Vấn đề là việc kiểm soát trong giới hạn không dễ cụ ạ. Cái này hồi các bạn Anh định tự tạo miễn dịch cộng đồng mà không dùng vaccine đã nhiều người nghiên cứu và chỉ ra rằng không thực tế rồi. Với nền hạ tầng y tế của Anh (em không biết rõ, nhưng em đoán là tốt và giàu hơn VN khá nhiều), nếu "kiểm soát trong giới hạn" - hay nói cách khác là giữ cho số ca nhiễm luôn ở trong tầm kiểm soát, thì sẽ phải dàn trải dịch bệnh ra trong suốt ... hơn 5,000 ngày (tức là hơn 10 năm, con số này mỗi nghiên cứu có thay đổi, nhưng không nghiên cứu nào cho kết quả ít hơn 9 năm cả) mới dẫn đến miễn dịch cộng đồng, tất nhiên điều này không khả thi. Nếu nới lỏng kiểm soát thì bất kể trường hợp nào cũng sẽ dẫn đến toang, vấn đề chỉ là toang sớm hay muộn (sau 1, 2 tháng hay 3 tháng). Vì vậy các chuyên gia mới nhận định rằng chống covid chỉ có phòng ngừa không cho dịch lây lan, chứ không thể tìm cách cho lây lan, nhưng hạn chế được. Nếu không thể tìm được F0 thì phải phong tỏa tầm rộng hơn và coi như tất cả đều là F0, F1 thôi.
Mà cụ (hay cụ nào khác, em hơi lười xem lại) có nhắc đến Nhật, nhưng Nhật không phải là ví dụ tốt cho việc kiểm soát trong giới hạn. Nhật chưa toang - điều này đúng, cứ nhìn bệnh viện họ chưa quá tải và chưa có số người chết tăng vọt là thấy. Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ về số ca lây nhiễm của Nhật do chính người Nhật đã than phiền rằng chính phủ có tình không test đầy đủ, muốn che dấu tình hình vì Olympic. Cố tình che dấu hay không thì không biết, nhưng việc ngay sau khi công bố Olympic hoãn thì có ngay ý kiến muốn phong tỏa Tokyo của thị trưởng Tokyo cũng khiến cho mọi người đặt ra dấu hỏi (nhưng bạn Abe vẫn chần chừ vì lo cho bài toán kinh tế). Chưa kể số ca lây nhiễm (và tử vong) của Nhật cũng đang tăng dần với dấu hiệu xấu - VN còn đang 1 ngày +5-20 ca các cụ đã lo sốt vó, trong khi ấy Nhật đã sang giai đoạn +100 ca / ngày rồi.