[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,293
Động cơ
504,793 Mã lực
Chửi tàu nhưng phải công nhận tụi tàu nó xây dựng đất nước với tinh thần khởi nghiệp kinh khủng.
Cứ hít khói sau nó thì muốn sống yên ổn với nó về lâu dài là không thể.
P/S: em không có ý dốc hết tiền ra để xây đường sắt nhanh hơn nó nhé. Chỉ là phát triển phải nhanh hơn để giảm khoảng cách thôi.
Thằng TQ nó mất 4 năm (2004-2008) để học công nghệ từ nước ngoài (Siemens, Bombardier, Alstom, Kawasaki Heavy Industries), sau khi nó tự chủ được công nghệ rồi thì nó tự xây dựng được, như vậy thì nó phát triển nhanh là dễ hiểu. Việt Nam muốn nhanh thì cũng phải tự chủ được công nghệ.

Bổ sung thông tin là nó nhập công nghệ từ 4 thằng kia, nhưng sau này nó phát triển lên tàu 400km/h thì chỉ theo 2 hướng là con Siemens Velaro và con Bombardier Zefiro. Tóm lại là muốn phát triển lên vận tốc cao hơn mà chỉ chạy trên ray (không tính maglev) thì công nghệ Đức hợp với thằng TQ.

PS: Bombardier là công ty Canada, nhưng bộ phận Bombardier Transportation lại ở Đức (sau khi thâu tóm Adtranz - công ty Đức, cha đẻ của dòng Velaro), đầu năm nay bộ phận Bombardier Transportation lại bị thằng Alstom mua lại.
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,137
Động cơ
96,371 Mã lực
Tuổi
32
Trung quốc có 18 tuyến đường sắt cao tốc thì chỉ 3 có lãi, còn Nhật bản thì lỗ lòi. Mà tuyến đường sắt cao tốc ĐSCT lãi nhất trung quốc là tuyến bắc kinh thượng hải nhờ chuyên chở 1 triệu lượt người mỗi ngày.

Vậy để ĐSCT ở Việt nam có lãi thì 90 triệu người dân Việt nam phải đi ĐSCT 4 lần trong 1 năm. Tuy nhiên do giá vé ở Việt nam rẻ = 1/3 trung quốc nên mỗi người phải đi 12 lần/ năm. Chưa hết, do chi phí làm ĐSCT ở Việt nam cao gấp 4 lần ở trung quốc, cho nên để có lãi thì mỗi người dân Việt nam phải đi ĐSCT 1 lần / tuần. Ko có việc cũng phải đi để đảm bảo tuyến ĐSCT có lãi chút đỉnh. Nếu so với Nhật bản thì 3 ngày chúng ta phải đi ĐSCT 1 lần, thôi thì coi như đóng góp cho sự nghiệp giao thông của nước nhà

Mời các bác tìm hiểu cước phí DSCT ở Nhật bản và trung quốc cũng như giá thành thi công mỗi km của 2 nước đó.

Túm váy lại: hoặc phải có trên tỉ dân, hoặc phải đố tiền như điên thì mới làm đường sắt cao tốc "có lãi" được
 

nissantiida

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,175
Động cơ
121,218 Mã lực
Trung quốc có 18 tuyến đường sắt cao tốc thì chỉ 3 có lãi, còn Nhật bản thì lỗ lòi. Mà tuyến đường sắt cao tốc ĐSCT lãi nhất trung quốc là tuyến bắc kinh thượng hải nhờ chuyên chở 1 triệu lượt người mỗi ngày.

Vậy để ĐSCT ở Việt nam có lãi thì 90 triệu người dân Việt nam phải đi ĐSCT 4 lần trong 1 năm. Tuy nhiên do giá vé ở Việt nam rẻ = 1/3 trung quốc nên mỗi người phải đi 12 lần/ năm. Chưa hết, do chi phí làm ĐSCT ở Việt nam cao gấp 4 lần ở trung quốc, cho nên để có lãi thì mỗi người dân Việt nam phải đi ĐSCT 1 lần / tuần. Ko có việc cũng phải đi để đảm bảo tuyến ĐSCT có lãi chút đỉnh. Nếu so với Nhật bản thì 3 ngày chúng ta phải đi ĐSCT 1 lần, thôi thì coi như đóng góp cho sự nghiệp giao thông của nước nhà

Mời các bác tìm hiểu cước phí DSCT ở Nhật bản và trung quốc cũng như giá thành thi công mỗi km của 2 nước đó.

