Khoai lang tím tồn đọng hàng nghìn tấn, thanh long mất giá, nông dân thua lỗ nặng
Khoai lang tím, thanh long, bơ… đang tồn đọng hàng nghìn tấn và mất giá, người nông dân đứng trước nguy cơ lỗ trong vụ mùa này.
Báo cáo của Bộ Công Thương, hiện tại, một số loại nông sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đang tồn đọng với số lượng lớn. Trong đó, sản phẩm khoai lang tím nhật đang tồn đọng với sản lượng 8.494 tấn do chủ yếu thương lái không thu mua hoặc thu mua rất ít. Trong thời gian tới, một số sản phẩm sẽ vào vụ thu hoạch như: ớt với sản lượng thu hoạch đến cuối vụ ước đạt 32.145 tấn; cá tra, basa với sản lượng ước đạt 184.587 tấn...
Tại tỉnh Long An, thanh long ruột đỏ tùy loại 2 hoặc 3 giá thu mua tại vườn từ 3.000-5.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, một số hợp đồng xuất khẩu nông sản bị hủy hoặc tạm ngừng với đối tác nước ngoài và một số nước nhập khẩu nông sản có yêu cầu xét nghiệm Covid-19 đối với sản phẩm nông sản. Tuy nhiên, hiện nay năng lực xét nghiệm của tỉnh chưa đáp ứng đủ, kịp thời. Đồng thời chưa có quy chuẩn, quy trình vận chuyển, lưu thông hàng hóa thống nhất bảo đảm an toàn phòng chống Covid-19 trong sản xuất, thu hoạch, bao gói, vận chuyển nông, lâm thủy sản.
Ngoài khó khăn như nêu ở trên, một số trái cây giảm giá trong thời gian dài đặc biệt là bơ Boot trái vụ đã rớt giá mạnh. Trước đây trung bình khoảng 30.000 đồng/kg, trong vụ vừa qua, có thời điểm xuống còn 6.000 đồng/kg, nguyên nhân giảm là do cung vượt cầu, thiếu nhà máy chế biến sâu. Dứa, trước đây giá bán xô khoảng 10.000 đồng - 12.000 đồng/kg, đến thời điểm hiện nay giá xuống thấp còn khoảng 6.000 đồng/kg. Nguyên nhân do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, người dân hạn chế tiêu dùng, việc vận chuyển tiêu thụ khó khăn… cung vượt cầu trong bối cảnh hiện tại.
Tại tỉnh Long An, thanh long ruột đỏ tại kho xuất đi khoảng từ 9.000-15.000 đồng/kg tùy loại 2, 3; giá thu mua tại vườn từ 3.000-5.000 đồng/kg; thanh long ruột trắng tại kho giá khoảng 9.000-12.000 đồng/kg, tại vườn khoảng 2.000-3.000 đồng/kg (Chi phí sơ chế và bảo quản cao nên có sự chênh lệch giữa giá mua và giá xuất). Kênh tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch, hệ thống phân phối ít so với sản lượng sản xuất./.
Khoai lang tím, thanh long, bơ… đang tồn đọng hàng nghìn tấn và mất giá, người nông dân đứng trước nguy cơ lỗ trong vụ mùa này.
Báo cáo của Bộ Công Thương, hiện tại, một số loại nông sản trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đang tồn đọng với số lượng lớn. Trong đó, sản phẩm khoai lang tím nhật đang tồn đọng với sản lượng 8.494 tấn do chủ yếu thương lái không thu mua hoặc thu mua rất ít. Trong thời gian tới, một số sản phẩm sẽ vào vụ thu hoạch như: ớt với sản lượng thu hoạch đến cuối vụ ước đạt 32.145 tấn; cá tra, basa với sản lượng ước đạt 184.587 tấn...
Tại tỉnh Long An, thanh long ruột đỏ tùy loại 2 hoặc 3 giá thu mua tại vườn từ 3.000-5.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, một số hợp đồng xuất khẩu nông sản bị hủy hoặc tạm ngừng với đối tác nước ngoài và một số nước nhập khẩu nông sản có yêu cầu xét nghiệm Covid-19 đối với sản phẩm nông sản. Tuy nhiên, hiện nay năng lực xét nghiệm của tỉnh chưa đáp ứng đủ, kịp thời. Đồng thời chưa có quy chuẩn, quy trình vận chuyển, lưu thông hàng hóa thống nhất bảo đảm an toàn phòng chống Covid-19 trong sản xuất, thu hoạch, bao gói, vận chuyển nông, lâm thủy sản.
Ngoài khó khăn như nêu ở trên, một số trái cây giảm giá trong thời gian dài đặc biệt là bơ Boot trái vụ đã rớt giá mạnh. Trước đây trung bình khoảng 30.000 đồng/kg, trong vụ vừa qua, có thời điểm xuống còn 6.000 đồng/kg, nguyên nhân giảm là do cung vượt cầu, thiếu nhà máy chế biến sâu. Dứa, trước đây giá bán xô khoảng 10.000 đồng - 12.000 đồng/kg, đến thời điểm hiện nay giá xuống thấp còn khoảng 6.000 đồng/kg. Nguyên nhân do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, người dân hạn chế tiêu dùng, việc vận chuyển tiêu thụ khó khăn… cung vượt cầu trong bối cảnh hiện tại.
Tại tỉnh Long An, thanh long ruột đỏ tại kho xuất đi khoảng từ 9.000-15.000 đồng/kg tùy loại 2, 3; giá thu mua tại vườn từ 3.000-5.000 đồng/kg; thanh long ruột trắng tại kho giá khoảng 9.000-12.000 đồng/kg, tại vườn khoảng 2.000-3.000 đồng/kg (Chi phí sơ chế và bảo quản cao nên có sự chênh lệch giữa giá mua và giá xuất). Kênh tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch, hệ thống phân phối ít so với sản lượng sản xuất./.