Phụ phí vận chuyển đường biển có thể tăng cao kể từ tuần tới
Hãng nghiên cứu thị trường S&P Global Platts vừa cảnh báo các hãng vận tải biển trên thế giới sẽ nâng mức phụ phí bảo đảm chỗ cho container (premium service) kể từ tuần tới, đẩy giá cước vận chuyển đường biển lên mức cao kỷ lục mới, ảnh hưởng đặc biệt đến các tuyến từ Đông Á đi Hoa Kỳ.
Hãng S&P Global Platts (Anh) cho biết hầu hết các các tuyến vận chuyển từ khu vực Đông Á đến Hoa Kỳ đều đang điều chỉnh tăng mức phụ phí bảo đảm chỗ cho container trong bối cảnh hàng loạt khu vực cảng phía Nam Trung Quốc đang tắc nghẽn kéo dài và thị trường đối mặt tình trạng thiếu hụt trầm trọng container rỗng cũng như tàu vận chuyển.
Theo S&P Global Platts, giá cước vận chuyển 1 container loại 40 feet (tương đương 1 FEU) từ khu vực Đông Á đến Bờ Đông Hoa Kỳ hiện đã đạt 17.700 USD/FEU (đã bao gồm các loại phụ phí). Trong khi đó, mức giá cước vận chuyển từ khu vực Đông Nam Á đến Bờ Tây Hoa Kỳ đạt 14.000 USD/FEU (đã bao gồm các loại phụ phí).
Thậm chí, một số chủ hàng cho biết phải trả đến 22.000 USD/FEU khi gửi hàng từ Đông Nam Á đến Bờ Đông Hoa Kỳ những vẫn gặp khó khăn trong việc bảo đảm hàng hoá được vận chuyển thành công.
Áp lực lên hoạt động vận tải biển toàn cầu, đặc biệt là các tuyến xuyên Thái Bình Dương, đã tăng cao trong thời gian gần đây sau khi cảng Yantian (Thâm Quyến, Trung Quốc) bị ngưng hoạt động gần một tuần hồi cuối tháng 5 vừa qua. Việc khu cảng này ngưng hoạt động đã khiến hàng loạt khu cảng khác tại phía Nam Trung Quốc rơi vào tình trạng quá tải và tắc nghẽn dây chuyền. Nhiều hãng tàu lớn đã buộc phải huỷ việc bốc dỡ hàng tại phía Nam Trung Quốc trong thời gian qua.
Cảng Yantian là cảng hàng hoá lớn thứ 3 thế giới với sản lượng vận chuyển hàng năm đạt trên 13 triệu TEU (1 TEU tương đương 1 container 20 feet) và là cửa ngõ xuất khẩu hàng hoá khu vực phía Nam Trung Quốc. Mặc dù công suất hoạt động tại khu cảng này đã được khôi phục về mức bình thường trong ngày 24/6 nhưng lượng hàng hoá tồn đọng tại đây vẫn ở mức cao.
Nhiều hãng vận tải biển nhận định tác động của sự cố tắc nghẽn tại cảng Yantian sẽ còn kéo dài trong thời gian tới. Trong khi đó, thị trường vận tải biển toàn cầu đang bước vào mùa cao điểm khi các hãng bán lẻ đẩy mạnh tích trữ hàng hoá chuẩn bị cho mùa nhập học tới đây và mùa lễ hội cuối năm.
Hãng S&P Global Platts dự kiến các mức phụ phí cước vận chuyển và mức cước tính chung cho tất cả mặt hàng (FAK, Freight All Kinds) đối với container chuyển từ các khu cảng phía Nam Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi khu vực này vẫn đối mặt với tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng.
Tại thị trường Đông Nam Á, hãng S&P Global Platts cho biết mức phụ phí bảo đảm chỗ cho container trong tuần này đã tăng lên mức 15.000 – 20.000 USD/FEU đối với các tuyến vận chuyển đi Bờ Đông Hoa Kỳ và đạt khoảng 15.500 USD/FEU đối với các tuyến đi đến Bờ Tây Hoa Kỳ. Thậm chí, mức phụ phí có thể lên đến 25.000 USD/FEU trong thời gian tới do nhu cầu vận chuyển tăng cao.
Theo một hãng vận chuyển tại Singapore, vòng quay container hiện đã tăng lên đến từ 4 đến 5 tuần. Điều này phản ánh mức độ thiếu hụt của container rỗng trên thị trường khu vực Đông Nam Á vẫn ở mức cao.