Túm váy lại: hoặc phải có trên tỉ dân, hoặc phải đố tiền như điên thì mới làm đường sắt cao tốc "có lãi" được
Hay vì không thấy có lợi nhuận nên tụi tây mới chuyển giao công nghệ? :D.
 

Caobanlong

Xe tải
Biển số
OF-712978
Ngày cấp bằng
12/1/20
Số km
265
Động cơ
87,228 Mã lực
Tuổi
53
Làm đường sắt tốc đô 200km/h thì được còn làm cao tốc thì lại như thằng BRT thôi
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
991
Động cơ
83,409 Mã lực
Tuổi
64
Em thấy cụ Leu leu đưa một số số liệu trích từ báo cáo của JICA về dự án tải tạo đường sắt Bắc Nam và đề xuất làm tàu cao tốc lên. Em k phải dân chuyên môn, nhưng do công việc có phải tiếp xúc với cái này, nên có mấy cái muốn bổ sung, theo như những gì em được biết
- Tàu hàng và tàu khách vướng nhau vì khác tốc độ. Ví dụ tàu chạy 200km/h từ SG ra HN, tàu hàng với tộc độ 120 km/h sẽ phải dừng chờở các ga chuyển tàuđể cho tàu khách vươt. Vì vậy, như các tiêu chí chuẩn,để khai thác tàu khách và hàng có hiệu quả nhất (có thể tới 75đôi tàu /ngàyđêm, nôm là là 1 tiếng chạy 3 chuyến/hướng) thì tốcđộ hợp lý nhất là tàu khách tốiđa 160 km/h. Muốn chạy nhanh hơn thì phát sinh nhiều thứ, trong đó có tàu hàng giảm đi rất mạnh.
_ Các bạn TEDI cố tình bám vào cái này mà lờ đi phương án chạy tàu 160km/h và phát huy được ưu thế tàu hàng. Càng đẩy tốc độ tàu lên cao thì phép tính càng xa mục đích chở hàng + khách và càng gần giải pháp chỉ chạy tàu khách cao tốc.
_ Mai em xin phép post bảng lập giờ tàu dự kiến theo phương án này lên. Theo đó, tối ưu là ngày có các chuyến chạy 160km/h ở dạng tàu nhanh (dừng H, Vinh, Huế, ĐN, NT, SG). Tốc độ thật của tàu, kể cả dừng mỗi ga 30 giây, là khoảng 140 km/h. Nghĩa là 2 tiếng hơn đến vinh và 5 tiếng tới Đà Nẵng. Em thấy không tệ. Ban đêm thì có các tàu chạy 120km/h dừng đủ mỗi tỉnh 1 ga, em nhớ đâu tầm 14 tiếng. Tàu hàng cũng được kết hợp chạy nhiều chuyến.
_ Về giá: Cụ lều lều nhầm giá tuyến SG- Cần Thơ là 10 tỷ USD, thật ra trongđó 5 tỷ làđể xây 10 khuđô thị thông minh tại 10 ga, tức là tuyếnđó chỉ tầm dăm tỷ.TrongĐBSCL nềnđất yếu, nếu so sánh, cáccụ tham khảo phươngán xây gần 400 kmđường sắt mới Hà Nội _ Lào Cai sử dụng công nghệ TQ cũng tầm 5 tỷUSD. Theo quanđiểm của em, nếu làm chuẩn, hơn 1600 kmđường sắtđôi, tốcđộc 160 km/h tốiđa , từ HN ra SG chỉ dưới 30 tỷUSD.
