Trông thì ghê thế chứ dịch bệnh lần này ảnh hưởng kinh tế cũng như mình nghỉ ngày thứ 7 chủ nhật, thứ 2 đi làm mệt tí dó thay đổi đồng hồ sinh học, sang thứ 3 mọi thứ trở lại bình thường. Nên em đoán khủng hoảng đợt này sẽ có đáy hình chữ V.
Chỉ mong sau đợt này các nước nhận ra bản chất thằng tập cặn lọ hợp sức vả chó chệt cmnđ.
Cụ nói đúng. Em đọc thớt này thì có một số còm đáng đọc, nhưng nhiều còm thì nó vẫn nặng tư duy dìm hàng Việt Nam quá, ví như có cụ bảo Việt Nam đi trước về sau trong dịch này vậy.
Thực tế dịch gây thiệt hại nặng nề cho Việt Nam, nhưng nó đến phần nhiều là do thế giới dịch bệnh còn nặng hơn nên ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Quan điểm của em là Việt Nam sẽ phục hồi trước thế giới, và khi thế giới hồi phục thì Việt Nam lúc đó đã sẵn sàng việc sản xuất trở lại ( cũng do Trung quốc đã trở lại sản xuất nên nguồn cung nguyên liệu sẽ không còn hao hụt nữa).
Nếu nhìn một cách tổng thể thì ngành thiệt hại nặng nhất là ngành dịch vụ ăn uống ( nhà hàng , ..) vì nó chịu tác động kép từ covid và nghị định việc xử phạt nồng độ cồn ( quên xừ cái số nghị định rồi).
Tuy nhiên, ngành này cá nhân em thấy là đang quá thừa mứa , hại nhiều hơn lợi, dịch bệnh này khéo lại cơ cấu nó về một mức độ hợp lí hơn.
Ngành sản xuất sẽ phục hồi nhanh, mạnh vì sau dịch nhu cầu hàng hóa thế giới sẽ tăng ( do người dân toàn cầu bị sống trong cảnh cách li quá lâu khi cởi bỏ sẽ có tâm lý " xõa").
Và hàng Việt Nam xuất khẩu phần nhiều trong cái phân khúc tiêu dùng này.
Và cuối cùng , em thấy trên of này bài phân tích kinh tế thì nhiều nhưng năm nào em đọc cũng thấy chê kinh tế Việt Nam ảm đạm, rồi sẽ trì trệ nhưng kết quả thực tế thì không như vậy, chỉ 5 năm trước so với bây giờ là cả một sự thay đổi lớn mà ai cũng có thể thấy, chỉ có người cố tình không muốn chấp nhận thôi. Nên giờ đọc nhiều phân tích nói kinh tế Việt Nam trì trệ em thấy cũng không thực tế lắm.
Mà cái lạ là phần nhiều bài chê Việt Nam lại đến từ người Việt ở nước ngoài chứ chả sống trong nước, nó không có tính gắn liền với thực tiễn nước mình.