokowi lựa chọn nhà thầu Tàu cho tuyến đường sắt cao trên thì ở Indo xẩy ra liền mấy vụ khủng bố. Đám dân mạng Indo nói rằng do bọn phía bọn Thua Cuộc của đsct giật dây phá hoại cũng như gây áp lực cho Jokowi.
Bây giờ tấm mặt nạ của japan sắp rơi xuống rồi sau khi tuyến cát linh hà đông vào chạy thương mại thì mọi dư luận đều đổ dồn về bến thành suối tiên lúc đó thì rụng hẳn luôn
 

ruby_eagle

Xe điện
Biển số
OF-66243
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
3,968
Động cơ
965,124 Mã lực
Nơi ở
Ở nơi đó..
Làm dc là quá ngon luôn!! Ủng hộ.
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
5,579
Động cơ
238,169 Mã lực
Hồi xưa em thần thánh bọn Nhật lắm...cái gì Nhật cũng ngon...

...giờ thì em ghét bọn JICA cay đắng...Mong sao có ai dẹp đám JICA này càng sớm càng có lợi cho đất nước.
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,384
Động cơ
21,236 Mã lực
Hồi xưa em thần thánh bọn Nhật lắm...cái gì Nhật cũng ngon...

...giờ thì em ghét bọn JICA cay đắng...Mong sao có ai dẹp đám JICA này càng sớm càng có lợi cho đất nước.
Trước cũng giống cụ...thần thánh Nhật lắm.
Em qua đó học mới thấy nó có khác gì Việt Nam đâu về cả XH lẫn con người. Mà XH Nhật còn nhiều vấn đề hơn ở VN...
 

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,615
Động cơ
285,641 Mã lực
Cám ơn cụ Bigcat1 Dưới đây là vài ý kiến của em
-Về hành lang an toàn:

+Việc cho tàu chạy trên nền đất bằng (không chạy trên cầu cạn) là cần thiết để giảm chi phí đầu tư. Việc làm rào chắn 2 bên thật ra khá đơn giản và hoàn toàn khả thi, giống như với cao tốc. Thậm chí, khi quy hoạch các tuyến tàu, người ta có xu hướng tận dụng hành lang an toàn của đường cao tốc để bố trí tàu chạy song song trong nhiều đoạn (không phải là tất cả) nhằm hạn chế giao cắt. Đường sắt Tp HCM – Cần Thơ hiện cũng quy hoạch như vậy.

+ Khi vào đô thị, quả thật việc làm cầu cạn, hầm chui để lưu thông là cần thiết. Theo như tiêu chuẩn em được đọc, hợp lý nhất là cứ 2 km của đoạn tàu đi xuyên đô thị phải có 1 lối mở để lưu thông, giai đoạn đầu tàu chưa quá nhiều thì có thể đóng mở tự động, giai đoạn sau thì nên làm cầu vượt/hầm chui vĩnh viễn. Tuy nhiên, tại 20 đô thị có tàu đi qua, thiết lập cái không phải bất khả thi, đặc biệt là các ga mới cũng chủ yếu được đặt lại vị trí mới cho thuận tiện chứ không cố đi vào tâm thành phố như tuyến khổ hẹp.

- Về vận tốc:
+ Cái này cũng cân đối cho hợp lý ạ. Tăng tốc thì cần, nhưng vấn đề là bài toán kinh tế. Đầu tư cho cả hệ thống để có thể chạy lên 180km, 200km/h trong trường hợp khẩn thiết (chẳng hạn toàn bộ hệ thống vận hành sẽ nhường đường ưu tiên cho 1 đoàn tàu cứu trợ khẩn từ Bắc vào Nam) là ok, nếu cái dôi dư đó không làm ảnh hưởng quá lớn đến mức đầu tư chung. Còn dôi dư để khi cần vít lên 250 km/h thì chắc khó, lại giống cách mà các bạn TEDI đang dẫn dụ.

+ Tiện đây em nói thêm: Ta hay bị lấn bấn vì vài chục km/h tăng thêm về vận tốc của từng loại, mà ít để ý rằng cái ưu việt đó nó chỉ phát huy ở quãng đường dài. Ví dụ: Tàu chạy nhanh sẽ đạt 90 % vận tốc thiết kế. Với vận tốc 160 km/h thì vận tốc thực tế là 140 km/h, cụ chạy từ HN vào Đà Nẵng khoảng 700 km hết tròn 5 tiếng. Trong trường hợp tàu có vận tốc max 200 km/h, cụ chạy thực là 180 km/h, vào Đà Nẵng hết tầm hơn 4 tiếng chút. Có thể 1 tiếng nhanh hơn đó mới khiến cụ chấp nhận mua vé đắt hơn, chứ chạy HN đi Hải Phòng, Vinh, Thanh Hóa... thì thêm mươi, mười lăm phút nó không phải quá khác biệt với người đi tàu.
_ Về quy hoạch dài hạn:

Em đồng ý cơ bản với cụ là cần tàu chở người + hàng chạy đường đôi khổ rộng và ĐIỆN KHÍ HOÁ . Sau này có điều kiện làm thêm 1 tuyến cao tốc hay hyperloop gì đó cũng được, thích thì quy hoạch luôn quỹ đất cho con cháu làm. Vấn đề là thứ tự ưu tiên, cái này mọi người nói nhiều rồi.
Nhân đây, một cái mất dạy của bọn TEDI là cố tình nhập nhèm rằng làm cao tốc chở khách, đường sắt khổ hẹp sẽ đảm nhận toàn bộ tàu hàng như Nhật Bản. Nó bỏ qua việc đường sắt khổ hẹp ở Nhật là đường đôi, điện khí hóa và áp dụng công nghệ hiện đại để chở hàng, nên khác với đường sắt khổ hẹp ở ta rất nhiều.
Cái này nếu cụ Leu leu biết thì chỉ giáo thêm. Như em được biết, với kiểu đầu máy diesen, đường ngang chi chít hiện có, thì đường sắt khổ hẹp giờ chạy max chắc được tầm 20 toa/ đoàn, mỗi taa là 1 container (40feet) hoặc 2 container ( 20 feet), tuyến chạy nhanh nhất hiện giờ là 40 tiếng. Trong khi đó, nếu là đường đôi khổ rộng, điện khí hóa, lắp thêm vài đầu máy thì có thể tăng lên rất rất nhiều, tối đa bao nhiêu thì em không dám nói vì còn tùy thuộc kích cỡ các ga hàng hóa đươc quy hoạch, nhưng hình như ở Mẽo có những đoàn tàu kéo tới hàng trăm container?
Em nghĩ, khi đường sắt mới xong, ngoài chức năng chở tận dụng hàng ( chậm và ít) thì đường sắt khổ hẹp vẫn còn chức năng kết nối gom khách trong khoảng ngắn chứ không phải bỏ đi để chở hàng hết.
cái tốc độ max 250km/h theo em thì 1) cty nội địa xây dựng được nền đường .
2) nếu xây dựng với tốc độ đó mà chạy 160km - 200km/h thì an toàn hơn ở ít cong và ga đảm bảo hiện đại hẳn ( cả ga hàng và ga khách ) .
Nói chung tốc độ tối đa cho phép là 200km/h , nhưng tầu chạy 80 hay 100 hoặc 120 phụ thuộc vào công vận ( lịch , kế hoạch , phương án ) .
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực
Công ty Đường sắt VN đã tách khỏi Bộ GT rồi, sang UB Quản lý vốn NN. Thế nhưng Bộ vẫn đòi quản lý số tiền bảo trì đường sắt! Từ đầu năm đến nay không có lương, đến cuối tháng 4 mà không có lương nữa thì coi chừng nghỉ việc hàng loạt:
-----------------------
Liên quan đến đề án của Bộ GTVT, cho ý kiến thẩm định, Bộ Tư pháp cho biết, đại diện tất cả các bộ ngành (trừ Bộ GTVT) đều thống nhất ý kiến lựa chọn phương án giao cho VNR quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đến năm 2030, nhằm tạo khoảng thời gian hợp lý để lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả. Bộ này cũng cho rằng, phương án Bộ GTVT giao dự toán cho VNR như trước đây không trái quy định, giảm các khâu trung gian không cần thiết.
Dù vậy, Bộ GTVT vẫn bảo lưu quan điểm về việc giao dự toán cho Cục Đường sắt phân bổ lại cho VNR trong báo cáo mới nhất trình Thủ tướng Chính phủ.


 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,768
Động cơ
162,048 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Công ty Đường sắt VN đã tách khỏi Bộ GT rồi, sang UB Quản lý vốn NN. Thế nhưng Bộ vẫn đòi quản lý số tiền bảo trì đường sắt! Từ đầu năm đến nay không có lương, đến cuối tháng 4 mà không có lương nữa thì coi chừng nghỉ việc hàng loạt:
-----------------------
Liên quan đến đề án của Bộ GTVT, cho ý kiến thẩm định, Bộ Tư pháp cho biết, đại diện tất cả các bộ ngành (trừ Bộ GTVT) đều thống nhất ý kiến lựa chọn phương án giao cho VNR quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đến năm 2030, nhằm tạo khoảng thời gian hợp lý để lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả. Bộ này cũng cho rằng, phương án Bộ GTVT giao dự toán cho VNR như trước đây không trái quy định, giảm các khâu trung gian không cần thiết.
Dù vậy, Bộ GTVT vẫn bảo lưu quan điểm về việc giao dự toán cho Cục Đường sắt phân bổ lại cho VNR trong báo cáo mới nhất trình Thủ tướng Chính phủ.