Bác viết rất hay. Em xin có vài ý kiến bổ sung.
Theo quan điểm kỹ thuật, thiết kế 75 đôi tầu/ngày là tối đa công suất. Diễn nôm ra thì cứ 20 phút/1 chuyến/1 chiều. Hay 10 phút/1 chuyến/2 chiều. Với giãn cách mỗi đoàn tầu cách nhau 15-20 phút là đủ để phản ứng khi có sự cố xẩy ra.
Nhưng với người dân. Mật độ 10 phút/1 chuyến tầu chạy qua đường ngang dân sinh là nguy hiểm. Ko đủ thời gian cho các phương tiện qua đường tầu.
Như vậy, nếu muốn thì khi làm đường mới, bắt buộc phải thiết kế hầm chui, cầu vượt qua đường sắt trên toàn tuyến. Một việc theo em là ko khả thi thực tế.
Phương án còn lại là giảm công suất sử dụng đi một nửa. Tầm 20 phút /1 chuyến/2 chiều. Cái này liên quan tới đánh giá lại hiệu quả kinh tế của dự án.
Về tốc độ, tuy trung bình khai thác 160km/h. Nhưng đường ray khổ 1435 phải làm đúng tiêu chuẩn thế giới 200-250km/h. Vận hành chỉ chạy 160 thôi, nhưng khi bị chậm giờ thì có thể tăng lên để đảm bảo tầu luôn về ga đúng giờ. Cái này là bí quyết kinh doanh của người Nhật, chúng ta nên học cái tốt từ họ.
Em vẫn thiên về phương án làm 2 hệ thống đường sắt chạy song song. Đường đôi 1435 dưới đất chủ yếu chở hàng kết hợp chở khách, tốc độ 200 km đổ lại. Nhu cầu đất nước trong 30 năm tới chỉ cần hệ thống này.
Đường sắt tốc độ cao 350 km (hoặc hơn, tùy tiến bộ công nghệ) bắt buộc chạy trên cao, cầu cạn toàn tuyến để tránh đường bộ. Ban đầu có thể làm các tuyến ngắn, trung bình tỏa ra từ 2 đô thị HN và Tp HCM. Như HN-Vinh hay SG-NT hay nói tới. Cơ bản ko cần suy nghĩ phải làm thông cả tuyến cao tốc HN-SG ngay.
Vấn đề ở tư duy quy hoạch để còn dự trữ quỹ đất sau này thi công.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Em vẫn thiên về phương án làm 2 hệ thống đường sắt chạy song song. Đường đôi 1435 dưới đất chủ yếu chở hàng kết hợp chở khách, tốc độ 200 km đổ lại. Nhu cầu đất nước trong 30 năm tới chỉ cần hệ thống này.
Xem ra tiềm năng vận tải hàng hóa đường sắt là rất lớn, dân sẵn sàng trả thêm tiền để hàng đi nhanh hơn đường biển mà cước phí vẫn rẻ hơn đường bộ 4-5 lần.. Bây giờ ngay cả vận tải hàng không cũng rất phát triển. Thị trường nội địa TQ là khủng, nếu đường sắt thay bằng cỡ của TQ thì có thể chở dưa hấu, thanh long chạy thẳng vào nội địa TQ chỉ trong vòng 2-3 ngày, tiết kiệm hàng ngàn xe tải như hiện nay lại bảo đảm hàng tươi ngon.