Hãng nghiên cứu thị trường S&P Global Platts vừa cảnh báo các hãng vận tải biển trên thế giới sẽ nâng mức phụ phí bảo đảm chỗ cho container (premium service) kể từ tuần tới, đẩy giá cước vận chuyển đường biển lên mức cao kỷ lục mới, ảnh hưởng đặc biệt đến các tuyến từ Đông Á đi Hoa Kỳ.
Hãng S&P Global Platts (Anh) cho biết hầu hết các các tuyến vận chuyển từ khu vực Đông Á đến Hoa Kỳ đều đang điều chỉnh tăng mức phụ phí bảo đảm chỗ cho container trong bối cảnh hàng loạt khu vực cảng phía Nam Trung Quốc đang tắc nghẽn kéo dài và thị trường đối mặt tình trạng thiếu hụt trầm trọng container rỗng cũng như tàu vận chuyển.
Theo S&P Global Platts, giá cước vận chuyển 1 container loại 40 feet (tương đương 1 FEU) từ khu vực Đông Á đến Bờ Đông Hoa Kỳ hiện đã đạt 17.700 USD/FEU (đã bao gồm các loại phụ phí). Trong khi đó, mức giá cước vận chuyển từ khu vực Đông Nam Á đến Bờ Tây Hoa Kỳ đạt 14.000 USD/FEU (đã bao gồm các loại phụ phí).
Thậm chí, một số chủ hàng cho biết phải trả đến 22.000 USD/FEU khi gửi hàng từ Đông Nam Á đến Bờ Đông Hoa Kỳ những vẫn gặp khó khăn trong việc bảo đảm hàng hoá được vận chuyển thành công.
Áp lực lên hoạt động vận tải biển toàn cầu, đặc biệt là các tuyến xuyên Thái Bình Dương, đã tăng cao trong thời gian gần đây sau khi cảng Yantian (Thâm Quyến, Trung Quốc) bị ngưng hoạt động gần một tuần hồi cuối tháng 5 vừa qua. Việc khu cảng này ngưng hoạt động đã khiến hàng loạt khu cảng khác tại phía Nam Trung Quốc rơi vào tình trạng quá tải và tắc nghẽn dây chuyền. Nhiều hãng tàu lớn đã buộc phải huỷ việc bốc dỡ hàng tại phía Nam Trung Quốc trong thời gian qua.
Cảng Yantian là cảng hàng hoá lớn thứ 3 thế giới với sản lượng vận chuyển hàng năm đạt trên 13 triệu TEU (1 TEU tương đương 1 container 20 feet) và là cửa ngõ xuất khẩu hàng hoá khu vực phía Nam Trung Quốc. Mặc dù công suất hoạt động tại khu cảng này đã được khôi phục về mức bình thường trong ngày 24/6 nhưng lượng hàng hoá tồn đọng tại đây vẫn ở mức cao.
Nhiều hãng vận tải biển nhận định tác động của sự cố tắc nghẽn tại cảng Yantian sẽ còn kéo dài trong thời gian tới. Trong khi đó, thị trường vận tải biển toàn cầu đang bước vào mùa cao điểm khi các hãng bán lẻ đẩy mạnh tích trữ hàng hoá chuẩn bị cho mùa nhập học tới đây và mùa lễ hội cuối năm.
Hãng S&P Global Platts dự kiến các mức phụ phí cước vận chuyển và mức cước tính chung cho tất cả mặt hàng (FAK, Freight All Kinds) đối với container chuyển từ các khu cảng phía Nam Trung Quốc sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi khu vực này vẫn đối mặt với tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng.
Tại thị trường Đông Nam Á, hãng S&P Global Platts cho biết mức phụ phí bảo đảm chỗ cho container trong tuần này đã tăng lên mức 15.000 – 20.000 USD/FEU đối với các tuyến vận chuyển đi Bờ Đông Hoa Kỳ và đạt khoảng 15.500 USD/FEU đối với các tuyến đi đến Bờ Tây Hoa Kỳ. Thậm chí, mức phụ phí có thể lên đến 25.000 USD/FEU trong thời gian tới do nhu cầu vận chuyển tăng cao.
Theo một hãng vận chuyển tại Singapore, vòng quay container hiện đã tăng lên đến từ 4 đến 5 tuần. Điều này phản ánh mức độ thiếu hụt của container rỗng trên thị trường khu vực Đông Nam Á vẫn ở mức cao.