[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Việc này đáng lẽ VN phải làm từ những năm đầu 2K, ít ra là mr khổ 1435mm, giờ quá muộn
Ko bao giờ là quá muộn ạ.

Đường sắt khổ 1.435m chỉ đơn thuần là khoảng cách giữa hai bánh thôi. Chạy trên nó thì tàu 100km cũng chạy được, 200km cũng chạy được... thậm chí shinkansen cũng chạy tốt nếu kết cấu ray, nền móng... chịu tải tốt.

Nói cách khác, cần xây dựng mới đường ray khổ đôi 1.435m với độ chịu tải lên trên 400km/h. Còn mua tàu nào chạy trên đó thì tùy vào điều kiện kinh tế. Tầm nhìn trăm năm thì phải vậy.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,863
Động cơ
1,281 Mã lực
Vào mỗi đầu khóa nhiệm kỳ mới thì vấn đề đầu tư đường sắt cao tốc 350 km/h lại được xới lên để bàn. Mục đích là đưa thông tin cho nhóm lãnh đạo mới biết và quan tâm. Mà tổ sư bọn tư vấn khốn nạn, nó viết thẳng là tàu 350km/h trong khi rõ ràng kể cả ở Nhật hay TQ thì tàu cao tốc vận hành thương mại cũng không đạt được tốc độ này, thế mà nó tuyên bố như đinh về tốc độ và tính toán thời gian chạy tàu toàn tuyến theo tốc độ này (Nó tính đi từ HN vào SG chỉ 6 giờ, còn máy bay bay với tốc độ 900km/h thì nó tính đi trong ...5h!)
"Nếu bay từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mất 5 tiếng, phải thay đổi phương thức vận tải nhiều lần, nhưng đường sắt với tốc độ 300km/giờ, khách đi sẽ mất 6 tiếng để đi từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh kể cả dừng đỗ ở ga, vì tuyến đường sắt này có chiều dài là 1.540km. "
Bọn Nhật và nhóm lợi ích của nó quyết tâm chỉ đưa 1 phương duy nhất để VN lựa chọn. Má nó, khốn nạn!
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Vào mỗi đầu khóa nhiệm kỳ mới thì vấn đề đầu tư đường sắt cao tốc 350 km/h lại được xới lên để bàn. Mục đích là đưa thông tin cho nhóm lãnh đạo mới biết và quan tâm. Mà tổ sư bọn tư vấn khốn nạn, nó viết thẳng là tàu 350km/h trong khi rõ ràng kể cả ở Nhật hay TQ thì tàu cao tốc vận hành thương mại cũng không đạt được tốc độ này, thế mà nó tuyên bố như đinh về tốc độ và tính toán thời gian chạy tàu toàn tuyến theo tốc độ này (Nó tính đi từ HN vào SG chỉ 6 giờ, còn máy bay bay với tốc độ 900km/h thì nó tính đi trong ...5h!)
"Nếu bay từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mất 5 tiếng, phải thay đổi phương thức vận tải nhiều lần, nhưng đường sắt với tốc độ 300km/giờ, khách đi sẽ mất 6 tiếng để đi từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh kể cả dừng đỗ ở ga, vì tuyến đường sắt này có chiều dài là 1.540km. "
Bọn Nhật và nhóm lợi ích của nó quyết tâm chỉ đưa 1 phương duy nhất để VN lựa chọn. Má nó, khốn nạn!
Máy bay HN - SG 5h là đúng còn gì cụ.