Tuyến Hà Nội-Vinh có người chê ít khách, nhưng thật ra nó là Hà Nội-Thanh Hóa đấy, không hề thiếu khách! :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
991
Động cơ
83,409 Mã lực
Tuổi
64
Xem ra tiềm năng vận tải hàng hóa đường sắt là rất lớn, dân sẵn sàng trả thêm tiền để hàng đi nhanh hơn đường biển mà cưới phí vẫn rẻ hơn đường bộ 4-5 lần.. Bây giờ ngay cả vận tải hàng không cũng rất phát triển. Thị trường nội địa TQ là khủng, nếu đường sắt thay bằng cỡ của TQ thì có thể chở dưa hấu, thanh long chạy thẳng vào nội địa TQ chỉ trong vòng 2-3 ngày, tiết kiệm hàng ngàn xe tải như hiện nay.

Tuyến Hà Nội-Vinh có người chê ít khách, nhưng thật ra nó là Hà Nội-Thanh Hóa đấy, không hề thiếu khách! :D
Chỉ cần tốc độ 150km là đã ăn đứt xe khách rồi. Chạy nhanh, êm, đúng giờ, có chỗ đi WC là hút khách lại ngay.
Quan trọng phải làm mới đường đôi khổ 1435 để chở hàng (đã có đất quy hoạch sẵn). Chứ nghe bọn Nhật xui tận dụng đường đơn cũ để chở hàng là thất bại.
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Nhưng mà giá vé tối thiểu 1 triệu rưỡi một chiều đi Đà Nẵng là không kinh tế rồi.
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Ngoài xây dựng ra, còn phải cải tổ cơ chế. Ông Tổng công ty đường sắt khóc với Bộ Kế hoạch đầu tư, tố ông Bộ Giao thông không chịu thay đổi cơ chế:
-----
ga Sông Lũy chỉ cần hơn 30 tỷ đồng để làm thêm đường sắt, kéo dài ke ga để đón tàu chở container, qua đó tăng được 200 tỷ đồng doanh thu, nhưng do vướng cơ chế nên không thể triển khai. Đây là nút thắt rất lớn, bó buộc tính chủ động của doanh nghiệp khai thác”, ông Minh nêu ví dụ.

Giờ thì chúng ta chờ xem ai hỗ trợ Bộ KHĐT chơi tới bến với Bộ Giao thông! :D

 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Bác viết rất hay. Em xin có vài ý kiến bổ sung.
Theo quan điểm kỹ thuật, thiết kế 75 đôi tầu/ngày là tối đa công suất. Diễn nôm ra thì cứ 20 phút/1 chuyến/1 chiều. Hay 10 phút/1 chuyến/2 chiều. Với giãn cách mỗi đoàn tầu cách nhau 15-20 phút là đủ để phản ứng khi có sự cố xẩy ra.
Nhưng với người dân. Mật độ 10 phút/1 chuyến tầu chạy qua đường ngang dân sinh là nguy hiểm. Ko đủ thời gian cho các phương tiện qua đường tầu.
Như vậy, nếu muốn thì khi làm đường mới, bắt buộc phải thiết kế hầm chui, cầu vượt qua đường sắt trên toàn tuyến. Một việc theo em là ko khả thi thực tế.
Phương án còn lại là giảm công suất sử dụng đi một nửa. Tầm 20 phút /1 chuyến/2 chiều. Cái này liên quan tới đánh giá lại hiệu quả kinh tế của dự án.
Về tốc độ, tuy trung bình khai thác 160km/h. Nhưng đường ray khổ 1435 phải làm đúng tiêu chuẩn thế giới 200-250km/h. Vận hành chỉ chạy 160 thôi, nhưng khi bị chậm giờ thì có thể tăng lên để đảm bảo tầu luôn về ga đúng giờ. Cái này là bí quyết kinh doanh của người Nhật, chúng ta nên học cái tốt từ họ.
Em vẫn thiên về phương án làm 2 hệ thống đường sắt chạy song song. Đường đôi 1435 dưới đất chủ yếu chở hàng kết hợp chở khách, tốc độ 200 km đổ lại. Nhu cầu đất nước trong 30 năm tới chỉ cần hệ thống này.
Đường sắt tốc độ cao 350 km (hoặc hơn, tùy tiến bộ công nghệ) bắt buộc chạy trên cao, cầu cạn toàn tuyến để tránh đường bộ. Ban đầu có thể làm các tuyến ngắn, trung bình tỏa ra từ 2 đô thị HN và Tp HCM. Như HN-Vinh hay SG-NT hay nói tới. Cơ bản ko cần suy nghĩ phải làm thông cả tuyến cao tốc HN-SG ngay.
Vấn đề ở tư duy quy hoạch để còn dự trữ quỹ đất sau này thi công.
"Nhưng với người dân. Mật độ 10 phút/1 chuyến tầu chạy qua đường ngang dân sinh là nguy hiểm. Ko đủ thời gian cho các phương tiện qua đường tầu.
Như vậy, nếu muốn thì khi làm đường mới, bắt buộc phải thiết kế hầm chui, cầu vượt qua đường sắt trên toàn tuyến. Một việc theo em là ko khả thi thực tế.
Phương án còn lại là giảm công suất sử dụng đi một nửa. Tầm 20 phút /1 chuyến/2 chiều. Cái này liên quan tới đánh giá lại hiệu quả kinh tế của dự án."

Họ đẩy ga tàu ra ngoài thành phố là xử lý được vụ "Mật độ 10 phút/1 chuyến tầu chạy qua đường ngang dân sinh". Ngoài đó, tần suất giao thông thấp.

