Tầu ngầm lội mãi mới đến trang 32. Không phải là người trong cuộc nên không dám còm bừa và cũng chẳng dám bênh bên nào! Chỉ góp một chút nhỏ mà bản thân là việc của gia đình em. Chuyện ở K1 Quán Sứ, người thân của em điều trị bên đấy. Quá trình điều trị trải qua nhiều giai đoạn nhưng em xin phép chỉ nói đến giai đoạn xạ trị và hoá trị. Ở giai đoạn xạ trị, người bệnh xếp phiếu chờ bác sỹ, xếp phiếu xong cứ ngồi ngoài hành lang chờ bác sỹ. Cửa ngoài vẫn khoá, em nhớ rõ cái khoá việt Tiệp nhỏ xíu. 15h kém bác sỹ mới mở cửa vào phòng, 16h hơn một chút bác sỹ đi ra tiện tay bấm luôn khoá cửa, lúc đấy còn rất nhiều người bệnh đang chờ bên ngoài hành lang. Bệnh nhân thì có người khỏe hơn có người rất yếu. Người thân của em thấy bác sỹ khoá cửa đi ra(vẫn mặc áo bluson) nhanh trí mới hỏi “bác sỹ ơi bác lại đi đâu đấy?” Vị bác sỹ không trả lời, đi gần đến cầu thang không biết nghĩ sao quay lại, mở cửa gọi người thân em vào phòng và ký cho lịch xạ trị . Tiếp theo người thân của em có một vài người nữa cũng được ký lệnh. Sau này em mới biết nó liên quan đến máy xạ trị! Đến câu chuyện giai đoạn hoá trị. Chen mãi chen mãi cũng làm được thủ tục. Vị bác sỹ khoa nội sau khi xem các kết quả xét nghiệm trong hồ sơ bệnh án, rất nhanh cho lịch hẹn một tháng sau đến khám lại. Một tháng sau quay lại vẫn như thế. Đến lần thứ 3, may rủi làm sao người thân của em sau khi từ phòng bác sỹ nội khoa ra, xuống dưới cầu thang thì gặp ngay vị PGS Bác sỹ đáng kính, người đã trực tiếp phẫu thuật cho người thân của em. Ông xem hồ sơ rồi bảo: làm thủ tục chuyển sang viện Đại học Y. Từ đấy mọi việc thuận lợi. Sang bệnh viện Đại học Y, cứ mỗi 21 ngày là một chu trình hoá trị. Gia đình em luôn có một người đồng hành cùng người bệnh. Điều đáng nói là ở bên đấy, sau khi bác sỹ đã sơ khám thì tất cả các quá trình từ xét nghiệm, chụp phim... mỗi bệnh nhân đều được các y tá hay điều dưỡng gì đấy (em ko biết rõ ) đưa đi đưa về. Trong suốt mấy ngày truyền hoá chất, chỉ một người nhà được ở bên cạnh. Thái độ và tác phong của các bác sỹ đến hộ lý rất thân thiện làm cho người bệnh thấy đúng nghĩa mình đang được điều trị giảm nhẹ. Cuối cùng, em chắc gia đình nào cũng thế thôi. Cứ sau mỗi lần đi khám chữa bệnh sẽ phải có sự tổng kết về tài chính. Và với việc của gia đình em thì thực tế rằng, các chi phí cho các công việc cụ thể như tiền xét nghiệm, tiền chụp chiếu, tiền thuốc, tiền giường....tuy rằng đơn giá có cao hơn nhưng tổng chi phí lại không bằng bên Viện K1. Mặc dù bên nào cũng được tính BHYT. Và em không biết Bệnh viện Đại học Y khi đấy có tự chủ hay không nhưng chắc chắn K1 là không! Chuyện cách đây mấy năm rồi, người thân của em cũng đã ở nơi rất xa!
Qua các trải nghiệm, em mới biết rằng ở các bệnh công như viện K1. Nhân vật quyền lực nhất đôi khi không phải là Giám đốc, Trưởng khoa điều trị mà chính là y tá trưởng hoặc là một nhân vật nào đó mà đôi khi ta không ngờ tới! Nhân vật đó khi ta muốn có sự trợ giúp, chỉ cần .... là xong!