Em ở Hn lên xe mà tới giờ bay không dưới 1h45 phút, từ SG lên máy bay 1h25 phút. Đã là 3h, bay 1h45 phút + 15 phút hành lý là 2h nữa, 5h. Đi tàu thì nó khác, tới cần 30 phút mỗi chiều thôi.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Vào mỗi đầu khóa nhiệm kỳ mới thì vấn đề đầu tư đường sắt cao tốc 350 km/h lại được xới lên để bàn. Mục đích là đưa thông tin cho nhóm lãnh đạo mới biết và quan tâm. Mà tổ sư bọn tư vấn khốn nạn, nó viết thẳng là tàu 350km/h trong khi rõ ràng kể cả ở Nhật hay TQ thì tàu cao tốc vận hành thương mại cũng không đạt được tốc độ này, thế mà nó tuyên bố như đinh về tốc độ và tính toán thời gian chạy tàu toàn tuyến theo tốc độ này (Nó tính đi từ HN vào SG chỉ 6 giờ, còn máy bay bay với tốc độ 900km/h thì nó tính đi trong ...5h!)
"Nếu bay từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mất 5 tiếng, phải thay đổi phương thức vận tải nhiều lần, nhưng đường sắt với tốc độ 300km/giờ, khách đi sẽ mất 6 tiếng để đi từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh kể cả dừng đỗ ở ga, vì tuyến đường sắt này có chiều dài là 1.540km. "
Bọn Nhật và nhóm lợi ích của nó quyết tâm chỉ đưa 1 phương duy nhất để VN lựa chọn. Má nó, khốn nạn!
Đi qua 20 tỉnh không dừng đỗ tỉnh nào mà đòi quốc hội, vốn đại diện cho các tỉnh nó đồng ý. Nhưng nếu đi qua 20 tỉnh đó dừng mỗi tỉnh tầm 15 phút thì mất mẹ nó 5 tiếng riêng dừng đỗ rồi. Rồi lại đặt giả định Tàu chạy nguyên tốc độ 300km/h từ đầu tới cuối đã là ngu rồi thì mất bét ra 10h từ Hn vào HCM. Nói chung là nhóm lợi ích tung lên. Bố khỉ trong cái clip trên kia đang muốn bẻ ra việc xem cái dự án cao tốc này như là 1 dự án theo kiểu dự án đáng phải đầu tư chứ đừng nói theo nghĩa tài chính. Tiền ngân sách cứ như lá mít ấy. bọn Nhật bựa
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,863
Động cơ
1,281 Mã lực
Máy bay HN - SG 5h là đúng còn gì cụ.
Em ở Hn lên xe mà tới giờ bay không dưới 1h45 phút, từ SG lên máy bay 1h25 phút. Đã là 3h, bay 1h45 phút + 15 phút hành lý là 2h nữa, 5h. Đi tàu thì nó khác, tới cần 30 phút mỗi chiều thôi.
Đó là cụ đi. Em đi SG đến trước khi cất cánh 1 giờ. bay 2 tiếng coi như tổng là 3h. Nếu tính xông xênh cho là 4h. Trong khi đi tàu nó tính vo 1600/350 và dừng ở mỗi ga tầm 3 phút nữa là đủ 5 giờ. Mà khoan hãy nói chuyện giờ giấc.
Ai đi tàu? Bao nhiêu người đi tàu? Giá vé là bao nhiêu? Phương án tài chính đầu tư như thế nào? ảnh hưởng tiêu cực đến ngành hàng không như thế nào?... đó mới là những câu hỏi quan trọng cần làm rõ.