Đúng là việc xây đường sắt cao tốc cỡ 350kmh, chỉ để sánh ngang các cường cuốc thôi bác.
Viện trợ miễn phí thì ta nên làm.
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
6,810
Động cơ
239,562 Mã lực
Ngoài xây dựng ra, còn phải cải tổ cơ chế. Ông Tổng công ty đường sắt khóc với Bộ Kế hoạch đầu tư, tố ông Bộ Giao thông không chịu thay đổi cơ chế:
-----
ga Sông Lũy chỉ cần hơn 30 tỷ đồng để làm thêm đường sắt, kéo dài ke ga để đón tàu chở container, qua đó tăng được 200 tỷ đồng doanh thu, nhưng do vướng cơ chế nên không thể triển khai. Đây là nút thắt rất lớn, bó buộc tính chủ động của doanh nghiệp khai thác”, ông Minh nêu ví dụ.

Giờ thì chúng ta chờ xem ai hỗ trợ Bộ KHĐT chơi tới bến với Bộ Giao thông! :D

Các UVTW ở các tỉnh sẽ ủng hộ Bộ KHĐT.

Với 50 tỉ USD của ĐSCT, sẽ hút hết gần như toàn bộ vốn xây dựng cơ bản của đất nước. Như vậy, các tỉnh gần như sẽ bóp bụng để dành tiền cho Bộ GTVT xây ĐSCT.

UVTW và đại biểu QH ở các tỉnh đời nào họ chịu nhịn cho Bộ GTVT xài hết cục tiền đấy ? Chưa kể ĐSCT chỉ đi qua chưa tới 20 tỉnh thành, 40 tỉnh còn lại xây hay ko xây ĐSCT cũng ko liên quan tới họ thì mắc gì tỉnh họ phải nhịn, bóp bụng cho Bộ GT ?
 

baolac

Xe buýt
Biển số
OF-761326
Ngày cấp bằng
28/2/21
Số km
608
Động cơ
50,051 Mã lực
Em thấy cụ Leu leu đưa một số số liệu trích từ báo cáo của JICA về dự án tải tạo đường sắt Bắc Nam và đề xuất làm tàu cao tốc lên. Em k phải dân chuyên môn, nhưng do công việc có phải tiếp xúc với cái này, nên có mấy cái muốn bổ sung, theo như những gì em được biết
- Tàu hàng và tàu khách vướng nhau vì khác tốc độ. Ví dụ tàu chạy 200km/h từ SG ra HN, tàu hàng với tộc độ 120 km/h sẽ phải dừng chờở các ga chuyển tàuđể cho tàu khách vươt. Vì vậy, như các tiêu chí chuẩn,để khai thác tàu khách và hàng có hiệu quả nhất (có thể tới 75đôi tàu /ngàyđêm, nôm là là 1 tiếng chạy 3 chuyến/hướng) thì tốcđộ hợp lý nhất là tàu khách tốiđa 160 km/h. Muốn chạy nhanh hơn thì phát sinh nhiều thứ, trong đó có tàu hàng giảm đi rất mạnh.
_ Các bạn TEDI cố tình bám vào cái này mà lờ đi phương án chạy tàu 160km/h và phát huy được ưu thế tàu hàng. Càng đẩy tốc độ tàu lên cao thì phép tính càng xa mục đích chở hàng + khách và càng gần giải pháp chỉ chạy tàu khách cao tốc.
_ Mai em xin phép post bảng lập giờ tàu dự kiến theo phương án này lên. Theo đó, tối ưu là ngày có các chuyến chạy 160km/h ở dạng tàu nhanh (dừng H, Vinh, Huế, ĐN, NT, SG). Tốc độ thật của tàu, kể cả dừng mỗi ga 30 giây, là khoảng 140 km/h. Nghĩa là 2 tiếng hơn đến vinh và 5 tiếng tới Đà Nẵng. Em thấy không tệ. Ban đêm thì có các tàu chạy 120km/h dừng đủ mỗi tỉnh 1 ga, em nhớ đâu tầm 14 tiếng. Tàu hàng cũng được kết hợp chạy nhiều chuyến.
_ Về giá: Cụ lều lều nhầm giá tuyến SG- Cần Thơ là 10 tỷ USD, thật ra trongđó 5 tỷ làđể xây 10 khuđô thị thông minh tại 10 ga, tức là tuyếnđó chỉ tầm dăm tỷ.TrongĐBSCL nềnđất yếu, nếu so sánh, cáccụ tham khảo phươngán xây gần 400 kmđường sắt mới Hà Nội _ Lào Cai sử dụng công nghệ TQ cũng tầm 5 tỷUSD. Theo quanđiểm của em, nếu làm chuẩn, hơn 1600 kmđường sắtđôi, tốcđộc 160 km/h tốiđa , từ HN ra SG chỉ dưới 30 tỷUSD.
Bên UK thấy đường sắt "cao tốc" chở khách phổ biến cũng chỉ tầm 120-180km/ giờ (London - Edinburg: 4-6 giờ/ chặng). Taiwan tầm 200km/h. Rapid Train JR Nhật nối mấy tp gần nhau như Osaka-Nara-Kyoto cũng chỉ trên 100km/h (thời gian hết khoảng 1-1,5 giờ cho mỗi chặng).
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,293
Động cơ
504,793 Mã lực
Vì chưa có câu trả lời ngã ngũ cho lựa chọn tốc độ nào, thì em kể câu chuyện Jakarta - Bandung như là một ví dụ

