Viễn cảnh ảm đạm của ngành hàng không thế giới
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) thuộc Liên hợp quốc dự báo về một năm tồi tệ và khó khăn tài chính nữa đối với các hãng hàng không thế giới do nhu cầu đi lại bằng đường không tiếp tục giảm vì dịch Covid-19. Ngành hàng không thế giới đứng trước một viễn cảnh ảm đạm và phụ thuộc vào việc khống chế đại dịch.
Báo cáo của ICAO cho biết, lượng khách đi lại bằng đường không trong năm 2020 đã giảm 60% do các quốc gia đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại. Với 1,8 tỷ lượt hành khách chọn đi lại bằng máy bay, so với con số 4,5 tỷ lượt của năm 2019, các hãng hàng không trên thế giới đã chịu tổn thất 370 tỷ USD trong năm 2020. Các sân bay và các cơ quan cung cấp dịch vụ không lưu thiệt hại tương ứng là 115 tỷ USD và 13 tỷ USD. Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), gồm 290 hãng hàng không thành viên, cũng cho biết, năm 2020 trở thành năm tồi tệ nhất của ngành vận tải hàng không thế giới. Mặc dù mỗi ngày đã cắt giảm một tỷ USD chi phí, sa thải nhân viên, nhưng các hãng vẫn phải đối mặt những khoản thua lỗ chưa từng có. Mặc dù dự báo tình hình sẽ được cải thiện vào năm 2021, nhưng các hãng hàng không vẫn sẽ phải gánh khoản nợ 38,7 tỷ USD.
Hàng loạt hãng hàng không trên thế giới đã báo lỗ trong năm vừa qua. Hãng hàng không Japan Airlines (JAL) của Nhật Bản thông báo dự tính lỗ ròng từ 240 đến 270 tỷ yên trong tài khóa 2020 (tính đến cuối tháng 3-2021), đánh dấu lần đầu hãng báo lỗ kể từ khi trở lại sàn chứng khoán năm 2012. Cục Cảng hàng không Thái-lan (DoA) thông báo về sự sụt giảm lớn lưu lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không tại 20 sân bay trên toàn quốc. Số lượng các chuyến bay trong nước và quốc tế năm 2020 tại Thái-lan đã giảm 55%, xuống còn 464.944 chuyến so mức 1,04 triệu chuyến trong năm 2019. Bộ Du lịch và Thể thao Thái-lan từng nhận định khách du lịch nội địa sẽ chiếm thị phần chính trong ít nhất bốn tháng đầu năm 2021, nhưng việc nhiều tỉnh áp dụng các hạn chế đi lại đối với những người đến từ “vùng đỏ” và việc cách ly 14 ngày đã ảnh hưởng mạnh tới ngành này.
Tại châu Âu, tập đoàn IAG, chủ sở hữu của các hãng hàng không British Airways (Anh) và Iberia (Tây Ban Nha), thông báo lỗ ròng 1,76 tỷ Euro trong quý III năm ngoái do tác động của đại dịch. Hãng hàng không Air France-KLM của Pháp thua lỗ nặng khi ghi nhận khoản lỗ ròng lên tới 1,7 tỷ Euro trong quý III-2020, đối ngược mức lãi 363 triệu Euro vào cùng kỳ năm 2019. Số lượt khách của hãng này cũng giảm tới 70% xuống còn 8,8 triệu lượt. Trong khi đó, tại Trung Đông, lần đầu sau hơn 30 năm, Hãng hàng không Emirates của Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) thông báo khoản lỗ 3,4 tỷ USD trong sáu tháng (tính đến tháng 9-2020). Do tác động của đại dịch, doanh thu của Emirates trong giai đoạn này đã giảm 75%, xuống còn 3,2 tỷ USD. Lượng hành khách của hãng cũng giảm mạnh, tới 95% so cùng kỳ năm 2019, xuống còn 1,5 triệu lượt khách.
Để giúp các hãng hàng không vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, ngành hàng không thế giới cần được cứu trợ thêm tới 80 tỷ USD. Đây là đánh giá của người đứng đầu IATA. Hiện có gần 40 hãng hàng không đang trong giai đoạn “rất khó khăn” hoặc đang nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Đứng trước một tương lai ảm đạm, các quan chức ngành hàng không nhận định, các hãng sẽ phải tiếp tục huy động nguồn tiền dự trữ của mình ít nhất cho đến quý IV-2021, trong khi nhiều hãng phải xin cứu trợ từ chính phủ để duy trì hoạt động nhằm vượt qua khó khăn.