Chứ vài ba người vì chút lợi nhỏ mà cho đất nước làm cu li cả đời cho Nhật thì có mà ăn mày. Bọn Nhật suốt 20 năm vẽ hươu vẽ vượn, nói đi nói lại cũng chỉ có 1 câu: "Làm đường sắt cao tốc sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho VN". Nhưng lợi ích như thế nào thì nó lại không nói. Nó lobby tới mức mà đại biểu quốc hội đứng giữa nghị trường nói: "Ở các nước IQ cao người ta đều làm đường sắt cao tốc!" (Bố tổ, khác đếch gì đại biểu quốc hội bảo nước ta là IQ thấp?)
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Đó là cụ đi. Em đi SG đến trước khi cất cánh 1 giờ. bay 2 tiếng coi như tổng là 3h. Nếu tính xông xênh cho là 4h. Trong khi đi tàu nó tính vo 1600/350 và dừng ở mỗi ga tầm 3 phút nữa là đủ 5 giờ. Mà khoan hãy nói chuyện giờ giấc.
Ai đi tàu? Bao nhiêu người đi tàu? Giá vé là bao nhiêu? Phương án tài chính đầu tư như thế nào? ảnh hưởng tiêu cực đến ngành hàng không như thế nào?... đó mới là những câu hỏi quan trọng cần làm rõ.
Chứ vài ba người vì chút lợi nhỏ mà cho đất nước làm cu li cả đời cho Nhật thì có mà ăn mày. Bọn Nhật suốt 20 năm vẽ hươu vẽ vượn, nói đi nói lại cũng chỉ có 1 câu: "Làm đường sắt cao tốc sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho VN". Nhưng lợi ích như thế nào thì nó lại không nói. Nó lobby tới mức mà đại biểu quốc hội đứng giữa nghị trường nói: "Ở các nước IQ cao người ta đều làm đường sắt cao tốc!" (Bố tổ, khác đếch gì đại biểu quốc hội bảo nước ta là IQ thấp?)
e nghĩ thế hệ lãnh đạo mới của Việt nam đều là người hiểu biết nên ko ngu đến mức nghe lời bọn Nhật nó ve vãn đâu.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,863
Động cơ
1,281 Mã lực
e nghĩ thế hệ lãnh đạo mới của Việt nam đều là người hiểu biết nên ko ngu đến mức nghe lời bọn Nhật nó ve vãn đâu.
Vâng. Ngay như khóa vừa rồi thì chính phủ không ký vay thêm ODA của Nhật 1 dự án nào. Làm bọn Nhật ngoan hẳn. Nhưng khóa vừa rồi hên có chuyên gia kinh tế vĩ mô như anh Huệ cầm cương nên nền tài chính quốc gia rất sáng sau 5 năm. Đơn cử như lãi suất vay nợ nước ngoài năm 2015 ở mức 12% thì đến năm 2020 chỉ còn dưới 3%. Hầu như tất cả các khoản vay nước ngoài trương nhiệm kỳ vừa rồi là để đảo nợ. Mục đích của đảo nợ là cơ cấu lại lãi suất vay nợ, bớt được khoản trả lãi trong tương lai.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,772
Động cơ
162,124 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Máy bay HN - SG 5h là đúng còn gì cụ.
Em ở Hn lên xe mà tới giờ bay không dưới 1h45 phút, từ SG lên máy bay 1h25 phút. Đã là 3h, bay 1h45 phút + 15 phút hành lý là 2h nữa, 5h. Đi tàu thì nó khác, tới cần 30 phút mỗi chiều thôi.
Vâng, đối với máy bay thì tính cả thời gian đi từ nhà ra sân bay, tính cả thời gian tắc đường.
Còn với tàu hỏa thì chỉ tính mỗi thời gian chạy từ ga đầu đến ga cuối.
Xong rồi mang ra so sánh với nhau, tài nhỉ.