1. NB lập xong BCNCTKT đsct phía Bắc từ Jakarta đến Surabaya, trong đó có đoạn Jakarta - Bandung dài 140km, hết khoảng 6.4 tỏi mẽo. Tốc độ max 300km/h. NB sẽ cho vay kiểu như ODA. NB dụ rằng địa hình toàn đảo của Indonesia khá tương đồng địa hình NB nên lựa chọn NB sẽ là đúng đắn nhất.

2. Tổng thống Joko lên, kêu chỉ cần làm tốc độ thấp hơn và rẻ hơn. Bỏ phương án của NB.

3. TT Joko đi gặp gỡ các nước khác, kêu gọi đầu tư.

4. TQ nó đưa ra đề xuất. Ngân hàng nó cho vay 75%. Thành lập Công ty liên danh Indonesia - TQ (Indo 60% - TQ 40%). Liên danh này hoạt động 50 năm, lấy nguồn thu từ khai thác tuyến Jakarta - Bandung này trả ngân hàng.
Và tốc độ max của nó là 350km/h (trái ngược tuyên bố của Indonesia).

5. TQ trúng với 6 tỏi mẽo. Rẻ hơn chút so với NB. Nhưng cơ chế đầu tư thì hay hơn, tư nhân chịu rủi ro tài chính chứ không phải nhà nước.

6. Hiện tuyến Jakarta - Bandung này được khoảng 65%, dự kiến 2022 xong. Tuyến này dài 140km nhưng có hơn 80km cầu cạn, 17 km hầm.

Tóm lại thì có mấy điểm đáng chú ý.
- Khi thấy NB đang có vẻ độc quyền thì Indonesia ra chiêu cần phương án rẻ hơn, tốc độ thấp hơn để loại bỏ.
- Kêu gọi nhiều nước tham gia tìm hiểu, đầu tư để có nhiều phương án lựa chọn hơn.
- Loại hình đầu tư phải đẩy rủi ro về phía tư nhân, chứ không phải nhà nước.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,260
Động cơ
344,178 Mã lực
Tuổi
44
Vì chưa có câu trả lời ngã ngũ cho lựa chọn tốc độ nào, thì em kể câu chuyện Jakarta - Bandung như là một ví dụ

1. NB lập xong BCNCTKT đsct phía Bắc từ Jakarta đến Surabaya, trong đó có đoạn Jakarta - Bandung dài 140km, hết khoảng 6.4 tỏi mẽo. Tốc độ max 300km/h. NB sẽ cho vay kiểu như ODA. NB dụ rằng địa hình toàn đảo của Indonesia khá tương đồng địa hình NB nên lựa chọn NB sẽ là đúng đắn nhất.