Không thông qua Bộ thì Cục Đường sắt giải tản đi cho rồi, chả còn việc gì để làm, anh em cán bộ lại tâm tư lắm :D
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực
E nghĩ đến đời con, đời cháu mình chưa chắc đã có đâu :))
Khi nào có thì không rõ, nhưng kế hoạch là trình cho phiên họp đầu tiên của QH khóa tới (khoảng tháng 7) quyết định chủ trương. Nếu anh Bộ GT phá thối thì chắc phải dời lại 6 tháng để thay anh Bộ! :D
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực
Ti vi vừa nói về tuyến đường sắt Á - Âu, cước bằng với tàu biển (tùy điểm đến) nhưng thời gian nhanh hơn gấp đôi. Anh Đường sắt VN thật ra có thể nắm lấy cơ hội này nếu được đầu tư đường sắt chở hàng, 1 mình chấp cả trăm hãng tàu biển.

 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,442
Động cơ
622,998 Mã lực
Hồi khoảng 1995 cái cầu Thăng Long nó thừa thãi kinh khủng. Đến mức báo Tuổi trẻ cười có câu chuyện đề xuất đem cưa cây cầu này ra rồi lắp lại tại những con sông khác rồi đặt tên TL1, TL2... TL100. Thế mà chỉ ít năm sau đó nó đã là quá tải.
Tương lai là không thể biết được, nhất là những gì chưa từng có. Vậy có thể cũng nên làm 1 đoạn đường sắt cao tốc để xem sao.
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,384
Động cơ
21,236 Mã lực
Ti vi vừa nói về tuyến đường sắt Á - Âu, cước bằng với tàu biển (tùy điểm đến) nhưng thời gian nhanh hơn gấp đôi. Anh Đường sắt VN thật ra có thể nắm lấy cơ hội này nếu được đầu tư đường sắt chở hàng, 1 mình chấp cả trăm hãng tàu biển.

Đường sắt muốn cạnh tranh với vận tải đường biển trên trục bắc nam thì cần phải cải tạo quy hoạch lại hệ thống nhà ga tăng sự phối hợp với đường bộ thì ăn ngay. Nhưng mấy anh méo dám làm và muốn làm cả.Ga thì vẫn thế không gắn với các khu công nghiệp đầu mối giao thông...thì ai thèm thuê vận chuyển
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,377 Mã lực
Tuổi
63
Hồi khoảng 1995 cái cầu Thăng Long nó thừa thãi kinh khủng. Đến mức báo Tuổi trẻ cười có câu chuyện đề xuất đem cưa cây cầu này ra rồi lắp lại tại những con sông khác rồi đặt tên TL1, TL2... TL100. Thế mà chỉ ít năm sau đó nó đã là quá tải.
Tương lai là không thể biết được, nhất là những gì chưa từng có. Vậy có thể cũng nên làm 1 đoạn đường sắt cao tốc để xem sao.
Làm đường sắt cao tốc chặng ngắn 200km thực ra hoàn toàn khả thi.
Nó ko cạnh tranh với máy bay ở chặng dài, trung bình.
Tầu lại ăn đứt đường bộ ở tốc độ, đi êm ko say, đầy đủ tiện nghi, dịch vụ, nhất là khoản WC.
Tuyến chặng ngắn kết nối các đô thị vệ tinh. Ví dụ: Hà Nội-Thanh Hóa, HN - Hải Phòng
Nhà nước có thể dùng tiền ngân sách chịu toàn bộ chi phí đầu tư. Giá vé rẻ bằng chi phí vận hành thôi.
Như vậy, có thể giãn dân. Dân chúng sáng đi HN, chiều về Ninh Bình, Thanh Hóa như đi chợ.
Coi như dùng tiền ngân sách để hỗ trợ phát triển đô thị vệ tinh.
Vốn đầu tư ko quá lớn. Còn chịu được.
Chứ nghe bọn Nhật xúi dại, đầu tư cả tuyến Nam Bắc, 60 tỉ đô chưa tính phát sinh trượt giá, ko có đủ khách, ế ẩm. Vỡ mồm.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Làm đường sắt cao tốc chặng ngắn 200km thực ra hoàn toàn khả thi.
Nó ko cạnh tranh với máy bay ở chặng dài, trung bình.
Tầu lại ăn đứt đường bộ ở tốc độ, đi êm ko say, đầy đủ tiện nghi, dịch vụ, nhất là khoản WC.
Tuyến chặng ngắn kết nối các đô thị vệ tinh. Ví dụ: Hà Nội-Thanh Hóa, HN - Hải Phòng
Nhà nước có thể dùng tiền ngân sách chịu toàn bộ chi phí đầu tư. Giá vé rẻ bằng chi phí vận hành thôi.
Như vậy, có thể giãn dân. Dân chúng sáng đi HN, chiều về Ninh Bình, Thanh Hóa như đi chợ.
Coi như dùng tiền ngân sách để hỗ trợ phát triển đô thị vệ tinh.
Vốn đầu tư ko quá lớn. Còn chịu được.
Chứ nghe bọn Nhật xúi dại, đầu tư cả tuyến Nam Bắc, 60 tỉ đô chưa tính phát sinh trượt giá, ko có đủ khách, ế ẩm. Vỡ mồm.
Nhưng ta không có công nghệ. Mua thì nó chém. ODA thì phải ký toàn bộ mấy chục tỷ, và mua tàu 350km/h. Giờ sao đây cụ?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top