Xin thưa với cụ là nếu làm đường sắt cao tốc, thì cũng phải xây mới các Ga HN và Ga HCM ở ven đô, không phải mấy cái ga sập xệ trong nội đô bây giờ đâu. Như đầu Hà Nội thì định đặt ga tận Ngọc Hồi cơ. Thế nên cụ cũng mất thời gian đi từ nhà đến ga giống như đi máy bay thôi. Nhưng cái thông tin này thì bị lờ đi.

Mà đợi đến lúc chạy được cái tàu cao tốc này là 30 năm nữa thì cũng đã có đường sắt đô thị nối nội đô ra sân bay như các nước khác rồi, đi lại thoải mái.
 
Chỉnh sửa cuối:

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
473,031 Mã lực
Tôi chỉ nói tôi đi máy bay là mất 5h :D tôi có nói gì đâu nhỉ. Tính nhầm tí đầu vào, chỉ 4h30 thôi.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Vâng. Ngay như khóa vừa rồi thì chính phủ không ký vay thêm ODA của Nhật 1 dự án nào. Làm bọn Nhật ngoan hẳn. Nhưng khóa vừa rồi hên có chuyên gia kinh tế vĩ mô như anh Huệ cầm cương nên nền tài chính quốc gia rất sáng sau 5 năm. Đơn cử như lãi suất vay nợ nước ngoài năm 2015 ở mức 12% thì đến năm 2020 chỉ còn dưới 3%. Hầu như tất cả các khoản vay nước ngoài trương nhiệm kỳ vừa rồi là để đảo nợ. Mục đích của đảo nợ là cơ cấu lại lãi suất vay nợ, bớt được khoản trả lãi trong tương lai.
Nhật mấy năm trước thấy ASSK lên nắm quyền sang ve vãn Myanmar rõ sớm nhưng thành bom xịt. Được cái khả năng làm màu thì ở level thượng thừa nên lúc kinh tế kém dân trí kém cũng sùng bái Nhật nhưng ngon lên lại thấy Nhật lớm, như Việt nam bây giờ. View về hàng Nhật cũng nhiều negative hơn chứ ko một màu hồng như xưa. Giờ cái quảng cáo công nghệ Nhật, hàng Nhật mà... nó ko dễ ăn tiền nữa.
 

Hanoi1919

Xe tăng
Biển số
OF-322467
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
1,467
Động cơ
801,790 Mã lực
Mấy chục năm rồi vẫn chỉ ngồi cãi nhau xem làm loại tàu nào. Thà rằng các ông bắt tay vào làm như đường bộ, Trước hết đầu tư nâng cấp, mở rộng đường có sẵn từng đoạn như kiểu mở rộng đường 1 trước(sau này có đk thì làm đường siêu tốc) thì còn có đường mà đi. Quyết tất tay vào làm siêu tốc ngay thì đến khi hoàn thành toàn tuyến HN- SG chắc là đa số các cụ đang cãi nhau trong thớt này cũng đi bán muối hết rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,863
Động cơ
1,281 Mã lực
Vâng, đối với máy bay thì tính cả thời gian đi từ nhà ra sân bay, tính cả thời gian tắc đường.
Còn với tàu hỏa thì chỉ tính mỗi thời gian chạy từ ga đầu đến ga cuối.
Xong rồi mang ra so sánh với nhau, tài nhỉ.

Xin thưa với cụ là nếu làm đường sắt cao tốc, thì cũng phải xây mới các Ga HN và Ga HCM ở ven đô, không phải mấy cái ga sập xệ trong nội đô bây giờ đâu. Như đầu Hà Nội thì định đặt ga tận Ngọc Hồi cơ. Thế nên cụ cũng mất thời gian đi từ nhà đến ga giống như đi máy bay thôi. Nhưng cái thông tin này thì bị lờ đi.

Mà đợi đến lúc chạy được cái tàu cao tốc này là 30 năm nữa thì cũng đã có đường sắt đô thị nối nội đô ra sân bay như các nước khác rồi, đi lại thoải mái.
Vâng. Họ tính thời gian đến sân bay trước giờ máy bay cất cánh là 1.5h như khuyến nghị nhưng lại tính cho thời gian chờ tàu chạy là 0 giây. Tức là đang ngồi ở nhà, sau đó lên tàu và bắt đầu chạy là trong 0 giây. Tính khôn thế ai chả tính được.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,772
Động cơ
162,124 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vâng. Họ tính thời gian đến sân bay trước giờ máy bay cất cánh là 1.5h như khuyến nghị nhưng lại tính cho thời gian chờ tàu chạy là 0 giây. Tức là đang ngồi ở nhà, sau đó lên tàu và bắt đầu chạy là trong 0 giây. Tính khôn thế ai chả tính được.
Có rất nhiều cái tính khôn như thế trong cái báo cáo tiền khả thi này.

Em lấy ví dụ, phân kỳ đầu tư xây dựng trước tuyến Hà Nội - Vinh. Lý giải rằng lưu lượng hành khách tuyến HN-Vinh rất đông, tuy nhiên lại lờ đi việc tệp hành khách HN-Vinh đa số là lao động, sinh viên, những người ít tiền và sử dụng đường bộ là chủ yếu.