2. Tổng thống Joko lên, kêu chỉ cần làm tốc độ thấp hơn và rẻ hơn. Bỏ phương án của NB.

3. TT Joko đi gặp gỡ các nước khác, kêu gọi đầu tư.

4. TQ nó đưa ra đề xuất. Ngân hàng nó cho vay 75%. Thành lập Công ty liên danh Indonesia - TQ (Indo 60% - TQ 40%). Liên danh này hoạt động 50 năm, lấy nguồn thu từ khai thác tuyến Jakarta - Bandung này trả ngân hàng.
Và tốc độ max của nó là 350km/h (trái ngược tuyên bố của Indonesia).

5. TQ trúng với 6 tỏi mẽo. Rẻ hơn chút so với NB. Nhưng cơ chế đầu tư thì hay hơn, tư nhân chịu rủi ro tài chính chứ không phải nhà nước.

6. Hiện tuyến Jakarta - Bandung này được khoảng 65%, dự kiến 2022 xong. Tuyến này dài 140km nhưng có hơn 80km cầu cạn, 17 km hầm.

Tóm lại thì có mấy điểm đáng chú ý.
- Khi thấy NB đang có vẻ độc quyền thì Indonesia ra chiêu cần phương án rẻ hơn, tốc độ thấp hơn để loại bỏ.
- Kêu gọi nhiều nước tham gia tìm hiểu, đầu tư để có nhiều phương án lựa chọn hơn.
- Loại hình đầu tư phải đẩy rủi ro về phía tư nhân, chứ không phải nhà nước.
Nhật nó biết thừa cái dự án này là sup đổ về mặt tài chính nên mới bắt chính phủ đứng ra vay chứ méo lấy nguồn thu từ dự án để trả nợ. Khôn thế ai chơi cho lại. Giờ dự án ở Việt nam thì vẫn là Chính phủ đứng ra vay và bảo lãnh mới chịu cơ. Lỗ thì nhà nước móc họng ngân sách ra trả cho nó cả vốn lẫn lời ko thiếu 1 trinh.
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,190
Động cơ
249,891 Mã lực
Tuổi
44
Mấy chục tỷ $ đó để làm cầu, đường cao tốc, hầm ...thì tất cả các nơi đều được hưởng lợi, kinh tế phát triển đồng đều. Ví dụ ngay như huyện Đông Anh Gia lâm với nội đô, cách nhau có 1 con sông, mấy trăm năm mới có dc vài cây cầu. Có cầu đường tự khắc dc thông thương.
 

Vinsmoke Sanji

Tháo bánh
Biển số
OF-598606
Ngày cấp bằng
12/11/18
Số km
1,057
Động cơ
137,713 Mã lực
Tuổi
35
Cái vấn đề là tại sao ông thể cá trê là người có học thức rất cao học tại nga mà ko nhìn ra vấn đề vẫn cố gắng thuyết phục làm 350km/h. Hay nhà nước ta chưa quyết làm lên rền rứ.
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Cái vấn đề là tại sao ông thể cá trê là người có học thức rất cao học tại nga mà ko nhìn ra vấn đề vẫn cố gắng thuyết phục làm 350km/h. Hay nhà nước ta chưa quyết làm lên rền rứ.
Ổng là người có học thức nên rất hiểu giá trị của tiền cụ ạ, khi tiền ở trong túi của mình.
 

Vinsmoke Sanji

Tháo bánh
Biển số
OF-598606
Ngày cấp bằng
12/11/18
Số km
1,057
Động cơ
137,713 Mã lực
Tuổi
35
Ổng là người có học thức nên rất hiểu giá trị của tiền cụ ạ, khi tiền ở trong túi của mình.
Em nghĩ là chắc chắn là ông thể nhìn ra vấn đề nhưng vì lý do nào đó mà ông cứ lờ đi. Người ta tiếp tục chọn ông làm vị trí bộ chưởng chắc hẵn phải có lý do ông sẽ là người đi vá lại những con tàu đắm mà khoá trước a # để lại
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Cái vấn đề là tại sao ông thể cá trê là người có học thức rất cao học tại nga mà ko nhìn ra vấn đề vẫn cố gắng thuyết phục làm 350km/h.
Có phải mỗi mình ông Thể muốn 350km/h đâu, còn rất nhiều người học thức cao muốn thế như Đinh La Thăng, X, Phó X, 200 anh em QH (phải 250 mới thông qua được)...
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top