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) thuộc Liên hợp quốc dự báo về một năm tồi tệ và khó khăn tài chính nữa đối với các hãng hàng không thế giới do nhu cầu đi lại bằng đường không tiếp tục giảm vì dịch Covid-19. Ngành hàng không thế giới đứng trước một viễn cảnh ảm đạm và phụ thuộc vào việc khống chế đại dịch.
Báo cáo của ICAO cho biết, lượng khách đi lại bằng đường không trong năm 2020 đã giảm 60% do các quốc gia đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại. Với 1,8 tỷ lượt hành khách chọn đi lại bằng máy bay, so với con số 4,5 tỷ lượt của năm 2019, các hãng hàng không trên thế giới đã chịu tổn thất 370 tỷ USD trong năm 2020. Các sân bay và các cơ quan cung cấp dịch vụ không lưu thiệt hại tương ứng là 115 tỷ USD và 13 tỷ USD. Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), gồm 290 hãng hàng không thành viên, cũng cho biết, năm 2020 trở thành năm tồi tệ nhất của ngành vận tải hàng không thế giới. Mặc dù mỗi ngày đã cắt giảm một tỷ USD chi phí, sa thải nhân viên, nhưng các hãng vẫn phải đối mặt những khoản thua lỗ chưa từng có. Mặc dù dự báo tình hình sẽ được cải thiện vào năm 2021, nhưng các hãng hàng không vẫn sẽ phải gánh khoản nợ 38,7 tỷ USD.
Hàng loạt hãng hàng không trên thế giới đã báo lỗ trong năm vừa qua. Hãng hàng không Japan Airlines (JAL) của Nhật Bản thông báo dự tính lỗ ròng từ 240 đến 270 tỷ yên trong tài khóa 2020 (tính đến cuối tháng 3-2021), đánh dấu lần đầu hãng báo lỗ kể từ khi trở lại sàn chứng khoán năm 2012. Cục Cảng hàng không Thái-lan (DoA) thông báo về sự sụt giảm lớn lưu lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không tại 20 sân bay trên toàn quốc. Số lượng các chuyến bay trong nước và quốc tế năm 2020 tại Thái-lan đã giảm 55%, xuống còn 464.944 chuyến so mức 1,04 triệu chuyến trong năm 2019. Bộ Du lịch và Thể thao Thái-lan từng nhận định khách du lịch nội địa sẽ chiếm thị phần chính trong ít nhất bốn tháng đầu năm 2021, nhưng việc nhiều tỉnh áp dụng các hạn chế đi lại đối với những người đến từ “vùng đỏ” và việc cách ly 14 ngày đã ảnh hưởng mạnh tới ngành này.
Tại châu Âu, tập đoàn IAG, chủ sở hữu của các hãng hàng không British Airways (Anh) và Iberia (Tây Ban Nha), thông báo lỗ ròng 1,76 tỷ Euro trong quý III năm ngoái do tác động của đại dịch. Hãng hàng không Air France-KLM của Pháp thua lỗ nặng khi ghi nhận khoản lỗ ròng lên tới 1,7 tỷ Euro trong quý III-2020, đối ngược mức lãi 363 triệu Euro vào cùng kỳ năm 2019. Số lượt khách của hãng này cũng giảm tới 70% xuống còn 8,8 triệu lượt. Trong khi đó, tại Trung Đông, lần đầu sau hơn 30 năm, Hãng hàng không Emirates của Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE) thông báo khoản lỗ 3,4 tỷ USD trong sáu tháng (tính đến tháng 9-2020). Do tác động của đại dịch, doanh thu của Emirates trong giai đoạn này đã giảm 75%, xuống còn 3,2 tỷ USD. Lượng hành khách của hãng cũng giảm mạnh, tới 95% so cùng kỳ năm 2019, xuống còn 1,5 triệu lượt khách.
Để giúp các hãng hàng không vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, ngành hàng không thế giới cần được cứu trợ thêm tới 80 tỷ USD. Đây là đánh giá của người đứng đầu IATA. Hiện có gần 40 hãng hàng không đang trong giai đoạn “rất khó khăn” hoặc đang nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Đứng trước một tương lai ảm đạm, các quan chức ngành hàng không nhận định, các hãng sẽ phải tiếp tục huy động nguồn tiền dự trữ của mình ít nhất cho đến quý IV-2021, trong khi nhiều hãng phải xin cứu trợ từ chính phủ để duy trì hoạt động nhằm vượt qua khó khăn.