Trong khi tệp hành khách phù hợp với giá vé đường sắt cao tốc là tệp hành khách của hàng không thì hiện tại tuyến Hà Nội - Vinh 1 tuần có 36 chuyến bay (của tất cả các hãng) tức 1 ngày có 5 chuyến. Ông đường sắt hút khách từ cái tệp khách hàng này, coi như một nửa đi thì 1 ngày chạy được có 3 chuyến.

Xong rồi lại cho mấy ông chuyên gia trời ơi đất hỡi lên báo chém gió cái viễn cảnh là nhà ở Vinh, Thanh Hóa hàng ngày đi làm ở Hà Nội, có mứt tiền mà đi lại như thế, toàn mị dân.

Trên thế giới người ta chỉ có xu hướng dịch chuyển chỗ ở ra ngoại ô, và sử dụng tàu nối các địa phương, tàu điện công cộng, metro để đi làm chứ đếch ai dùng tàu cao tốc đi làm hàng ngày.

Nói chung dự án dùng quyết tâm chính trị để duyệt thì còn may ra, chứ còn tính cái bài toán về đầu tư, kinh tế thì loại từ vòng gửi xe.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,863
Động cơ
1,281 Mã lực
Có rất nhiều cái tính khôn như thế trong cái báo cáo tiền khả thi này.

Em lấy ví dụ, phân kỳ đầu tư xây dựng trước tuyến Hà Nội - Vinh. Lý giải rằng lưu lượng hành khách tuyến HN-Vinh rất đông, tuy nhiên lại lờ đi việc tệp hành khách HN-Vinh đa số là lao động, sinh viên, những người ít tiền và sử dụng đường bộ là chủ yếu.

Trong khi tệp hành khách phù hợp với giá vé đường sắt cao tốc là tệp hành khách của hàng không thì hiện tại tuyến Hà Nội - Vinh 1 tuần có 36 chuyến bay (của tất cả các hãng) tức 1 ngày có 5 chuyến. Ông đường sắt hút khách từ cái tệp khách hàng này, coi như một nửa đi thì 1 ngày chạy được có 3 chuyến.

Xong rồi lại cho mấy ông chuyên gia trời ơi đất hỡi lên báo chém gió cái viễn cảnh là nhà ở Vinh, Thanh Hóa hàng ngày đi làm ở Hà Nội, có mứt tiền mà đi lại như thế, toàn mị dân.

Trên thế giới người ta chỉ có xu hướng dịch chuyển chỗ ở ra ngoại ô, và sử dụng tàu nối các địa phương, tàu điện công cộng, metro để đi làm chứ đếch ai dùng tàu cao tốc đi làm hàng ngày.

Nói chung dự án dùng quyết tâm chính trị để duyệt thì còn may ra, chứ còn tính cái bài toán về đầu tư, kinh tế thì loại từ vòng gửi xe.
Thì họ nói cũng đúng mà. Được đi tàu cao tốc miễn phí thì có thể dân ở Vinh hoặc Thanh Hóa làm ở HN sáng đi tối về được. Nó nói "có thể" chứ có dám nói chắc chắn đâu. Mà "có thể" chỉ xảy ra khi vé tàu miễn phí thôi. Chứ đắt gấp đôi vé máy bay như bên Nhật thì có ma nó đi.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,239
Động cơ
504,423 Mã lực
Ko bao giờ là quá muộn ạ.

Đường sắt khổ 1.435m chỉ đơn thuần là khoảng cách giữa hai bánh thôi. Chạy trên nó thì tàu 100km cũng chạy được, 200km cũng chạy được... thậm chí shinkansen cũng chạy tốt nếu kết cấu ray, nền móng... chịu tải tốt.

Nói cách khác, cần xây dựng mới đường ray khổ đôi 1.435m với độ chịu tải lên trên 400km/h. Còn mua tàu nào chạy trên đó thì tùy vào điều kiện kinh tế. Tầm nhìn trăm năm thì phải vậy.
Đây là sai lầm của cái Quy hoạch đường sắt. Các bố đường sắt nghĩ đơn giản là làm hạ tầng cho 400km/h. Lúc đầu thì chỉ cần chạy 200km/h kết hợp chở khách + hàng thôi. Khi nào điều kiện khá hơn chuyển sang 400km/h chở khách sau. => Sai lầm của những người không hiểu về đường sắt tốc độ cao.
Đường sắt 200km/h chở khách + hàng yêu cầu yếu tố hình học khắt khe hơn loại 400km/h chỉ chở khách nhiều lần. Độ dốc nó nhỏ hơn vì phải chở hàng nặng, tải trọng tính toán lớn hơn nhiều (từ 21-23 tấn/trục), trong khi loại chở khách tải trọng tính toán rất nhẹ (13-17 tấn/trục).
Do đó hoặc là chỉ làm loại 200km/h chở khách + hàng; hoặc là làm loại 400km/h chở hàng riêng. Chứ làm loại 200km/h khách + hàng trước, rồi chuyển sang 400km/h chở khách thì trên TG chẳng ai làm như vậy cả. Lãng phí và đốt tiền vô ích.
(Thực tế thằng Nhật nó có chuyển một số tuyến 160km/h nâng cấp lên Shinkansen chạy 300km/h, tuy nhiên tiền bảo trì vỡ mồm cả về đường ray lẫn đầu máy toa xe).


Máy bay HN - SG 5h là đúng còn gì cụ.
Em ở Hn lên xe mà tới giờ bay không dưới 1h45 phút, từ SG lên máy bay 1h25 phút. Đã là 3h, bay 1h45 phút + 15 phút hành lý là 2h nữa, 5h. Đi tàu thì nó khác, tới cần 30 phút mỗi chiều thôi.
Em bay HN-SG và ngược lại thường xuyên dưới 4h.
Đơn giản là chỉ có xách tay và check-in online. Đầu HN thì đi sớm chỉ mất 30' từ nhà ra sân bay, vào thẳng cửa an ninh, giơ điện thoại cho thấy đã check-in là qua. Còn đầu SG thì do chỉ có xách tay nên không bắt taxi ra sân bay (đi đường Trường Sơn chết dí), bắt grabbike chạy chặt hẻm né kẹt xe thì từ Q.1 ra sân bay nhiều lắm cũng chỉ 20' và cũng chỉ cần giơ điện thoại là qua.

Vâng, đối với máy bay thì tính cả thời gian đi từ nhà ra sân bay, tính cả thời gian tắc đường.
Còn với tàu hỏa thì chỉ tính mỗi thời gian chạy từ ga đầu đến ga cuối.
Xong rồi mang ra so sánh với nhau, tài nhỉ.

Xin thưa với cụ là nếu làm đường sắt cao tốc, thì cũng phải xây mới các Ga HN và Ga HCM ở ven đô, không phải mấy cái ga sập xệ trong nội đô bây giờ đâu. Như đầu Hà Nội thì định đặt ga tận Ngọc Hồi cơ. Thế nên cụ cũng mất thời gian đi từ nhà đến ga giống như đi máy bay thôi. Nhưng cái thông tin này thì bị lờ đi.

Mà đợi đến lúc chạy được cái tàu cao tốc này là 30 năm nữa thì cũng đã có đường sắt đô thị nối nội đô ra sân bay như các nước khác rồi, đi lại thoải mái.
Đúng rồi.
Thằng ga Ngọc Hồi (HN) đợi tuyến số 1 và số 6 có mà mút mùa. Nhất là thằng số 1 dính vụ JTC thì còn lâu mới làm.
Còn thằng ga Thủ Thiêm (SG) mà đợi tuyến số 2 kéo dài có mà ít nhất hơn 10 năm nữa.
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
6,486
Động cơ
426,953 Mã lực
Vào mỗi đầu khóa nhiệm kỳ mới thì vấn đề đầu tư đường sắt cao tốc 350 km/h lại được xới lên để bàn. Mục đích là đưa thông tin cho nhóm lãnh đạo mới biết và quan tâm. Mà tổ sư bọn tư vấn khốn nạn, nó viết thẳng là tàu 350km/h trong khi rõ ràng kể cả ở Nhật hay TQ thì tàu cao tốc vận hành thương mại cũng không đạt được tốc độ này, thế mà nó tuyên bố như đinh về tốc độ và tính toán thời gian chạy tàu toàn tuyến theo tốc độ này (Nó tính đi từ HN vào SG chỉ 6 giờ, còn máy bay bay với tốc độ 900km/h thì nó tính đi trong ...5h!)
"Nếu bay từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mất 5 tiếng, phải thay đổi phương thức vận tải nhiều lần, nhưng đường sắt với tốc độ 300km/giờ, khách đi sẽ mất 6 tiếng để đi từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh kể cả dừng đỗ ở ga, vì tuyến đường sắt này có chiều dài là 1.540km. "
Bọn Nhật và nhóm lợi ích của nó quyết tâm chỉ đưa 1 phương duy nhất để VN lựa chọn. Má nó, khốn nạn!
Mb là tính cả tg checkin, checkout cụ ạ
 

Argo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-759677
Ngày cấp bằng
10/2/21
Số km
424
Động cơ
49,909 Mã lực
Giờ tao lại nói là nên 8811
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Đây là sai lầm của cái Quy hoạch đường sắt. Các bố đường sắt nghĩ đơn giản là làm hạ tầng cho 400km/h. Lúc đầu thì chỉ cần chạy 200km/h kết hợp chở khách + hàng thôi. Khi nào điều kiện khá hơn chuyển sang 400km/h chở khách sau. => Sai lầm của những người không hiểu về đường sắt tốc độ cao.
Đường sắt 200km/h chở khách + hàng yêu cầu yếu tố hình học khắt khe hơn loại 400km/h chỉ chở khách nhiều lần. Độ dốc nó nhỏ hơn vì phải chở hàng nặng, tải trọng tính toán lớn hơn nhiều (từ 21-23 tấn/trục), trong khi loại chở khách tải trọng tính toán rất nhẹ (13-17 tấn/trục).
Do đó hoặc là chỉ làm loại 200km/h chở khách + hàng; hoặc là làm loại 400km/h chở hàng riêng. Chứ làm loại 200km/h khách + hàng trước, rồi chuyển sang 400km/h chở khách thì trên TG chẳng ai làm như vậy cả. Lãng phí và đốt tiền vô ích.
(Thực tế thằng Nhật nó có chuyển một số tuyến 160km/h nâng cấp lên Shinkansen chạy 300km/h, tuy nhiên tiền bảo trì vỡ mồm cả về đường ray lẫn đầu máy toa xe).
Vớ vẩn!

Thứ nhất: tàu của Nhật chỉ chở người, ko chở hàng, nên tàu 160km/h chạy trên ray của shinkansen 300km/h ko có vấn đề gì cả mà nói bảo trì vỡ mồm.

Thứ hai: tàu của ta nếu định thiết kế 200km/h chở người + hàng thì cũng chỉ có thể chở hàng nhẹ. Cái này người làm kỹ thuật sẽ tính toán được. Chở hàng cũng chỉ gắn thêm 1-2 toa, ko hơn bao nhiêu.

Còn chở hàng nặng ko ai người ta chạy tới 200km/h cả. Chở hàng nặng phải đi tàu riêng, ko đi chung với khách. Tốc độ phải đảm bảo để khi cần phanh gấp mà ko gây xô lệch, lật đổ... hay tai nạn. Tàu hàng thường chạy khoảng 130km/h là cao. Chở càng nặng thì chạy càng chậm.

Thế nên chỉ cần tính toán tốt chịu tải nền là tàu 200km/h và 350km/h hoàn toàn có thể chạy chung đường ray.
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top